Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018

Vị ngon đặc trưng riêng của bánh căn Nha Trang

Bánh căn Nha Trang có vị bùi của bột gạo, vị béo của trứng hoà quyện tạo cảm giác thích thú cho người ăn.

Thành phố biển Nha Trang nổi tiếng không chỉ với những danh lam thắng cảnh, những bãi biển nên thơ trải dài, và những món ăn hải sản đậm chất miền biển. Ở đâu đó giữa lòng Nha Trang, bạn có thể tìm thấy một nét gần gũi và giản dị qua những món ăn dân dã. Và nếu đã một lần được thưởng thức qua món bánh căn của miền biển này, chắc có lẽ du khách tour Hà Nội Nha Trang 3 ngày 2 đêm sẽ không thể quên được cái hương vị quyến rũ của nó.

Bánh căn là một loại bánh khá là phổ biến ở vùng Nam Trung Bộ. Du khách  có thể dễ dàng tìm thấy bánh căn ở bất cứ nơi nào ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Bánh căn có hình dáng gần giống với bánh khọt ở các tỉnh phía Nam, nhưng cách làm lại hoàn toàn khác.


Nguyên liệu chính để làm nên món bánh căn là bột gạo được pha chế theo một công thức đặc biệt. Gạo được đem ngâm nước cho mềm, rồi mới xay thành dạng bột lỏng. Bí quyết để có những chiếc bánh ngon, giòn, nở là khi pha bột làm bánh, người ta cho thêm một ít bột cơm nguội đã phơi khô qua nhiều nắng. Nếu như bánh khọt, người ta dùng loại bột gạo “chiên” (vì có dùng dầu mỡ) thì ở bánh căn là loại bột gạo “nướng”.

Làm bánh căn, người ta cần phải dùng đến khuôn đúc đặc biệt, là loại khuôn được làm từ đất nung, và có 10 lỗ tròn đều trên bề mặt khuôn. Và đặc biệt là làm bánh căn, nhất định phải làm trên bếp than hồng thì bánh mới có được vị ngon đặc trưng của riêng nó.

Trước tiên, người ra sẽ đặt khuôn bánh lên những bếp than và đợi cho nó thật nóng. Tiếp theo sau đó, người đổ bánh sẽ dùng một cây que đầu có quấn bông nhúng vào dầu hay mỡ heo để thoa đều lên mặt khuôn, đợi cho dầu đã nóng thì mới bắt đầu cho từng thìa bột vào và cuối cùng là đến nhân bánh. Với cách làm này thì khi bánh chín, chúng ta có thể lấy bánh ra được dễ dàng hơn vì bánh sẽ không bị dính vào khuôn. Tùy vào thói quen ăn uống của từng vùng miền, cũng như của từng người ăn mà nhân bánh có thể là trứng, là thịt, hay là hải sản,…


Với du khách tour đi Nha Trang 4 ngày 3 đêm, việc ngồi chờ đợi những chiếc bánh căn “ra lò” lại vô cùng thích thú. Bởi trong thời gian đó, bạn có thể tha hồ ngồi ngắm nhìn từng thao tác “điêu luyện” của người làm bánh. Nhìn những khuôn bánh tròn đều cứ chốc lát lại cho những chiếc bánh ngon lành và thơm phức lại cảm thấy yêu thêm cái nét giản dị trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam.

Vì bánh căn khá nhỏ nên thường được tính theo cặp chứ không tính theo cái. Nước chấm đi kèm theo thường là nước mắm pha loãng, có tỏi, ớt… hoặc nước cá kho (thường là cá nục). Khi ăn, bạn sẽ nhúng nguyên cái bánh vào chén nước chấm. Nước chấm có thể bỏ thêm xíu mại, mỡ hành để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng. Ngoài ra, khi ăn, bánh căn còn được ăn kèm với khế chua, xoài… để đỡ đi cảm giác ngấy.

Bánh căn phải ăn nóng, ngay khi bánh vừa được lấy ra khỏi khuôn thì mới cảm nhận được hết cái sự ngon lành của nó. Bánh căn Nha Trang có vị bùi của bột gạo, vị béo của trứng,… tất cả hoà quyện vào nhau tạo nên một cảm giác thích thú cho người ăn. Nhiều khi ăn xong cả một đĩa bánh đã no căng cả bụng nhưng vẫn cứ thèm được ăn nữa.

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

Hương vị mềm mại đậm đà của chiếc bánh đập Hội An

Hội An có nhiều món ăn ngon lịm người, nhưng thú thật chưa có món ăn nào mang đến cho tôi niềm vui rộn ràng như khi ăn như bánh đập Cẩm Nam.

 Chỉ là một chiếc bánh gạo tráng mỏng tang, được trải dài trên chiếc bánh tráng nướng cũng mỏng mảnh, rồi phết lên một chút dầu phụng đã phi hành tím, rồi kẹp một chiếc bánh khác lên.

Chủ quán vừa mang ra, khách tour Đà Nẵng Hội An 4 ngày 3 đêm dùng tay đè lên chiếc bánh nướng trên cùng. Tiếng bánh tráng vỡ vụn ra, rôm rốp rất vui tai.


Khi đi ăn cùng bạn bè, tôi thường giành khâu đập bánh tráng này. Nó mang lại một sự vui vẻ kì lạ, nhất là sau tiếng vỡ vụn, những miếng bánh tráng nướng vẫn kết dính với nhau, nhờ miếng bánh như mì lá mềm mại ở giữa.

Sau đó là chờ đợi, đến khi chủ quán mang ra tiếp một chén nước mắm nêm đã được pha chế rất vừa miệng, kèm theo một chén tương ớt đặc biệt của Hội An.

Mùi mắm nêm tỏa lan, khiến cái bụng sôi reo réo. Nhưng đừng vội vàng. Phải thêm một muỗng tương ớt vào chén mắm nêm, khuấy lên cho tương ớt, mắm, dầu phi hành khô hòa quyện với nhau rồi mới thưởng thức.

Xé một miếng bánh đập, cuộn lại hoặc để nguyên miếng bánh tả tơi tùy sở thích của thực khách tour du lịch Hà Nội Đà Nẵng giá rẻ, chấm ngập bánh vào trong chén mắm nêm, và đưa tất cả vào miệng.

Thật mê tơi với miếng bánh tráng mềm mại xen lẫn cái giòn tan của bánh tráng nướng, với nước mắm đậm đà cùng vị cay nhẹ đặc trưng của tương ớt.


Mà kì, cũng bánh đập ấy, nhưng ăn ở nơi khác lại không ngon, không cảm thấy thú vị bằng khi ăn ở làng bánh đập Cẩm Nam (Cẩm Nam là một phường thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam). Có lẽ cái mát dịu của gió từ phía sông cứ đẩy vào tất cả những quán bánh đập nằm ở làng này, cộng với khung cảnh làng quê hữu tình, khiến cho thực khách có một cảm giác rất dễ chịu. Vừa ăn, vừa thưởng thức sự thanh bình, an yên thật gần...

Đừng lo lắng tìm cho ra quán bánh đập ngon, vì bản thân người viết đã thưởng thức hầu hết các quán ở Cẩm Nam, độ ngon của các quán cũng gần như nhau, chỉ không gian là khác theo thiết kế của từng quán.

Ăn bánh đập ở làng bánh đập Cẩm Nam, không chỉ ngon miệng mà còn rất vui, vui từ tận trong sâu thẳm...

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

Hương vị tuyệt hảo của nhum biển Nam Du

Con nhum (hay còn gọi là cầu gai, nhím biển) là sản vật biển quen thuộc đối với người dân hải đảo Nam Du. Trong chương trình các tour du lịch đến với Nam Du, bao giờ cũng có mục thưởng thức cháo nhum hay các món ngon khác được chế biến từ sinh vật tua tủa những gai, trông rất đáng sợ này.

Nhum Nam Du có nhiều loại: nhum sọ màu trắng hoặc vàng cam, gai ngắn, ít thịt; nhum bàn gai nhọn, dài như chông; nhum đen thịt nhiều, ngon và béo.


Ðể bắt được nhum không khó nhưng cần phải rất khéo léo: người ta lặn theo các gành đá, dùng móc sắt giật khẽ chúng, rồi nhặt bỏ vào bao.

Nếu mạnh tay, nhum sẽ bám chặt vào vách đá, không thể gỡ ra được, đã vậy nếu không khéo gai nhum có thể đâm vào tay, gây đau nhức dữ dội.

Nhum bắt về rửa sạch, dùng kéo cắt hết gai rồi tách đôi vỏ nhum ra, bên trong có nhiều múi chứa một lớp thịt mềm mại, màu vàng như kem; nếu may mắn có được trứng nhum vừa thơm vừa béo – món quà quý báu của biển khơi.


Nhum được chế biến nhiều cách, nhưng thông dụng nhất là nấu cháo. Thịt nhum sau khi gỡ được ướp gia vị rồi phi hành mỡ, đảo qua trước khi trút vào nồi cháo gạo mới đã nở. Khi ăn rắc chút tiêu với hành, ngò xắt nhỏ, giá sống, thêm tí nước mắm nhỉ. Cầu kỳ hơn, có du khách du lịch biển hè 2018 còn cho thêm nấm mối vào cháo để tăng thêm độ ngọt và chất bổ dưỡng.

Cháo nhum Nam Du có hương vị không giống với bất cứ món cháo hải sản nào, bởi vị ngọt thanh giống sò huyết lại dìu dịu như thịt tôm, cua mà phảng phất hương biển nồng nàn kết hợp với gia vị đậm đà, xứng đáng là “đệ nhất cháo” trên đời song không tốn nhiều thời gian chế biến. Nên thưởng thức bát cháo nhum dân dã ở vùng biển Nam Du sẽ khiến bạn nhớ lâu.

Còn một cách ăn nhum rất phổ biến ở Nam Du là tách đôi nhum còn tươi rói, nướng trên bếp than hồng, khi thịt nhum săn lại, cho chút mỡ hành đã phi thơm vào rồi ăn với muối tiêu chanh. Ôi chao sao mà béo ngậy, thơm lựng, khó tả nổi!

Những người thích gọn lẹ hơn nữa thì vắt chanh vào nửa thân nhum đã tách, thưởng thức cùng cải bẹ xanh, nước mắm y và ớt hiểm.

Người đi biển cho rằng, cùng với cháo nhum thì nhum tái chanh có tác dụng hồi phục nhanh sức khỏe và giúp tiêu hóa tốt, hơn nữa nhum ăn sống được cho là có tác dụng bổ dương, tăng cường sinh lực với giới mày râu nên được nam giới rất mực ưa thích.


Với những du khách tour Hà Nội Phú Quốc 4 ngày 3 đêm ưa khám phá món lạ thì đã có mắm nhum. Ngay ở Nam Du, mắm nhum cũng không dễ tìm bởi không phải nhà nào cũng có và có tiền cũng không dễ gì mua được.

Cách làm mắm nhum thật ra rất đơn giản: cho thịt nhum vào hũ sành rồi rắc muối lên, đậy nắp kín đem vùi vào bếp tro hoặc phơi nắng gần cả tháng thì mắm nhum mới “tới”.

Khi đó, mắm có màu đỏ như hổ phách, thơm lừng, vị không giống bất kỳ loại mắm nào. Mắm nhum rất giàu dinh dưỡng, ngon, bổ, thường được dùng chấm các món luộc hoặc các món cuốn bánh tráng.

Có lẽ vì mắm nhum quá ngon, hương vị tuyệt hảo mà các bậc lão niên ở Nam Du kể rằng trước đây loại đặc sản này còn được dùng để tiến vua, khi thuyền của Nguyễn Ánh trên đường bôn tẩu đã chạy lạc đến quần đảo xinh tươi này.

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2018

Những đặc sản khiến du khách nhó mãi khi dời Quảng Ninh

Chả mực, sá sùng, gà đồi Tiên Yên... là những món ngon khiến du khách nhất định phải thử khi đến Quảng Ninh.

1. Chả mực Hạ Long

Chả mực nhiều tỉnh ven biển đều có, nhưng hương vị ngon đặc biệt nhất thì phải là chả mực Quảng Ninh. Bí quyết của chả mực Quảng Ninh là mực dùng để làm chả được chọn lựa từ những con mực mai tươi sống đánh bắt trực tiếp trong khu vực biển Hạ Long, rồi giã bằng tay. Mực tươi nên thịt rất thơm và dậy mùi. Món chả mực ngon nhất vẫn là dùng với xôi trắng, ngoài ra mực còn có thể ăn kèm với cơm, với bánh cuốn cũng rất hấp dẫn.

2. Con ngán


Ngán là loại nhuyễn thể gần giống như ngao, nhưng có vị ngọt hấp dẫn đặc biệt. Các món từ ngán khá phổ biến tại các nhà hàng, quán ăn tại Hạ Long. Ngán có thể chế biến được nhiều món như: Nướng, hấp, nấu cháo, xào với mì hay rau cải. Gọi là ngán chứ các món ăn từ ngán lại không hề ngán chút nào. Đặc biệt rượu ngán có mùi thơm của biển rất hấp dẫn các du khách du lịch biển 2018.

3. Sá sùng

Sá sùng, hay còn gọi là sái sùng, là đặc sản của vùng biển Minh Châu, Quan Lạn. Nhìn thoáng qua sá sùng trông rất xấu xí, giống như những con giun, sâu, có màu hồng hồng, nhưng đây lại là nguyên liệu đắt tiền cho những món ăn ngon miệng và bổ dưỡng. Sá sùng có thể chế biến khi còn tươi sống hay phơi khô đều rất hấp dẫn.

4. Bánh gật gù, gà đồi


Từ Hạ Long, theo Quốc lộ 18 ngược Bắc 70 km sẽ gặp thị trấn Tiên Yên với 3 món đặc sản nổi tiếng: bánh gật gù, gà đồi và cà sáy. Bánh gật gù được làm từ bột gạo, khá giống với bánh phở hay bánh ướt nhưng được cuộn tròn, ăn với nước mắm ngon chưng mỡ gà, hành phi. Cái tên ngộ nghĩnh của bánh được giải thích là vì khi cầm ăn, bánh cứ gật lên, gật xuống giống như đang gật đầu, cũng có nơi cho rằng vì sau khi ăn bánh thì ai cũng gật gù khen ngon.

5. Cà sáy Tiên Yên

Tiên Yên còn nổi danh với món gà đồi. Gà được nuôi thả rong trên các triền đồi để tự túc kiếm ăn từ các loại trùng, dế, kiến, mối. Nhờ những thứ thực phẩm thiên nhiên độc đáo ấy mà thịt gà Tiên Yên ngọt thơm một cách đặc biệt, săn chắc mà vẫn giòn, không dai, béo mà không ngậy.

Còn cà sáy là vịt lai ngan, được chế biến theo bí quyết riêng nên có hương vị ngon tuyệt vời. Từ thịt cà sáy cho đến nước chấm đặc biệt đi kèm đều mang vị thơm ngon khó diễn tả. Thịt ngon, thơm, nước chấm vừa có cái đậm đà biển cả, vừa ngọt ngào nồng ngậy xá xị và cay cay nóng nóng của gừng. Du khách du lịch Quan Lạn Quảng Ninh ăn xong mà còn vương vấn mãi.

6. Nem thị trấn Quảng Yên


Những hàng nem chạo là niềm tự hào của người dân thị trấn Quảng Yên, Quảng Ninh. Nguyên liệu làm nem đều là những thứ bình dân: bì lợn được bào nhỏ, trắng như cước, thính làm bằng đỗ hay gạo rang và lạc rang giã dập, tất cả được trộn đều với nhau thật tơi. Chỉ đơn giản thế, nhưng qua bí quyết chế biến riêng, hàng quà quê trở nên lạ miệng, hấp dẫn khó quên.

7. Con hà

Một đặc sản khác mà người Quảng Yên rất tự hào, đó là con hà. Hà Quảng Yên, đặc biệt là giống hà cồn sống ở sông Chanh đem nấu canh chua hay tẩm bột rán ăn rất ngon và có cả bốn mùa, nhưng thú vị nhất vẫn là được ăn vào những ngày hè.

8. Sam biển


Một loài đặc sản khác vô cùng hấp dẫn của biển Hạ Long, đó là sam. Sam là một loài giáp xác chân đốt luôn sống theo cặp. Từ sam biển người ta có thể chế biến ra được rất nhiều món ăn ngon và lạ khác nhau như: tiết canh sam, gỏi sam, chân sam xào chua ngọt, sam xào xả ớt, trứng sam chiên giòn, trứng sam xào lá lốt, sam hấp, sam bao bột rán, sụn sam nướng, sam xào miến… đều rất hấp dẫn.