Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016

Trải nghiệm thú vị với bánh ngõa Lũng Ngoại


Làng Lũng Ngoại (còn gọi là Lũng Khê), xã Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc là ngôi làng có truyền thống lâu đời làm bánh ngõa. Món bánh này có thể xa lạ đối với nhiều người, do đó càng trở thành món đặc sản nhất định phải thử khi đến đây.

Xem thêm: Du lich Cua Lo

Thời xưa, bánh ngõa thuộc hàng cao lương mỹ vị, phải đến lễ thượng thọ mới được chuẩn bị cho một mâm bánh ngõa xếp thành hình nón cụt, các cụ cao niên của làng cười móm mém chia sẻ. Độ một yến bánh được xếp ngay ngắn trên mâm đồng, có người rước mang ra đình để kính thần. Một mâm bánh ngõa đổi lấy một con lợn ngon mà gia đình nhất định phải mổ để mời cháu con trong gia tộc đến phụ nhau làm bánh.

Bánh ngõa Lũng Ngoại ở Tam Đảo. ( Nguồn: Internet )


Công thức làm bánh ngõa của người dân làng Lũng Ngoại cũng không khó lắm, cần thiết nhất là chuẩn bị nguyên liệu thật ngon. Để làm được khoảng độ hai chục cái bánh, cần có: 1kg gạo nếp thơm, 200g mật mía (hoặc đường), 1,5kg đỗ xanh.

Trước tiên, người ta nhặt hết sạn có trong gạo nếp, đãi sạch, để thật ráo rồi nghiền thành bột gạo rất mịn. Đỗ xanh xay nhẹ để vỡ đôi hạt, ngâm nước cho bong vỏ đỗ rồi vò đãi thật sạch, để khô. Lấy riêng 300g đỗ xanh làm nhân bằng cách nấu với 200g mật mía thành chè kho. Phần đỗ còn lại mang đi sao trên chảo lửa đến khi hạt đỗ chuyển sang màu vàng, giòn và thơm. Để nguội rồi đem nghiên phần đỗ này thành bột.

Xem thêm: Du lich Sam Sơn

Bột gạo nếp đã xay mịn mang trộn với nước, nhào thật nhuyễn rồi chia thành hai chục viên. Dùng tay hoặc chai thủy tinh dàn thành hình tròn mỏng, cho chè kho vào giữa rồi vê kín lại, cẩn thận để vỏ bánh không vỡ. Đun một nồi nước thật sôi rồi thả bánh vào luộc, bao giờ bánh nổi lên thì vớt nhẹ từng cái ra, đợi ráo nước. Bánh bắt đầu se mặt, rắc bột đỗ đều hai mặt bánh thành lớp bột áo thật đẹp.

Bánh ngõa thành phẩm thơm lừng, vừa bùi vừa dai, càng nhai càng ngọt. Tinh dầu bột đỗ xanh khi xay nhuyễn khiến bánh có vị beo béo như được thoa một lớp mỡ mỏng. Thưởng thức món bánh đặc sản này ở làng Lũng Ngoại chắc chắn sẽ trở thành trải nghiệm yêu thích của bạn.

Vị ngon nổi bật của vó cần Hương Canh


Tam Đảo – Vĩnh Phúc không chỉ có ngọn su su giòn ngon nức tiếng mà còn có rau cần vừa dân giã vừa có vị ngon nổi bật.

Rau cần có lẽ không còn xa lạ gì trong mâm cơm người Việt. Một bữa cơm ngon ngoài món chính cần để ý đến cả rau nhằm cân bằng hương vị tổng thể và bổ sung dinh dưỡng cần thiết. Cần chính là một loại rau như vậy, không những thơm ngon lại còn bổ dưỡng.
Rau cần xào với thịt bò thơm ngon. ( Nguồn: Internet )


Rau cần Hương Canh giòn và thơm hơn các vùng khác rất nhiều nhờ khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp ở Tam Đảo. Rau cần có thể xào, xấu canh vô cùng ngon, nhưng món ngon nổi tiếng của Hương Canh là nộm rau cần (hay còn gọi là vó cần).

Chế biến nộm rau cần không khó, quan trọng nhất là phải có nguyên liệu thật tươi ngon. Rau cần trắng sau khi hái về được mang đi rửa sạch rễ, lá, rửa thật sạch, thái vát theo ống cần thành từng miếng dài khoảng chừng hai đốt tay. Với những cọng cần to, ta có thể chẻ đôi trước khi thái vát cho vừa miếng. Nguyên liệu độc đáo khác chỉ riêng vùng Hương Canh sử dụng cho món vó cần là bánh đa mật đường. Sử dụng bánh đa chưa nướng này cắt thành từng miếng dài cỡ ngón tay. Mang bánh đa đã cắt rán giòn thành từng cọng quăn lại.

Nộm rau cần là món ăn đặc sắc ở Tam Đảo. ( Nguồn: Internet )

Xem thêm: Du lich Cua Lo

Chuẩn bị thịt ba chỉ ngon, tỷ lệ mỡ nạc tùy sở thích mỗi gia đình, mang luộc chín, thái thật mỏng. Vừng rang thơm, lạc rang đập dập. Cho rau cần, bánh đa rán, ba chỉ luộc, vừng và lạc rang vào âu to, trộn đều, nêm nếm gia vị bao gồm nước mắm, giấm, đường, có thể vắt thêm chanh tùy ý. Bày nộm ra đĩa lớn và rắc thêm chút rau thơm lên trên.
Những cọng cần trắng thơm giòn. ( Nguồn: Internet )


Đến phần hấp dẫn nhất là thưởng thức, bạn chắc chắn sẽ không thể từ chối hương vị tuyệt vời của món nộm làm từ rau cần Hương Canh này. Từng cọng cần vừa thơm vừa giòn vừa mát quyện lẫn với cái giòn beo béo của bánh đa mật đường rán, thêm chút bùi bùi đã miệng của vừng và lạc rang, vị chua của giấm và chanh, cái dẻo của thịt mỡ,… đã đủ sức để được xếp vào danh sách món ngon cần thử khi đến Tam Đảo của bạn chưa?

Hương vị đặc biệt của nấm hương Tam Đảo nhồi thịt


Nấm hương Tam Đảo có thể dùng để chế biến nhiều kiểu món ăn khác nhau, tuy nhiên nấm hương nhồi thịt sẽ mang đến cho bạn cảm nhận thật mới mẻ ngay từ hình thức và kết cấu món ăn.

Núi rừng Tam Đảo nổi bật với măng, chuối, mít…, bên cạnh đó còn có nấm hương rất phù hợp với khí hậu mát mẻ, không khí ẩm ướt, là nguồn thực phẩm tự nhiên rất bổ dưỡng cho bữa ăn. Nấm hương trước đây được người dân Tam Đảo tìm hái trực tiếp trên những thân cây nhiều nhựa, mềm xốp. Giờ đây, họ đã tìm tòi và thực hiện thành công cách trồng để tăng năng suất thu hoạch nấm hương mà vẫn giữ nguyên được hương vị rừng núi tự nhiên của loại nguyên liệu này.

Nấm hương nhồi thịt rán. ( Nguồn: Internet )


Nhờ hình dáng của mỗi chiếc nấm, người ta đã nghĩ ra cách nhồi thịt vào để món ăn trở nên độc đáo hơn, thay vì để nguyên nấm hoặc cắt nhỏ nấm để nấu chung với thịt.

Làm món nấm hương nhồi thịt không tốn nhiều công sức. Phần nhân bao gồm thịt băm, trứng hạt nêm, xì dầu, hành lá. Trộn đều và ướp khoảng 15 – 20 phút để thịt ngấm gia vị. Nấm hương sau khi ngâm cho nở đều, sử dụng làm chiếc mũ úp ngược và bắt đầu nhồi thịt vào thành những viên tròn be bé dính chặt vào nấm.

Nấm hương nhồi thịt hấp. ( Nguồn: Internet )


Rất đơn giản cho phần chuẩn bị quan trọng nhất của món ăn. Bước tiếp theo đây sẽ tùy vào sở thích của mỗi người: hấp, rán, sốt cà.

Đối với món nấm hương nhồi thịt hấp, chỉ cần để trong nồi hấp khoảng 15 phút, nghe mùi thịt chín là có thể vớt ra ăn, chấm với nước mắm chua ngọt rất ngon miệng.

Nấm hương nhồi thịt sốt cà chua. ( Nguồn: Internet )

Xem thêm: Du lich Sam Son

Nấm hương nhồi thịt rán có lớp vỏ giòn rụm, bên trong lại mềm mại, ấm nóng, tỏa mùi hương của nấm vô cùng thơm. Món này chấm tương ớt là hợp nhất.

Nấm hương sốt cà có vị chua ngọt rất bắt miệng, chỉ đôi ba viên nấm thôi là đã đủ cho một bát cơm trắng nóng hổi mà nếu được phục vụ món này vào cuối tuần mát trời, chắc chắn cả gia đình sẽ thích mê.

Bí quyết để có món bánh trung mật mía thơm ngon


Bánh trùng mật mía Vĩnh Tường là một đặc sản độc đáo với hương thơm dịu của gừng tươi, chút bùi bùi của vừng rang vàng, chút dẻo thơm của bột nếp và vị ngọt thơm của mật mía. Món ăn này có thể coi là họ hàng của bánh trôi, bánh chay với cách chế biến tương tự.


Để có được món bánh thơm ngon, trước tiên, chúng ta cần chọn lựa được loại gạo nếp ngon, hạt to đều, trắng thơm. Gạo được vo sạch và ngâm nước một đêm để tạo ra loại bột bánh dẻo quyện. Sau khi gạo được ngâm nước đủ lâu, ta sẽ đem đi nghiền thành bột mịn. Bột bánh cần có độ mềm vừa phải, không quá cứng cũng không quá mềm. Bột được viên thành những miếng có hình quả trám, kích cỡ lớn hơn viên bánh trôi một chút. Bánh trùng sẽ không có nhân mà chỉ là bột nếp viên lại như vậy. Hương vị của bánh được tạo nên chủ yếu từ thành phần mật mía.



Điểm đặc biệt của món bánh trùng mật mía Vĩnh Tường là bánh không phải được luộc với nước sôi mà bằng mật mía. Mật mía làm bánh muốn ngon thì phải là lựa được loại mật của làng Tân An. Tân An là làng nghề sản xuất mật mía truyền thống của huyện Vĩnh Tường. Mật của làng này có mùi thơm của mía nướng, sánh đặc và màu đỏ đậm. Chính nhờ loại mật mía ấy mà bánh trùng có được màu đỏ nâu rất đẹp mắt và mùi thơm hấp dẫn.

Sau khi mật mía được mua về, chúng ta sẽ hòa cùng với chút nước lọc để giảm vị ngọt và nấu bánh không bị cháy. Muốn nước mật có mùi thơm tự nhiên, bạn chỉ cần thả chút gừng tươi giã nguyễn vào. Dựa theo sở thích ăn uống của từng người mà có thể thêm lượng nước phù hợp vào mật mía.



Để nấu bánh, ta đun sôi mật mía rồi thả từ từ từng viên bánh trùng vào, làm như vậy, bánh sẽ không bị dính nhau. Trong quá trình đun bánh, cần để lửa vừa, đun tới khi bánh chuyển sang màu trong hơn thì có thể múc ra. Múc bánh ra bát, rưới nước mật lên trên cùng với chút vừng rang, vậy là chúng ta đã hoàn thành xong món đặc sản Vĩnh Tường rồi đó.

Chúc quý vị và các bạn áp dụng thành công công thức chế biến món đặc sản này và hãy luôn theo dõi và ủng hộ các bài viết hữu ích khác của GSV Travel nhé!

Hương vị tuyệt hảo của gà đồi Tam Đảo


Gà đồi thịt ngọt thơm, vị giòn, săn chắc mà không cứng, dai mà không bã là một đặc sản hấp dẫn, rất được các thực khách ưa chuộng. Từ loại nguyên liệu này, nhân dân ta đã sáng tạo ra không biết bao nhiêu món ăn độc đáo và thơm ngon.

Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cùng các bạn những công thức chế biến ba món ăn ngon từ thịt gà đồi, đó là: gà om nước dừa, súp ngô gà và gà đồi rang muối.


Gà om nước dừa

Nguyên liệu:

Gà đồi: 1 kg

Các thành phần khác: hành, sả, tỏi băm, hạt nêm, bột nghệ, bột ớt, nước dừa.


Cách chế biến:

Gà làm sạch, chặt thành các miếng vừa ăn rồi đem ướp với ½ số sả, tỏi, hành băm, bột nghệ, hạt nêm trong thời gian 15 phút. Bắc chảo lên bếp, đun nóng chảo rồi cho dầu ăn vào, tới khi dầu nóng già cho phần hành băm, tỏi, sả và ớt bột còn lại vào xào trong khoảng 60 giây. Tiếp theo, cho phần thịt gà vào đảo nhanh tay, đậy nắp và đun tiếp trong vòng 3 phút. Sau đó, cho phần nước dừa vào nổi, đun lửa nhỏ cho tới khu nước dừa cô lại, hơi sệt sệt thì cho lửa liu diu, đun tiếp khoảng chừng 10 phút nữa. Vậy là đã hoàn thành món gà đồi om nước dừa, chúng ta chỉ cần cho món ăn ra đĩa và thưởng thức cùng bánh mì hoặc cơm nóng đều rất ngon.


Súp ngô gà


Nguyên liệu:

Ức gà đồi: 1 kg

Các thành phần phụ: ngô bắp, hành lá, bơ, bột mì, sữa tươi

Cách chế biến:

Ức gà rửa sạch, để ráo nước rồi thái hạt lựu và ướp với một chút muối. Ngô bắp tách hạt. Hành lá rửa sạch, thái nhỏ. Cho chảo lên bếp, đun nóng chảo rồi cho bơ vào đun tới khi bơ nóng chảy thì cho thịt gà vào xào qua rồi cho thêm nước dùng, đun lửa nhỏ để ninh nhừ. Sau đó, pha chút bột mỳ với nước rồi cho từ từ vào nồi súp cho tới khi đạt độ sánh vừa phải. Để hoàn tất món ăn, chúng ta cho sữa tươi và hành lá vào rồi nêm thêm chút muối, hạt nêm cho vừa miệng rồi tắt bếp. Món ăn này nên dùng khi còn ấm, trước khi ăn thì trộn thêm chút dầu ăn để món ăn có độ ngậy vừa phải và không bị mất đi dưỡng chất có trong dầu.

Xem thêm: Du lich Sam Son

Thịt gà đồi rang muối


Nguyên liệu

Gà đồi: 1 kg

Gạo nếp, đỗ xanh, muối, tiêu, tỏi, sả

Cách chế biến

Đỗ xanh, gạo nếp rang riêng từng loại cho tới khi chín rồi đem xay nhuyễn mịn và trộn thêm chút tiêu, muối cho vừa miệng. Gà chặt miếng vừa ăn cho vào chảo rán vàng rồi vớt ra cho ráo nước. Tiếp tục cho chảo lên bếp, đun cho dầu sôi già, bỏ tỏi, sả và đảo đểu với lửa to rồi cho tiếp thịt gà vào đảo nhanh tay cho thịt gà quyện mùi thơm. Sau đấy, các bạn cho phần bột gạo nếp và đỗ xanh vào chảo để đảo cùng trong khoảng 3 phút là món ăn được chế biến xong.