Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

Pad Thái - món ăn quốc gia của Thái Lan


Món ngon Pad Thái được xem là một trong những món ăn quốc gia của Thái Lan, đây là món ăn được ưa chuộng nhất không chỉ với người dân địa phương mà còn cả với khách du lịch nước ngoài. Những quầy hàng ở phố Khao San là điểm bán Pad Thái được nhiều khách hàng yêu thích

Món ngon Thái Lan là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch đến với đất nước này. Có rất nhiều lựa chọn cho bạn để trải nghiểm nền ẩm thực của xứ sở chùa Vàng này. Hãy để GSV Travel giới thiệu tới bạn món Pad Thái hấp dẫn ngay từ cái nhìn đầu tiên nhé.


Pad Thái được xem là một trong những món ăn nổi tiếng nhất của Thái Lan với nguyên liệu cổ truyền nhất: làm từ mì xào trộn với đậu phộng, tôm khô, sốt me, đậu phụ có thể kèm theo tôm hoặc mực. Một đĩa Pad Thái có giá khoảng 80 baht, bạn có thể ăn Pad Thai với đồ uống như nước dừa hay nước cam sẽ rất ngon. 

Với một số gia vị và cách chế biến đặc biệt đem lại hương vị ngon tuyệt

Món ngon Thái Lan này là sự hòa trộn tinh tế của thảo dược, gia vị và thực phẩm tươi sống với những phong cách nấu nướng đặc biệt. Mỗi món ăn đều có sự phối trộn tinh tế giữa vị cay, chua, ngọt và đắng. Để làm món Pad Thai ngon cũng không phải quá khó! Nếu bạn biết cách xử lý sợi mỳ trước khi xào đúng cách, hay chuẩn bị nước sốt Pad Thai thật ngon, và khi xào thì có một số lưu ý nhỏ về thứ tự các đồ cho vào xào 

Món Pad Thai này khi ăn bạn nên vắt ít chanh để có có vị ngon nhất.


Pad Thai là một món ăn đường phố nổi tiếng ở Bangkok và được xếp thứ 5 trong bảng xếp hạng 50 món ăn ngon nhất thế giới (dựa theo tổng hợp của CNN năm 2011). Đi tour du lịch Thái Lan, bạn nên thử món Pad Thai này ở một vài quán khác nhau để tìm ra cho mình một quán ngon nhất bởi mỗi cửa hàng đều có một chút khác biệt trong cách chế biến và gia vị để tạo được sự thu hút riêng với thực khách.

Pad Thai nên ăn nóng ngay khi vừa xào xong là ngon nhất. Bạn nên nhớ vắt thêm vài giọt chanh tươi sẽ tạo nên mùi vị rất thơm. Để tả về món ăn này có lẽ nó cũng khó tả như món bánh tráng trộn vì nó là sự kết hợp của rất nhiều mùi vị thành phần khác nhau. Sợi mỳ thấm sốt Pad Thai chua cay mặn ngọt; thỉnh thoảng lại cắn được miếng lạc bùi, một ít tôm khô thơm thơm, củ cải giòn giòn … Hương vị rất độc đáo.
Nguyên liệu truyền thống cho món ăn đường phố nổi tiếng này.


Trong quá trình đi tour du lịch Thái Lan, để tìm một cửa hàng bán Pad Thái không khó, bạn có thể lựa chọn nhà hàng Thip Samai: Địa chỉ: Samran Rat, Phra Nakhon Bangkok 10200, Thailand . Tel: 02-2216280

Som Tam - Nét tinh túy của ẩm thực Thái Lan


Trong số các món như Tom Yum Goong (canh tôm chua cay kiểu Thái), Pad Thai (mì xào kiểu Thái) thì món Som tam (nộm đu đủ kiểu Thái) là món ăn nổi tiếng nằm trong top đầu các món ăn nổi tiếng của ẩm thực Thái Lan. 

Som Tam có nguồn gốc ở vùng Đông Bắc, đã trở nên phổ biến trong các nhà hàng Thái từ London cho tới Sydney và ngày nay du khách có thể dễ dàng tìm thấy tại bất kì nhà hàng nào tại Bangkok. Với hương vị tinh tế hài hoà của các loại nguyên liệu và gia vị khiến Som Tam trở thành món ăn thực sự hấp dẫn khách du lịch Thái Lan không chỉ bởi mùi vị mà còn ở màu sắc và cách trang trí. 


Sự đa dạng của món Som Tam 

Món nộm đu đủ kiểu Thái có rất nhiều biến thể khác nhau tuỳ theo từng khu vực của Thái Lan tuy nhiên vẫn tuân theo các nguyên tắc của việc chuẩn bị món ăn. Với thành phần da dạng gồm đu đủ xanh nạo nhỏ, tỏi, ớt, cá tươi. Để thực hiện món Som Tam, trước tiên người ta phải giã nát tỏi và ớt trong cối đá, cho tép khô còn vỏ, tép mỡ, kế đến cho vào hai nắm tay sợi đu đủ, cà chua xắt múi, vắt chanh vào lấy nước rồi để luôn vỏ vào cối làm mùi vị cho gỏi, khi ăn mới lấy ra. Sau đó cho mắm nêm vào, dùng vừa giã vừa trộn để đều nhưng không nát. 

Som Tam với thành phần chính là đu đủ xanh nạo nhỏ


Tuỳ thuộc vào loại salad khác nhau mà người ta cho thêm các loại nguyên liệu khác như thịt cua, đậu phộng, hạt đậu, tôm khô, cá và bún. Ngoài đu đủ, người ta còn sử dụng dưa chuột, xoài xanh, đậu tây là thành phần chính để làm các loại gỏi khác nhau. 

Nguồn gốc của món Som Tam (nộm đu đủ kiểu Thái)

Giã nát tỏi ớt trong cối đá, sau đó cho thêm cà chua sắt múi và đu đủ nạo

Món nộm đu đủ kiểu Thái có nguồn gốc từ Lào và Campuchia. Theo Mr. Thanadsi Svasti (cưụ đầu bếp trưởng hoàng gia), các nhà phê bình nổi tiếng về ẩm thực Thái đã ghi nhận rất nhiều thông tin chưa chắc liên quan đến công thức chế biến món Som Tam. 

Có nguồn gốc ở khu vực Isaan, ở đông bắc Thái Lan, món salad đầu tiên được làm từ đu đủ xanh tươi ngon do sự phong phú của các loại trái cây trong vùng. Món Som Tam không sử dụng đường cọ để làm gia vị như các món ăn khác của Isaan. Với sự kết hợp với các loại hải sản như cua, tôm, cá cùng vị chua của me, đậu nành, dầu oliu, muối, đường, ớt tạo nên hương vị tinh tế cho món ăn. Với vị chua cay, không quá ngọt, món ăn còn hấp dẫn bởi sự phong phú và đa dạng của các thành loại thành phần nguyên liệu. 

Tuỳ vào các loại salad, người ta có thể cho thêm hải sản 


Som Tam Thái Lan mặc dù được du nhập vào Bangkok nhưng nó vẫn ngày càng trở thành món ăn được yêu thích và phổ biến ở Thái Lan. Trải qua lịch sử hàng trăm năm, các nhà hàng Som Tam được mở ra và được đưa vào thực đơn yêu thích của nhiều du khách. 

Địa chỉ các nhà hàng nổi tiếng thưởng thức món Som Tam:

Som’s Som Tum, 353/16 Soi Vibhavadee 20, Jatujak, Bangkok 10900. Mở cửa từ thứ 2 đến thứ 7 (từ 8:30 a.m - 4 p.m). Giá dao động từ 10 - 30 baht/ đĩa.

Sap One đối diện Carrefour trên đường Ratchadapisek Rd, Ratchadapisek 10310. Mở cửa hàng ngày từ 3 p.m đến khuya. Giá dao động từ 10 - 40 baht/ đĩa.

Somtumized, Mansion 7, 244/7 Ratchadapisek Soi 14, Ratchadapisek 10310. Tel. +66 (0)2 275 1489. Mở cửa từ chủ nhật đến thứ 5 (từ 11:30 a.m đến nửa đêm), thứ 6 và thứ 7 (từ 11:30 - 2 a.m). Giá: 55 - 270 baht/ đĩa.

Nittaya Kai Yang, 32/42 Prachacheun, Bangkhen 11000. Tel. +66 (0)2 591 1264-5/913 9886-7. Mở cửa từ 10:30 a.m - 9:30 p.m. Giá từ : 100 – 200 baht/ đĩa.

Rùng rợn lễ hội ăn chay ở Thái Lan


Lễ hội ăn chay rùng rợn với các hoạt động như: đi trên than nóng, “bấm khuyên” khổng lồ xuyên qua má … Nhanh chân tới dự lễ hội này để được chứng kiến sự náo nhiệt, màu sác và độc đáo của người dân địa phương xứ sở chùa Vàng.

Du lịch Thái Lan gắn liền với tìm hiểu văn hóa lễ hội của đất nước xinh đẹp này. Nhưng, không phải lễ hội Thái Lan nào cũng đẹp lung linh và vui nhộn như bạn tưởng tưởng. Hãy cùng GSV Travel khám phá một lễ hội ăn chay rùng rợn chưa từng có ở Phuket Thái Lan nhé.

Nếu có dịp đi tour du lịch Thái Lan giá rẻ vào trung tuần tháng 10 hàng năm, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng một cuộc trình diễn Mở đầu cho lễ hội ăn chay trên đảo Phuket (Thái Lan) là những màn trình diễn rùng rợn đáng sợ. Những người tham gia hầu hết là đàn ông, độ tuổi từ vị thành niên, người già và đôi lúc có cả trẻ nhỏ. Sau khi nhịn ăn trong vài ngày, họ thực hiện các hành vi ‘hành xác’ với mục đích cầu may mắn, sức khỏe và an lành cho bản thân và gia đình.

Hình ảnh gây shock ở lễ hội ăn chay Thái Lan

Xem thêm: Du lich Cua Lo

Rất nhiều khách đi du lịch Thái Lan từng thắc mắc tại sao một lễ hội mang tên là “ăn chay” lại đầy máu và có phần bạo lực tới vậy. Nhưng thực chất, theo quan niệm ở một số nước Châu Á đặc biệt ở Thái Lan, ăn chay là một hành động cao cả, thanh cao và những tập tục hành xác là để làm cho cơ thể, tâm hồn mình trong sạch hơn. 

Bắt đầu từ thế kỷ 19, lễ hội ăn chay này là nơi những người tham gia chứng tỏ đức tin với thánh thần và sức mạnh mà thần thánh ban cho họ để chống lại bệnh tật cũng như xua đuổi tà ma trong cơ thế
Buổi sáng, đông đảo người dân tụ tập trên đường nhường không khí yên tĩnh cho tiếng pháo và trống của đoàn diễu hành, khói hương bao trùm không gian lễ hội.

Thậm chí người ra còn đi chân đất trên than đun nóng

Xem thêm: Du lich Sam Son

Trong thời gian đó, Phật tử gốc Trung Quốc sẽ có một chế độ ăn chay nghiêm ngặt, mặc quần áo trắng và thực hiện hàng loạt những quy tắc được cho là thanh lọc thân tâm và tạo phước. Lễ hội ăn chay được xem như phương tịnh hóa thân tâm và tổ chức một cuộc diễu hành khổ hạnh.

Trong ngày hội rùng rợn này, sử dụng những vật dụng sắc nhọn như dao, kim, búa rừu… lần lượt xuyên qua mồm miệng, phần mềm trên mặt và cơ thể… những tín đồ được gọi là ‘lính của Phật’ tin tưởng rằng càng chịu đựng được nhiều đau đớn thì họ sẽ càng thành công trong cuộc sống và sự nghiệp. Họ tin rằng càng chịu đựng đau đớn nhiều bao nhiêu thì sẽ nhận được nhiều may mắn bấy nhiêu.

Cơ hội thưởng thức rất nhiều món ngon Thái Lan ngay khi lễ hội diễn ra


Ngoài những màn biểu diễn ‘hành xác’ kinh sợ, khách du lịch Thái Lan đến với lễ hội còn có dịp thưởng thức nhiều món ăn chay hấp dẫn, đa dạng từ các hàng quán dọc đường Ranong trên đảo Phuket. Trong 9 ngày lễ hội, phụ nữ dồn thời gian tập trung nấu nướng món chay để tiếp thêm động lực tinh thần và sức mạnh cho người đàn ông thể hiện sự ‘thành tâm’ và sùng đạo.

Nếu đến du lịch Thái Lan giá rẻ vào dịp này, bạn nên thưởng thức Các bểu diễn ăn chay rùng rơn nhất ở thái lan, Không nên bỏ qua các tiết phục ở phuket này, nếu không bạn sẽ thấy hối tiếc cho chuyến đi của mình.

Trải nghiệm độc đáo của lễ hội té nước Thái Lan


Lễ hội té nước là lễ hội truyền thống của người Thái Lan với mục đích để cầu may mắn. Các công cụ được sử dụng trong lễ hội này rất đa dạng từ xô, chậu cho tới sung phun nước. Cùng GSV Travel khám phá lễ hội độc đáo này.

Xem thêm: Du lịch Quan Lạn

Lễ hội té nước thu hút hàng triệu du khách khắp nơi trên thế giới ghé thăm đất nước chùa vàng. So với Tết cổ truyền ở Việt Nam và Trung Quốc – vốn hướng về gia đình, lễ Songkran Thái Lan mang tính cộng đồng cao hơn. Bởi lễ hội này vô cùng độc đáo và ấn tượng du kháchdu lịch Thái Lan sẽ hoà mình vào dòng người đang tưng bừng xuống phố, không phân biệt người lớn hay trẻ con, mọi người té nước vào nhau thoải mái bằng xô, chậu hay sung bắn nước. 

Lễ hội té nước thu hút hàng triều người tham gia 


Trong lễ hội té nước mọi người có thể thoải mái té nước vào bất cứ ai, mục đích của hoạt động này mang ý nghĩa gột sạch những điềm xấu, đón chào những năm mới may mắn hơn, Chính vì vậy, trong lễ hội té nước, người nào bị ướt càng nhiều thì sẽ càng gặp vận may lớn. 

Mỗi vùng ở Thái Lan lại có tập tục và cách đón Songkran đôi chút khác biệt. Chẳng hạn, thủ đô Bangkok thường là nơi tổ chức các hoạt động chào mừng lớn nhất. Tuy vậy, du khách lại được khuyến khích tới Chiang Mai - nơi được mệnh danh là "thủ đô" của Songkran với lễ hội té nước đầy màu sắc.

Lễ hội té nước được tổ chức với mục đích cầu may cho cả năm


Lễ hội té nước thường được tổ chức vào các ngày 13-15/4 hàng năm, vì vậy du khách có thể lựa chọn và sắp xếp thời gian du lịch hợp lí để được tận hưởng những trải nghiệm thú vị khi tham dự lễ hội này.

Vẻ đẹp rực rỡ của lễ hội hoa đăng Thái Lan

Lễ hội hoa đăng là lễ hội đẹp nhất. màu sắc nhất của Thái Lan. Hàng năm lễ hội này thu hút được rất nhiều du khách du lịch Thái Lan. Cùng GSV Travel khám phá lễ hội độc đáo và ấn tượng này.


Lễ hội hoa đăng là lễ hội truyền thống lâu đời của Thái Lan được tổ chức vào ngày trăng tròn tháng 12 âm lịch. Lễ hội này bắt nguồn từ một tập tục cổ xưa thể hiện sự tôn kính đối với các thần sông. Khi đi du lịch Thái Lan trong dịp lễ hội này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một bầu trời rực sáng với hàng nghìn chiếc đèn lồng và dòng sông lấp lánh với hàng trăm nghìn chiếc thuyền hoa đăng nối nhau trôi theo dòng nước.

Bầu trời rực sáng với hàng nghìn chiếc đèn lồng


Du khách có thể đến đây vào ngày trăng tròn, tức ngày 06/11, được tổ chức khắp đất nước Thái Lan, nhưng lớn nhất là tại 4 tỉnh Sukhothai, Chiang Mai, Ayutthaya và Bangkok. Ở những nơi này, ngoài hoạt động thả đèn hoa đăng, còn tổ chức các hoạt động khác như bắn pháo hoa, đua thuyền hay đua thả đèn hoa đăng, thi kết hoa đăng; thưởng thức ẩm thực Thái và các tiết mục biểu diễn văn nghệ, âm nhạc truyền thống của Thái.

Đèn hoa đăng không chỉ được thả trên trời mà còn được thả rất nhiều trên sông


Trong thời gian diễn ra lễ hội hoa đăng, người dân cũng tiến hành trang hoàng nhà cửa, vườn tược và đình chùa với các loại đèn giấy có nhiều hình thù tinh tế. Khom thue là các loại lồng đèn để cầm trực tiếp trên tay hay treo vào một cái que nhỏ, khom khwaen là các loại đèn treo, còn khom pariwat là các loại đèn quay (do sức nóng của các ngọn nến bên trong) ở đình chùa. Vào dịp lễ hội, ánh sáng rực rỡ thắp sáng cả khắp mặt nước sông, lấp lánh trên các cành cây, mái nhà, bờ tường và tỏa sáng cả trời cao. 

Hãy chọn cho mình một tour du lịch Thái Lan giá rẻ để có thể thưởng thức lễ hội hoa đăng độc đáo này. Đây là lễ hội không thể bỏ qua khi đi du lịch Thái Lan và bạn sẽ không cảm thấy hối tiếc với chuyến đi ấn tượng này.

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016

Hấp dẫn hương vị ốc nhảy Phú Quốc

So với các loại ốc biển khác, thịt ốc nhảy không chỉ dai giòn, thơm ngon, hấp dẫn mà giá cả lại tương đối rẻ nên trở thành món ăn yêu thích của nhiều người sành ẩm thực 

Loài ốc nhảy Phú Quốc này có vỏ dày, to chừng ngón tay, miệng của nó rất rộng, không có mài giống như các loài ốc thông thường khác. Lưỡi của nó lúc nào cũng lè ra, bám vào bất kỳ thứ gì xung quanh mà nó có thể chạm tới để tạo đà rồi nhảy đi xa. Chính vì thế mà người dân Phú Quốc mới đặt tên cho nó là Ốc nhảy.


Vào mùa biển yên, những con ốc nhảy vùi sâu dưới đáy cát nên thật khó bắt chúng. Nhưng đến khi biển động, những con ốc nhảy này mới nỏi lên khỏi mặt cát biển, ngư dân nơi đây tha hồ mà đánh bắt. Những con ốc nhảy sau khi đc đánh bắt thì được đặt trong những túi lưới và đem đi ngâm ở nơi mé biển. Vì sống vùi sâu trong cát nên trong lòng ốc còn có rất nhiều cát, không thể đêm đi chế biến ngay được, ngư dân sau khi đem ngâm nó trong nước khoảng 1 ngày để ốc sạch cát, nhả hết những chất bẩn thì mang ra chợ bán.


Ốc nhảy Phú Quốc là một món ăn rất được yêu thích bởi thịt của nó không chỉ giòn dai, vị thơm ngon mà giá cả của nó lại rẻ hơn các loại ốc khác rất nhiều. Có rất nhiều loại ốc nhảy khác nhau nhưng phổ biến nhất ở Phú Quốc vần là loài ốc nhảy tráng và ốc nhảy đỏ, trong đó, loài ốc nhảy trắng là có giá trị cao hơn bởi thịt nó dày, thơm và béo hơn các loại ốc nhảy khác. 

Ốc nhảy có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: ốc nhảy luộc, ốc nhảy nướng, gỏi bắp chuối ốc nhảy, ốc nhảy sốt sa tế…Nhưng đối với những người sành ăn, hẳn sẽ yêu thích món ốc nhảy luộc hơn cả vì chỉ món ăn này mới cho thực khách cảm nhận được vị ngon ngọt, giòn dai trong từng miếng thịt ốc. Khi luộc ốc, nên cho thêm chút sả để thêm hương vị thơm ngon. 



Trong một buổi chiều thư thái, được cùng bạn bè thưởng thức những đĩa ốc nhảy Phú Quốc thơm ngon, lắng nghe tiếng sóng biển rì rào và kể cho nhau nghe đôi ba câu chuyện, đây sẽ đem lại cho bạn một khoảng khắc khó quên.

Đi tour du lịch Phú Quốc giá rẻ để được đắm chìm trong thiên đường của các món ăn hải sản và thưởng thức món ốc nhảy hấp dẫn này nhé.

Hương vị độc đáo của ốc gai Phú Quốc

Ốc gai Phú Quốc có vị béo ngọt, nhiều thịt và ngon, được các ngư dân vùng biển Phú Quốc xem như là món quà của biển.

Cái tên Ốc Gai Phú Quốc như đã nói lên hình thù đặc trưng của loại ốc này với hình dáng lạ mắt và gồm nhiều gai nhọn tua tủa ra,Ốc Gai thường tập trung chủ yếu ở vùng biển Tây Nam Phú Quốc. Ốc Gai được các ngư dân vùng biển Phú Quốc xem như là món quà của biển, và mỗi lần đánh bắt được ốc gai thì các ngư dân cũng thường để ăn chứ không bán.

Ốc Gai nướng Phú Quốc


Theo như các ngư dân kể lại, ốc gai thường tập trung ở bãi Khem và bãi Sao của vùng biển Phú Quốc, và để bắt được loại ốc này thì phải dùng tay để mò hoặc có thể cào lưới đánh bắt. Ốc gai cũng hiếm khi được bày bán tại các cửa hàng bán hải sản như các loại ốc khác nên khách du lịch Phú Quốc, khi đến đến đây muốn thưởng thức món hải sản tươi ngon này thì phải đặt trước các ghe lưới mới có được.



Ốc gai Phú Quốc là một loại ốc rất dễ chế biến và không cần phải sơ chế nhiều, Ốc bắt lên chỉ cẩn rửa sạch là có thể chế biến thành nhiều món như: nướng, luộc, xào tỏi, hấp gừng, trộn gỏi… Với các ngư dân lúc đang trên thuyền đánh bắt thì lựa chọn hàng đầu vẫn là nướng hoặc luộc, vì dễ chế biến lại vừa thơm ngon, tiện lợi và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ốc gai khi nướng chín có mùi vị thơm ngon độc đáo và xông lên tận mũi làm kích thích vị giác mọi người.

Dùng tăm tre nhọn khều ra ta sẽ thấy phần thịt ốc gai có màu trắng đục, tròn. Khi cho vào miệng nhai từ từ sẽ cho thực khách cảm thấy vị hơi béo, dai dai và giòn giòn. Hương vị đậm đà hơn hẳn so với các loại ốc mỡ, vọp hoặc nghêu sò khác.



Nước chấm cho loại ốc gai Phú Quốc này cũng rất đa dạng. Nếu là những ngư dân đang đi chài hay những du khách đang cắm trại nơi đây thì lựa chọn đơn giản nhất làm món ốc gai nướng chấm với muối tiêu chanh hoặc nước mắm chua cay. Còn với những người thích cầu kỳ hay trong nhà hàng, khách sạn ở Phú Quốc thì có thể dùng bằng nước chấm cơm mẻ, mắm ớt hiểm xanh hoặc vị cay cay, nồng nàn, lạ miệng của nước mắm sả ớt.

Tới du lịch Phú Quốc để thưởng thức món ốc gai nướng béo ngậy này cũng như các món ăn khác của ẩm thực Kiên Giang.

Khám phá đền Cấm Lào Cai

Đền Cấm thuộc thôn Soi Mười xã Vạn Hòa ngôi đền được tọa lạc dưới chân quả đồi thấp, xung quanh cây trái tốt tươi, trước đền là 3 cây cổ thụ: cây si, cây mít và cây ngọc lan tỏa bóng mát.


Đền Cấm nằm ở khu vực phía Bắc thành phố Lào Cai, có truyền thuyết gắn liền với công cuộc 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông, dưới sự chỉ huy của vua tôi nhà Trần và vai trò đặc biệt của Tướng quốc Trần Quốc Tuấn…


Ngôi đền được xây dựng và tồn tại cách đây gần 200 năm nay gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam nói chung và đồng bào các dân tộc Lào Cai nói riêng. Ngôi đền có truyền thuyết gắn liền với công cuộc 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông dưới sự chỉ huy của vua tôi nhà Trần đó là vị tướng quốc Trần Quốc Tuấn - người được phong hiệu “Vạn cổ anh linh Thượng đẳng phúc thần”. Tương truyền rằng, năm 1257 Trần Quốc Tuấn hành quân lên biên giới chỉ huy quân phòng thủ chống quân xâm lược Mông Cổ (Thế kỷ XIII) có rất nhiều tướng lĩnh đã ngã xuống vùng đất nơi biên cương này.


Đền Cấm được xây dựng để tưởng nhớ 5 binh sĩ nhà Trần (không rõ tên tuổi). Hồi đó khu vực ga (Phố Mới ngày nay) là một cánh rừng nguyên sinh rậm rạp, trong một lần thị sát và chỉ huy phòng thủ biên giới (khoảng năm 1257), tướng Trần Quốc Tuấn đã chọn địa điểm ngôi Đền Cấm bây giờ làm trạm quân y tuyến 2 trong phòng thủ biên giới. Sau đó trong các trận chiến đấu, thương binh được đưa về chữa trị dưới cánh rừng này, người dân bản địa lúc đó là người Việt, người Tày và người Giáy cũng đưa người ốm đau vào nhờ quân y chăm sóc giúp. Rồi có chuyện ly kỳ xảy ra đó là: đêm đêm có một thiếu nữ mặc váy áo màu xanh đến chữa thuốc cho mọi người, thiếu nữ chữa rất giỏi, ai được dùng thuốc đều khỏe mạnh, nhưng thầy thuốc thần kỳ chỉ xuất hiện vào ban đêm còn ban ngày không thấy xuất hiện. Tìm hiểu bản xứ, người dân cho biết không có con cái nhà ai như vậy, sau đó người dân và quan binh đều tin rằng đó là hiển linh của Thánh Mẫu thượng ngàn giúp quan quân và nhân dân giữ nước. Ngay dưới Phương Đình bên cây mít cổ thụ này là 5 ngôi mộ của những quan binh đã xả thân vì nghĩa lớn. 



Đền Cấm nằm ở vị trí trung tâm cánh rừng xưa, trước đây là một ngôi miếu nhỏ do quan binh và dân làng cùng nhau tạo tác, sau đó được chính thức khởi công xây dựng thành ngôi đền từ thế kỷ XVI, sau bao thăng trầm vẫn giữ được một số sắc phong và cây mít cổ thụ. Ngày nay, đền đã được trùng tu khang trang, to đẹp gồm 2 phần là tòa đại bái và hậu cung. Đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng dân gian không những của người dân thành phố mà cả du khách thập phương, tô đẹp thêm truyền thuyết xưa - truyền thuyết về tình nghĩa quân dân nơi biên giới. Đền Cấm tổ chức lễ hội chính vào ngày thìn tháng bảy (âm lịch) hàng năm, làm lễ giỗ cho 5 vị binh sĩ nhà Trần. Người dân coi đây là ngày giỗ “xóa tội vong nhân” cho 5 vị binh sĩ; do đó cùng nhau đóng góp gạo thịt...để tổ chức. Phần lễ của di tích được tổ chức khá khang trang theo trình tự. Bên cạnh phần lễ còn diễn ra phần hội được tổ chức vui vẻ với các trò chơi truyền thống như ném còn, đánh én...ngoài ra nơi đây còn là nơi tổ chức lễ hội xuống đồng hàng năm. Ngày 27/12/2001 Đền Cấm được công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc Gia theo Quyết định số 51/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hóa và Thông tin.

Khám phá lễ hội cúng bến nước của người Êđê Khánh Hòa

Lễ hội cúng bến nước là một trong những lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Ê-đê, cầu thần linh sang xuân ban cho dân làng dồi dào sức khỏe, làm ăn khá giả...

Ngày 23-2 (nhằm 14 tháng Giêng âm lịch), tại thôn Buôn Đun (xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) diễn ra lễ hội tế nước (hay còn gọi là lễ hội cúng bến nước). Đây là một trong những lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Ê-đê, cầu thần linh sang xuân ban cho dân làng dồi dào sức khỏe, làm ăn khá giả...



Lễ cúng bến nước là đặc trưng văn hóa Ê Đê. Chủ bến nước là người phát hiện ra bến nước hay vùng đất định cư của buôn làng. Chủ bến nước có quyền chia đất ở, đất làm rẫy, đất chôn cất người chết và tổ chức các lễ hội. Bến nước là “phần hồn” của các buôn làng, dù đã có nước máy để dùng trong sinh hoạt, nhưng người Ê Đê vẫn dùng nước lấy từ bến nước để chế rượu cần và thờ cúng.

Từ thế hệ này sang thế hệ khác, người Ê Đê hình thành một truyền thống tốt đẹp là trân trọng nguồn nước hơn cả hạt muối, hạt gạo. Họ quan niệm thời du canh du cư, nhịn ăn suốt cả tuần, nhưng vẫn sống nhờ uống nước cầm hơi. Có được một nguồn nước trong, lành thì cả buôn làng phải hết lòng gìn giữ nó.



Người dân Ê Đê ở TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk cho biết: “Tục cúng bến nước của người Êđê có từ khi hình thành các buôn làng.Cúng bến nước để các vị thần biết được nơi đó có dân làng sinh sống mà ban cho sức khỏe, làm ăn khấm khá. Hơn thế nữa bà con trong buôn luôn yêu thương nhau, sống thủy chung. Nước đối với chúng tôi quan trọng hơn bất cứ thứ gì trên đời, nên người Ê Đê thờ thần nước như thờ Tổ tiên nhà mình vậy”. 



Những ngày đầu tháng cuối năm (tháng Chạp), để chuẩn bị cho lễ cúng bến nước, Già làng họp bàn với dân làng về công tác tổ chức. Sau một năm sử dụng, thanh niên trai tráng tích cực làm vệ sinh khu vực bến nước, nguồn nước và sửa đường vào bến. Phụ nữ, người già thì dọn dẹp nhà cửa, đường làng ngõ xóm. Tại bến nước, ba ngày trước, trai tráng dựng lên chiếc cổng bằng tre để báo cho mọi người biết sắp đến ngày tổ chức lễ cúng, không được lấy nước tại đây. Theo phong tục, lễ cúng bến nước tưng bừng diễn ra trong 3 ngày. 

Có dịp đi tour du lịch Nha Trang, bạn nhớ ghé thăm thôn Buôn Đun để có thể tìm hiểu thêm về tín ngưỡng, cũng là sinh hoạt văn hóa cộng đồng độc đáo, giàu bản sắc dân tộc Ê Đê nhé.

Độc đáo lễ hội đền Hùng Nha Trang

Lễ hội Đền Hùng Nha Trang diễn ra tại Đền Hùng Vương, đường Ngô Gia Tự, TP Nha Trang. vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. 


Đền Hùng gắn liền với lịch sử huyền thoại của tổ tiên nước Việt: Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ sinh trăm trứng, nở thành trăm con, 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi. Người con cả ở lại nối ngôi cha và truyền được 18 đời Vua Hùng.



Tại Khánh Hoà, lễ hội Đền Hùng được tổ chức trang trọng hàng năm vào ngày 10/3 AL tại Đền Hùng Vương, hay còn gọi là Đền thờ Đức Quốc tổ Hùng Vương - toạ lạc tại đường Ngô Gia Tự, TP. Nha Trang, được xây dựng trong 3 năm từ 1971 dến 1974 thì hoàn thành - bằng những nghi lễ dâng hương, dâng hoa uy nghiêm, thành kính với sự tham dự của Lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành, đoàn thể, đại diện các tôn giáo, đông đảo nhân dân và các cháu học sinh trong tỉnh.



Nghi thức trong lễ hội Đền Hùng rất trang trọng, độc đáo thể hiện truyền thống tốt đẹp cao quý của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, “chim có tổ, người có tông”.

Du lịch Nha Trang đúng dịp này thì bạn nhớ đừng bỏ lỡ lễ hội Đền Hùng nhé.