Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016

Du lịch Đà Nẵng khám phá công viên đại dương Sơn Trà

Dự án Công viên đại dương Sơn Trà tọa lạc tại phường Thọ Quang 1, quận Sơn Trà do tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư, công ty Falcon's Treehouse LLC thiết kế ý tưởng.

Theo thiết kế, dự án gồm 5 phân khu: Khu phức hợp giải trí, thương mại, nhà hàng, shop và phố đi bộ. Đặc biệt, ở công viên đại dương Sơn Trà sẽ có hệ thống cáp treo đưa du khách đi thẳng từ bến du thuyền lên núi Sơn Trà phục vụ du khách tour Đà Nẵng Hội An.
Khu công viên chủ đề sẽ tái hiện các châu lục Á, Âu, Bắc Phi, Nam Cực, Mỹ Latin, châu Đại Dương; các cảng biển nổi tiếng như New Orleans ở Bắc Mỹ; các khu nhà mang kiến trúc độc đáo từ nhiều quốc gia và bên trong là khu trò chơi; các ngọn hải đăng, khu nhạc nước... Ở đây sẽ có hệ thống trò chơi mạo hiểm cùng hàng loạt show biểu diễn mang đậm đặc trưng các nền văn hoá trên thế giới. 

Khu công viên chủ đề sẽ tái hiện các châu lục, các cảng biển nổi tiếng như New Orleans ở Bắc Mỹ, ngọn hải đăng, khu nhạc nước, hệ thống trò chơi mạo hiểm và thế giới đại dương đầy sống động...
Công viên đại dương Sơn Trà (Đà Nẵng) được thiết kế như một thế giới thu nhỏ, truyền cho người xem cảm hứng như được du lịch đến những miền đất xa xôi. Đây sẽ là khu giải trí biển đẳng cấp quốc tế, giúp du khách có dịp tiếp cận nhiều nền văn hóa trên thế giới.

Ông Philip Hocking (Công ty Facon‘s Tree House - Mỹ) trình bày thiết kế dự án "Công viên đại dương Sơn Trà" tại cuộc họp Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch Đà Nẵng ngày 26/6. Do đây là một dự án đặc biệt nên Tập đoàn Sun Group đã mời Công ty tư vấn thiết kế Facon‘s Tree House (Mỹ) khảo sát và thiết kế Công viên đại dương Sơn Trà nhằm tạo ra một điểm đến đạt 3 mục đích cho du khách tour Phú Quốc 3 ngày 2 đêm: khu vui chơi đặc sắc và khu giải trí biển đẳng cấp cao; khu giới thiệu văn hóa bản địa và thế giới; khu chỉ dẫn mô hình địa danh thắng cảnh qua tái hiện các châu lục trên thế giới.

Công ty Facon‘s Tree House là đơn vị tư vấn chuyên về thiết kế các công viên chủ đề, các hệ thống trò chơi, các điểm đến đặc biệt và các hoạt động liên quan đến vui chơi, giải trí. Công ty này từng thực hiện nhiều dự án thiết kế các điểm đến nổi tiếng thế giới như Epcot’s Spaceship Earth, Hard Rock Vault...

Theo trình bày của ông Philip Hocking, Giám đốc thiết kế cấp cao, kiến trúc sư dự án, dự án "Công viên đại dương" ở bán đảo Sơn Trà lấy chủ đề về lịch sử các chuyến hải trình của các thương nhân từ nhiều châu lục trên thế giới bằng đường biển đến vùng duyên hải Việt Nam, đặc biệt là vùng biển Đà Nẵng để buôn bán, trao đổi hàng hóa. Từ đó Đà Nẵng phát triển thành một TP cảng sầm uất thu hút nhiều thương khách trong và ngoài nước, trở thành nơi hội tụ đa dạng các nền văn hóa, kiến trúc và ẩm thực trên thế giới.

"Do vậy, Facon‘s Tree House đã dày công nghiên cứu, triển khai một dạng thiết kế "3 trong 1" cho "Công viên đại dương Sơn Trà" nhằm khai thác hiệu quả nhất vị trí đắc địa, tọa lạc giữa bối cảnh non sông nước biếc, một bên là núi Sơn Trà, một bên là bờ biển Đà Nẵng thơ mộng!" - ông Philip Hocking cho hay.
Theo đó, dự án có 5 phân khu, gồm khu phức hợp giải trí, thương mại, nhà hàng, shop và phố đi bộ. Đặc biệt, ở Công viên đại dương Sơn Trà sẽ có hệ thống cáp treo đưa du khách đi thẳng từ bến du thuyền lên núi Sơn Trà.

Trong đó, khu công viên chủ đề sẽ tái hiện các châu lục Á, Âu, Bắc Phi, Nam Cực, Mỹ la tinh, châu Đại dương; các cảng biển nổi tiếng như New Orleans ở Bắc Mỹ; các khu nhà mang kiến trúc độc đáo từ nhiều quốc gia và bên trong là khu trò chơi; các ngọn hải đăng, khu nhạc nước.... Ở đây sẽ có hệ thống trò chơi mạo hiểm hết sức kỳ thú cùng hàng loạt show biểu diễn mang đậm đặc trưng các nền văn hoá trên thế giới. Thế giới đại dương đầy sống động cũng sẽ được phản ảnh ở khu thuỷ cung, khu biểu diễn cá heo...

Sau khi nghe ý kiến các ngành chức năng như Sở Xây dựng, Viện Quy hoạch xây dựng Đà Nẵng, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Bá Thanh cơ bản đồng ý với các nội dung thiết kế quy hoạch của chủ dự án. Tuy nhiên, ông đề nghị hạn chế đầu tư nhà ở biệt thự cũng như quy mô trung tâm hội nghị trong khu vực dự án. Ngược lại, cần tập trung tăng cường thêm các hạng mục đáp ứng như cầu vui chơi giải trí đa dạng của du khách du lich Phu Quoc gia re khi đến Công viên đại dương Sơn Trà vào ban ngày cũng như ban đêm.

Chùa Linh Ứng - Cõi Phật giữa chốn trần gian

Chùa Linh Ứng Sơn Trà được xem là cõi Phật giữa chốn trần gian. Chùa nằm trên đỉnh núi thuộc Bãi Bụt, bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng (nhiều người gọi là Chùa Linh Ứng Bãi Bụt hoặc là Chùa Linh Ứng Sơn Trà - vì Đà Nẵng có đến 3 Chùa Linh Ứng) hướng nhìn ra biển Đông, một bên là đảo Cù lao Chàm, phía bên kia là ngọn Hải Vân phía còn lại là dòng sông Hàn yên ả đang đổ về cửa biển.

Chùa Linh Ứng Bãi Bụt được khởi công xây dựng từ tháng 07/2004 và khánh thành ngày 30/07/2010; đến nay chùa vẫn còn tiếp tục xây dựng thêm nhiều hạng mục. 

Chùa ở độ cao 693 mét so với mực nước biển, với diện tích 20 héc ta, trên địa hình một bên núi, một bên biển. Chùa Linh Ứng Bãi Bụt là một quần thể nhiều hạng mục gồm chánh điện, nhà tổ, giảng đường, tăng đường và thư viện... 

Ngoài việc được du khách tour Đà Nẵng Hội An biết đến như một ngôi chùa đẹp, lớn và… trẻ nhất trong 3 ngôi “Linh Ứng Tự” ở Đà Nẵng, Chùa Linh Ứng Bãi Bụt còn được biết đến bỡi nơi có tượng Phật Quan Thế Âm cao nhất Việt Nam.

Bán đảo Sơn Trà còn là nơi giao hòa giữa biển trời với núi sông trong khoảng không trầm lặng, với tiếng vỗ rì rầm của biển cả và lời kể về một câu chuyện thuở xưa: Vào thời vua Minh Mạng, dân chài ven biển nơi đây tìm thấy một tượng Phật từ đâu trôi về, sóng đánh vào bãi cát, họ cho đấy là điềm lành, liền lập am thờ tự. Kể từ đó, sóng yên biển lặng, dân chài yên ổn làm ăn, cũng từ đó nơi đây có tên gọi là Bãi Bụt, hay còn gọi là Cõi Phật giữa chốn trần gian nơi Quan Thế Âm độ thế, cứu khổ, giúp con người vượt vòng trầm luân. 

Sau khi leo lên hết những bậc đá trên con đường dẫn vào chùa, bước qua cổng chính, ngay trên lối vào chính điện, nằm giữa trung tâm của khoảng sân rộng với những hàng cây cảnh đẹp mắt là tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, bên phải là Quan Thế Âm Bồ tát, và bên trái là Tam Tạng Phật, bốn vị Thần Long Hộ Pháp cùng 18 vị La Hán được sắp xếp hai hàng bảo vệ cho chính điện. Phía bên trái là tượng Phật Quan Thế Âm cao 67m, đường kính tòa sen 35m được xem là cao nhất Việt Nam. 

Dưới chân đài sen của bức tượng luôn thu hút rất đông du khách tour Phú Quốc 3 ngày 2 đêm và phật tử tới lễ Phật và thưởng ngoạn nét đẹp từ bi của bức tượng có một không hai này. Trong lòng tượng có 17 tầng, mỗi tầng đều có bệ thờ tổng cộng 21 bức tượng Phật với hình dáng, vẻ mặt, tư thế khác nhau, gọi là “Phật trung hữu Phật”. Tượng đứng tựa lưng vào núi, hướng ra biển, đôi mắt hiền từ nhìn xuống, một tay bắt ấn tam muội, tay kia cầm bình nước cam lồ như rưới an bình cho những ngư dân đang vươn khơi xa. Cảnh quan gian chính điện kết hợp với bức tượng Phật Quan Thế Âm tạo nên một bức tranh toàn cảnh linh thiêng, thanh tịnh mà tao nhã như chốn bồng lai. 

Đến thăm chùa Linh Ứng, du khách thập phương còn có dịp tham quan bức tranh toàn cảnh của một đô thị đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Từ chùa phóng tầm mắt về phía biển sẽ thấy bao quanh bởi một màu xanh bát ngát biển trời, bờ cát dài trắng mịn chạy vòng cung theo con đường dưới chân núi lấp lánh dưới cái nắng dịu của vùng bán đảo. 

Nếu đổi hướng nhìn về thành phố, những tòa nhà cao tầng nổi phía bên kia bờ sông Hàn như những ngọn tháp in trên nền trời xanh mây trắng. Trên con đường từ trung tâm thành phố ra bán đảo Sơn Trà, du khách sẽ dừng chân trên cầu Thuận Phước, cầu nằm vắt ngang đúng nơi con sông Hàn đổ về với biển. Đứng trên cầu, phóng tầm mắt về bốn phía mới thực sự cảm nhận được những nét đẹp của thiên nhiên, biển cả và sức sống mạnh mẽ của một thành phố tràn đầy sức sống. 

Dọc hai bên sân chùa là hai hàng tượng 18 vị La hán, những biểu tượng tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của mỗi vị trong Thập bát La Hán đều mang những nét siêu nhiên kỳ bí nhưng cũng rất gần gũi dân gian. 

Điểm nổi bật nhất trong quần thể kiến trúc chùa Linh Ứng Bãi Bụt là pho tượng Quán Thế Âm bồ tát cao 67 mét, đường kính tòa sen 35 mét, nhìn hướng ra biển. Đây là tác phẩm của hai điêu khắc gia Thụy Lam và Châu Viết Thạnh. Trong lòng tượng có 17 tầng mỗi tầng đều có bệ thờ tổng cộng 21 pho tượng Phật với hình dáng vẻ mặt tư thế khác nhau gọi là “Phật trung hữu Phật”. Ban đêm, pho tượng này được chiếu sáng nổi bật trên nền trời, hầu như từ mọi vị trí ở Đà Nẵng nều có thể nhin thấy. 

Từ trên sân chùa, du khách du lich Phu Quoc gia re có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố, núi và biển quanh Đà Nẵng. Xa xa về phía nam là danh thắng Ngũ Hành Sơn, bãi biển Non Nước với bãi cát dài trắng mịn. 


Bên trong chánh điện rộng lớn, chính giữa thờ Phật Thích Ca, bên phải là thờ Quán Thế Âm bồ tát, bên trái thờ Địa Tạng Vương bồ tát. Ba pho tượng đều được đúc bằng đồng. 

Ngoài chánh điện, chùa còn có nhà tổ, giảng đường, tăng đường và thư viện ...Một số công trình phụ khác vẫn được tiếp tục xây dựng. 

Chùa Linh Ứng Bãi Bụt nay đã trở thành một điểm du lịch, tham quan hấp dẫn ở Đà Nẵng. Đường lên ngôi chùa trên núi này thật dễ dàng nhờ có một con đường tráng nhựa rộng rãi men theo sườn đồi đưa du khách lên tận nơi.

Thăm cây đa đại thụ trên bán đảo Sơn Trà


Tại tiểu khu 63 thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà có rất nhiều cây đa tạo thành quần thể đa, trong quần thể này có 1 cây đa rất đẹp với nhiều rễ phụ rủ xuống đâm sâu vào lòng đất tạo nên nét đẹp hiếm nơi nào có được. nhiều du khách tour Đà Nẵng Hội An còn gọi Cây đa đại thụ là Bách niên đại thụ hay cây đa ngàn năm


Theo báo cáo của Ban Quản lý Bán đảo Sơn Trà, cây đa này có chu vi thân 10m, 26 rễ phụ, mỗi rễ cao khoảng 25m

Cây đa này được coi như cây di sản của thành phố và đang được khách du lịch đến tham quan. 

Rất nhiều người thắc mắc về tuổi đời của cây đa đại thụ, cây đa đã được bao nhiêu năm tuổi? Đến bay giờ vẫn chưa có một xác minh khoa học nào về độ tuổi của cây đa đại thụ này


Để chiều lòng khách du lich Phu Quoc gia re, nhiều hãng lữ hành đã phải đưa ra những mốc thời gian mơ hồ qua những tên gọi như: “Cây đa ngàn năm” hay “Bách niên đại thụ”… Thậm chí, có người còn đùa rằng: “Năm ngoái cây đa đã ngàn tuổi rồi, năm nay phải ngàn lẻ một chứ”. Vì vậy, ông Phan Xuân Tiệp - Phó trưởng BQL Bán đảo Sơn Trà, người đã có nhiều năm ngắm nghía, khảo sát, trăn trở cùng cây đa Sơn Trà không khỏi suy nghĩ: 


“Trên bán đảo có nhiều điểm đến như Bàn Cờ Tiên (đỉnh Bàn Cờ), Đồi Vọng Cảnh… mà chúng tôi có thể đưa ra các truyền thuyết huyền hoặc để thu hút du khách, nhưng cây đa thì sờ sờ ra đó, không thể dựng nên huyền thoại được. Cần phải có sự xác định nghiêm túc và khoa học để chứng minh độ tuổi của cây, giải đáp thắc mắc của người dân và du khách khắp nơi”. 

Khách du lịch tại Cây Đa Đại Thụ Sơn Trà

Theo ông Tiệp, nhiều năm nay, kể từ khi bán đảo Sơn Trà được đưa vào khai thác du lịch, cây đa, cùng với tuyến du lịch không gian xanh và chùa Linh Ứng đã trở thành “bộ ba” đặc trưng của bán đảo, tạo nên sức hấp dẫn khó cưỡng đối với du khách đến Đà Nẵng. Nhất là khi bán đảo Sơn Trà đã, đang và sẽ được phát triển du lịch theo hướng sinh thái, thì việc nhanh chóng xác định độ tuổi của một loài cây vào hàng cổ nhất nhì bán đảo này, làm cơ sở để bảo tồn cây và tạo sức hấp dẫn cho du lịch, lại càng trở nên cấp thiết.


Đề nghị công nhận “Cây Di sản Việt Nam”: Theo nhiều nhà chuyên môn, bên cạnh giá trị về du lịch, cây đa và nhiều cây thuộc họ đa khác trên bán đảo Sơn Trà là một trong những loại thức ăn quan trọng của loài vọoc chà vá chân nâu quý hiếm hiện có trên bán đảo. “Cây đa có nhiều tán rộng, cành to, cao… nên cũng là nơi ngủ, nghỉ, sinh hoạt ưa thích của loài động vật quý hiếm này. Trong một lần đi khảo sát, tôi đã từng gặp voọc trên cây đa. Nếu bảo tồn tốt, có thể tận dụng cây đa làm thành cầu cây xanh cho các loài động vật di chuyển qua lại, khi việc xây dựng các đường bê-tông đang làm chia cắt các khu vực sống của chúng”, ông Trần Hữu Vỹ, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh, chia sẻ


Chính vì những giá trị không thể bỏ qua đó, đầu năm nay, BQL đã gửi đơn đề nghị Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam xác định độ tuổi và công nhận cây đa là Cây Di sản Việt Nam. Theo TS Võ Văn Minh, Trưởng khoa Sinh-Môi trường, Đại học Sư phạm Đà Nẵng, việc công nhận cây đa là “Cây Di sản Việt Nam” sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo tồn một loài cây có bề dày thời gian như vậy.
“Tồn tại qua hàng trăm năm tại một khu vực nhất định, chứng tỏ cây đa đã thích nghi với điều kiện sinh thái tại đây và tạo nên sự ổn định của hệ sinh thái trong khu vực, chịu đựng qua điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa bão; giữ khu vực đất ở xung quanh vững chắc, nơi trú ngụ, dừng chân của nhiều loài động vật; che mát, giữ ẩm cho các loài thực vật và vi sinh vật”, ông Minh đánh giá.


Trong khi chờ đợi việc công nhận Cây Di sản, trước mắt, để cứu cây đa cổ thụ khỏi nguy cơ gãy đổ trong mùa mưa bão, hạn chế việc chết rễ do đâm xuống mặt đường bê-tông, các cơ quan hữu quan đã tìm cách vén những rễ mới mọc về phía ta-luy âm giúp rễ phát triển tốt, tạo thêm các thân nâng đỡ cả cây.


Ông Minh tin rằng, việc bảo tồn cây đa này sẽ giúp nâng cao nhận thức cho cộng đồng (địa phương, khách du lịch tour Phú Quốc 3 ngày 2 đêm) về giá trị lịch sử, giá trị bảo tồn gene, đa dạng sinh học, văn hóa ứng xử với thiên nhiên, môi trường. “Nếu không được bảo vệ, ghi nhận như là một di sản thì sớm hay muộn cũng sẽ bị tác động của con người, làm cho nó mau chóng già cỗi, rễ, cành và cây con khó phát sinh, phát triển,… thậm chí gãy đổ vào mùa mưa bão do tác động của các công trình xây dựng”, TS Minh khẳng định.

Tại đây chúng ta có thể nghỉ ngơi, thư giãn và đừng quên chụp cho mình những bức hình đẹp để đánh dấu 1 lần thưởng thức, chiêm ngưỡng và khám phá Cây đa đại thụ

Du lịch Đà Nẵng thăm bảo tàng Đồng Đình

Bảo tàng Đồng đình nằm trên địa thế dốc đứng phía thượng lưu đường Hoàng Sa, Bán đảo Sơn Trà Đà Nẵng, Khu vườn ký ức này đã tái hiện lại những nét cổ xưa, như một địa chỉ văn hóa độc đáo kết hợp hài hòa giữa bảo tồn không gian sinh thái rừng với không gian văn hóa nghệ thuật hấp dẫn du khách tour Đà Nẵng Hội An

Bảo tàng Đồng Đình là bảo tàng tư nhân đầu tiên ở Miền Trung được UBND thành phố Đà Nẵng cấp giấy phép hoạt động từ đầu năm 2011. Đây là bảo tàng tổng hợp trưng bày nhiều sưu tập do chủ dự án là NSUT Đoàn Huy Giao thực hiện. 

Nằm trên một vùng rừng đồi sát đường Hoàng Sa nhưng chủ dự án có chủ ý khai thác lợi thế giữa cảnh quan thiên nhiên rừng với các hiện vật chuyên đề trưng bày tại một khu nhà liên hoàn có kiến trúc kết hợp rất ấn tượng giữa truyền thống với hiện đại. Tại đây du khách có thể đến thư giản nghỉ ngơi và chiêm quan thế giới rừng cây cỏ được chủ dự án chăm chút khá hài hoà giữa công năng kiến trúc với công năng sinh thái. Bảo tàng làm theo một mô hình khu nhà vườn trung du xứ Quảng với cây trái và thảm cỏ tóc tiên xanh mướt được bố trí những lối đi nhỏ bằng đá lát chung quanh vườn. Những lối đi này tạo cho khách tham quan một cảm giác thư thái như được trở về khu vườn tuổi thơ của chính mình mà chủ dự án đã cố tạo nên và đặt tên cho nó là “Bảo tàng Đồng Đình – một khu vườn của ký ức”. Ký ức đó được tìm lại bằng chính hình ảnh cây đùng đình (có nơi gọi là cây đủng đỉnh ) một loại cây họ dừa thường xanh, mọc nhiều tại khu bảo tồn thiên Sơn Trà mà chủ nhân lấy đặt tên cho bảo tàng của mình. Một khu vườn rừng đá tảng dành cho du khách tour Phú Quốc 3 ngày 2 đêm sau khi tham quan bảo tàng có thể thư thái ngồi nghỉ ngơi để nghe tiếng gió của lá và tiếng hót của chim rừng. 
Có bốn hồ cá đặt rải rác trong vườn tạo hiệu ứng sơn thuỷ mát mẽ cho khu vườn. 

Về phần trưng bày các bộ sưu tập gồm có: 
a. Hai ngôi nhà rường cổ theo phong cách kiến trúc của thợ Kim Bồng, với một không gian thấm đượm chất cổ kính. 
- Ngôi nhà rường truyền thống xứ quảng này nguyên là Nhà của cụ Lê Tuất, người được xem là cha đẻ của nghề gốm xứ Quảng Nam, thân sinh của nghệ nhân làm gốm Lê Đức Hạ ở làng An Quán xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam 
- Ngôi nhà rường của cụ Nguyễn Nhân ở thôn 3, xã Bình Quý huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Theo cụ Nhân thì ngôi nhà này được thân sinh của ông là một giáo thụ xây dựng trong những năm 30 của thế kỷ trước. 

Hai ngôi nhà này trưng bày các sưu tập gốm cổ theo các chuyên đề như sau : 
* Sưu tập văn hoá Sa Huỳnh, một nền văn hoá cổ đại, đã cùng với văn hoá Đông Sơn ở phía Bắc và văn hoá Óc Eo ở phía Nam tạo thành tam giác hình thành nên nền văn hoá cổ đại của Việt Nam. Văn hoá Sa Huỳnh được phát hiện lần đầu tiên ở di chỉ khảo cổ học thuộc làng Sa Huỳnh phía cực nam tỉnh Quảng Ngãi vào đầu thế kỷ 20. Tại hội nghị khảo cổ học Đông Nam Á năm 1936 tại Manila (Philippine), cái tên Sa Huỳnh được quốc tế hoá với tên gọi văn minh Sa Huỳnh (còn gọi là văn hoá Sa huỳnh. Tại Bảo tàng Đồng Đình một sưu tập nhỏ của nền văn hoá nầy, trong đó có một số tiêu bản quý như khuyên tai hình lá liễu (đá) và vòng đeo chân (đá) làn đầu tiên được thấy ở Việt Nam. 
* Sưu tập gốm Chămpa, đây là bộ sưu tập gốm thời cổ đại được tìm thấy trong lòng đất kinh thành Trà Kiệu (Duy Xuyên, Quảng Nam) hiện là mối quan tâm của các nhà khảo cổ học trong và ngoài nước. Ngoài ra còn khá nhiều hiện vật gốm sứ có tên gọi là gốm Gò Sành (Bình Định) vốn được coi là một trong những trung tâm gốm khá phồn thịnh của Châu Á từ thế kỹ thứ 13 đến thế kỹ thứ 15 của người Chăm cổ. 
* Sưu tập gốm Đại Việt là bộ sưu khá đa dạng về chủng loại và niên đại kéo dài từ đầu công nguyên đến nửa đầu thế kỹ 20. Không gian nguồn gốc của bộ sưu tập gần như kéo dài từ bắc chí nam. Trong đó số nhiều là gốm các triều đại Lý, Trần, Lê sơ, Lê-Mạc và triều Nguyễn. Các hiện vật nói lên sự phồn thịnh về gốm sứ của tiền nhân. 
* Sưu tập gốm sứ mậu dịch là bộ sưu tập có niên đại kéo dài từ đầu công nguyên đến thế kỹ thứ 17, phần lớn được tìm thấy trong lòng đất và đặt trong lòng biển Đông, nơi nhiều thời từng là con đường gốm sứ nhộn nhịp của các nước trong vùng. 
Các bộ sưu tập cổ vật trên được chọn lọc để trung bày những hiện vật tiêu biểu đã được Hội Đồng Giám Định (gồm các chuyên gia cổ vật ở Trung ương và địa phương) lập phiếu xác nhận. 

b. Một ngôi nhà kiến trúc hiện đại vận dụng không gian sinh thái rừng để xây dựng trên một ngọn đồi thoai thoải. Công trình kiến trúc độc đáo nầy đã được các nhà sinh thái học, các kiến trúc sư trong và ngoài nước có dịp đến thăm đều đánh giá cao khả năng biểu cảm của nó. Ba phòng trong ngôi nhà có nền cao thấp khác nhau tuỳ theo địa thế của khu đất, và đặt biệt là cho những tảng đá lớn thâm nhập vào bên trong nội thất như một sự tham dự của chính thiên nhiên và ngôi nhà. Đây là công trình dùng trưng bày các tác phẩm mỹ thuật. Trước mắt là sưu tập tranh của hai hoạ sĩ Đinh Ý Nhi và Đặng Việt Triều. 
Về tranh Đinh Ý Nhi (Hà Nội) chỉ thuần nhất là tranh bột màu đen trắng, một bước ngoặc lớn trong cuộc đời sáng tạo của chị, làm nên tên tuổi chị như một trong những hoạ sĩ hàng đầu của mỹ thuật hiện đại Việt Nam. 
Về tranh màu kết hợp với mặt nạ của hoạ sĩ Đặng Việt Triều (TP HCM) là một thể nghiệm khá thành công giữa hội hoạ và điêu khắc. Bộ tranh cho thấy một cái nhìn mới về đề tài chiến tranh và môi trường tạo ấn tượng mạnh đối với người xem. 
Ngôi nhà nầy cũng là nơi trưng bày luân phiên các tác phẩm mỹ thuật của các tác giả khác trong tương lai. 

Ngoài ra tại các kiến trúc phụ trợ gồm nhà quản lý và nhà làm việc của chủ dự án còn trưng bày một sưu tập dân tộc học khá độc đáo của các dân tộc thiểu số Miền Trung – Tây Nguyên. Các hiện vật nầy rất đáng được chú ý bởi lẽ ngoài chất khám phá nó còn làm tôn lên một cách hài hoà với không gian rừng chung quanh khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà. 

Nét chung nhất mà bảo tàng Đồng Đình đem lại cho du khách du lich Phu Quoc gia re là một không gian văn hoá nghệ thuật kết hợp hài hoà với không gian sinh thái làm cho du khách đến đây có được cảm giác vừa bổ ích vừa thư thái sau những ngày bận bịu với đời thường.

Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016

Thưởng thức nòng nọc om mặng xứ Thanh

Những chú nòng nọc bụng trắng tinh, béo mẫm và mềm mại nằm ngon lành trên bát măng om nghi ngút khói là thứ đặc sản làm không ít khách du lịch Thanh Hóa phải ngại ngần khi lần đầu thưởng thức.

Người Mường ở miền Tây Thanh Hóa từ lâu đã có thói quen ăn nòng nọc (theo tiếng địa phương là bu bu hoặc bâu bâu). Vào các tháng 6 đến 11 âm lịch hàng năm, người địa phương thường vào rừng từ đầu giờ sáng hoặc lúc chiều muộn để bắt nòng nọc. Lúc này nước ở các con suối mát và khá yên tĩnh, nòng nọc thường lượn lờ kiếm ăn ở các khe đá nhỏ.
Dụng cụ dùng để bắt nòng nọc rất đơn giản, chỉ gồm một chiếc dậm và một chiếc rỏ tre, vài ba lá khoắn làm mồi nhử. Ảnh: vtc.

Những con nòng nọc do loài ếch đá trong rừng đẻ vào các tháng mùa mưa thường béo tròn, to bằng ngón tay, khác hẳn nòng nọc dưới xuôi. Nòng nọc bắt về được chế biến thành nhiều món khác nhau như chả, chiên, xào, nấu, nướng, kho… nhưng được yêu thích nhất phải kể đến nòng nọc om măng.

Nhiều du khách du lịch Sam Son khi đến thăm gia chủ người Mường được mời thưởng thức món đặc sản này đánh giá rằng, ăn nòng nọc còn mát và ngon hơn canh cá khoai nhiều lần.
Nòng nọc bắt về sơ chế hơi mất công một chút. Ảnh: 24h.

Người làm phải rửa qua nòng nọc, dùng mũi dao nhọn gẩy nhẹ vào bụng, lôi phần lòng ruột cho ra ngoài, rửa sạch, để ráo. Sau khi xào măng với mẻ cho chín tới, người ta đổ nước sôi vào nồi rồi trút bát nòng nọc vào đun cho sôi lại. Cuối cùng rắc hành, răm, mùi tầu lên trên, bắc xuống ăn nóng cùng cơm hoặc làm mồi nhắm rượu.

Những vị khách ở xa thường có cảm giác hơi ghê khi được mời ăn lần đầu. Nhưng nếu can đảm nếm thử, gắp một chú nòng nọc đang nghi ngút khói cho vào miệng, bạn sẽ thấy vị thơm mùi đặc trưng, ăn vào thấy mềm ngọt, phảng phất đâu đó chút vị đắng nhẹ của măng rừng và nước dùng béo ngậy, đậm đà.
Măng rừng tươi quyết định nhiều đến hương vị của món ăn. Ảnh: 24h.

Nếu có dịp đến với bản Mường ở Thanh Hóa mùa nòng nọc,du khách du lịch biển Hải Tiến đừng ngại ngần thưởng thức món ăn đậm chất núi rừng bên ly rượu cay cùng chủ nhà. Bạn cũng có thể mua mang về tại chợ họp ở khu vực huyện Thạch Thành, suối Vó Ấm chảy từ Vườn quốc gia Cúc Phương hoặc chợ phiên cửa khẩu quốc tế Na Mèo với giá từ 40.000 đến 50.000 nghìn đồng một kg. Tuy nhiên khi về nấu dưới xuôi thì hương vị không sao sánh bằng.

Bên cạnh đó, khi đến với các bản làng miền Tây xứ Thanh, bạn còn có cơ hội được thưởng thức những đặc sản khác của miền sơn cước như sâu măng sào, chuột đồng nướng trui, canh đắng, nem măng đắng, nhái rừng...

Du lịch Thanh Hóa thưởng thức đặc sản của người Mường

Ngoài món thịt thú rừng nướng được ưa dùng ở các vùng miền núi, khi đến bản Mường Thanh Hóa du khách du lịch Thanh Hóa còn được thết đãi bánh trứng kiến hoặc thịt lợn muối chua.

Gắn bó mật thiết với rừng núi, sông suối, đồng ruộng. Người Mường thường tận dụng các sản vật tự nhiên sẵn có để làm đa dạng cũng như luôn cải thiện mới bữa ăn gia đình. Tuy không có các loại quà bánh phong phú như miền xuôi nhưng họ sử dụng mọi nguồn sản vật tự nhiên sẵn có để tạo ra nhiều món ngon, đặc sản mà nếu có dịp thưởng thức một lần chắc chắn du khách sẽ không thể nào quên được.
Bột nếp trộn cùng nhân trứng kiến béo ngậy, gói trong lá vả tạo nên món bánh thơm ngon đặc biệt. Nguồn: tieudungviet.

Bánh trứng kiến

Để làm loại bánh này người Mường thường vào rừng tìm cây xoan, tre hay cây luồng nào có những tổ kiến to. Kiếm được trứng kiến tùy vào số lượng ít hay nhiều mà lựa chọn gạo cho phù hợp. Gạo sau khi ngâm, xay thành bột thì đem trộn đều với trứng kiến. Kế đó rưới nước vào bột cho thật dẻo và nặn thành từng viên, lấy lá vả non gói lại rồi cho vào nồi chưng lên. Khoảng nửa tiếng là bánh đã chín, mang ra xếp vào rổ để nguội là có thể thưởng thức. Mùi thơm của bột nếp và mùi béo ngậy của trứng kiến tạo nên hương vị đặc biệt của núi rừng mà khi về miền xuôi khó tìm lại được.

Loại bánh này dùng để cúng ma vào rằm tháng ba hàng năm, làm quà biếu hoặc mời người thân và xóm giềng tới ăn. Ngoài ra, từ trứng kiến người Mường còn có thể nấu cùng cơm nếp, xào với rau, nhưng ngon và được nhiều người ưa làm nhất vẫn là món bánh trứng kiến.

Canh nhái măng chua

Nhái và măng chua là hai thực phẩm sẵn có ở vùng núi, người ta có thể chế biến chúng thành nhiều món ăn khác nhau, tuy nhiên món canh nhái măng chua lại hấp dẫn thực khách du lich Sam Son hơn cả. Nhái được bắt ở ruộng, ven suối, ao hồ đem vào nhốt khoảng một ngày, để chúng dẫm đạp lên nhau tiết ra hết chất nhớt. Sau đó mới mổ bụng, bỏ ruột, đầu và chân. Đem băm nhỏ, trộn gia vị và xào lên cho săn lại. Măng chua sẵn có trong vại lấy ra rửa sạch và nấu chung với thịt nhái xào.

Đây là món canh trong bữa cơm thường ngày của người Mường và cũng được dùng để đãi khách trong các dịp lễ. Xưa kia, các lang đạo Mường tiếp đón quan trên cũng hay dùng đến món này.

Xôi nếp đồ ba màu
Xôi nếp với màu tím cây ngom trông đẹp mắt và hấp dẫn. Ảnh: Mocchauxanh.

Người Mường thường trồng cây ngom để dùng làm màu khi đồ xôi. Một bụi ngom có ba màu đỏ, xanh, tím. Để tạo màu người ta nấu ba nồi nước màu riêng bằng lá ngom, sau đó cho gạo nếp vào ngâm, đến khi có màu ưng ý thì vớt ra. Đồ xôi ba màu nhưng chỉ đồ một lần, khi cho gạo vào nồi để tránh ba màu trộn lẫn vào nhau ở giữa người ta để lá chuối ngăn gạo thành ba ngăn riêng. Khi chín, đổ ra dĩa, sắp xếp thành các màu khác nhau.

Thịt hoẵng nướng

Khi săn được hoẵng, người ta dùng lá cây khô thui cho cháy hết lông, dùng dao cạo sạch rồi mới lột da, mổ bụng. Thịt hoẵng được thái thành từng miếng khoảng bàn tay rồi xiên vào que tre đem nướng trực tiếp trên ngọn lửa đang bốc mạnh làm cho thịt se lại chứ không chín kỹ. Sau đó, thái thành từng miếng nhỏ theo chiều ngang đem bóp chung với riềng, muối trắng cùng các gia vị khác. Khi bày ra ăn thì cho thêm lá chanh thái nhỏ. Đây là món tái nướng, ăn vừa ngọt, vừa thơm, du khách du lịch biển Hải Tiến nhắm rượu thì ngon hết ý.

Cá chua, thịt chua
Thịt lợn muối chua trước khi ăn sẽ được rắc lên một ít thính và ăn kèm với lá sung hoặc lá mơ. Ảnh: ttdl.

Người Mường ở vùng núi, nhiều khi săn được chim thú ăn tươi không hết người ta nghĩ ra cách ủ chua để ăn dần quanh năm. Thịt trước khi đem ủ sẽ bóp với muối, thính và rượu. Sau đó thịt được gói trong lá dong, lá chuối, dùng lạt xâu các gói thịt lại rồi treo lên giàn bếp. Để khoảng 10 -15 ngày đem ra ăn liền, thịt có vị chua, ngọt, thớ thịt săn dai, nhai kỹ hương vị thấm vào miệng tạo cảm giác rất ngon.

Không chỉ có thịt người ta còn ủ cả cá các loại như cá chép, cá trôi, cá rô, các thia thia, cá tép... Cá sau khi làm sạch, bỏ lòng, cắt miếng ướp với muối, thính và quả cà đắng thái nhỏ để tăng vị chua. Mỗi loại cá cho một hũ riêng, dùng lá chuối khô nút chặt miệng hũ, bên ngoài bao thêm lớp tro bếp. Đặt hũ cá cạnh bếp nấu, hàng ngày cứ phủ thêm lớp tro ấm mới vào. Sau sáu tháng, mở hũ ra là đã có được món cá ngấu ăn rất ngon.

Độc đáo món ngon từ lươn của xứ Thanh

Cháo lươn, lươn om và miến lươn là những biến tấu hấp dẫn, độc đáo làm từ lươn ở xứ Thanh. Nhiều khách du lịch Thanh Hóa có cảm giác ngậm ngùi tiếc nuối vì chỉ được thưởng thức “tại trận” mà không thể mang về.

Vào mùa mưa tháng 8, khi những cơn mưa rào mùa hạ rơi xuống cánh đồng lúa xanh đang thì con gái cũng là lúc lươn vào mùa phát triển mạnh. Những con lươn đồng nhờ nước cả tìm mồi nên béo vàng óng mượt, thường to bằng ngón chân cái, lẩn mình trong hang. Thật khó để phân biệt đâu là hốc lươn, đâu là hốc rắn và đâu là lỗ cua, nhưng nếu là những “thợ” săn lươn chuyên nghiệp thì chỉ loáng nhìn sẽ nhận ra ngay.

Chỉ những chú lươn đồng với hai màu vàng đen săn chắc mới có thể làm nên sức hút kỳ lạ cho các biến tấu hấp dẫn được chế biến từ lươn như gỏi, nướng, chiên, xào, làm chả, hấp, nấu canh… Nhưng xếp vào hàng thương hiệu, đặc sản thì phải kể đến 3 món lươn sau:

Cháo lươn

Nhiều thực khách không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy bát cháo lươn của người Thanh Hóa, bởi nó giống như bát canh nấu loãng, nước cháo trong leo lẻo, gạo còn nguyên hạt, và thường rất nhiều lươn.

Cháo lươn bổ dưỡng, ăn nóng mới ngon, người mới ốm dậy ăn cùng ớt tươi cho toát mồ hôi sẽ nhanh lại người.

Người Thanh Hóa tâm niệm rằng, bát cháo càng trong, càng nhiều nước càng ngon, bởi cốt cháo lươn là ăn lấy nước, ngon bổ tập trung hết trong nước cháo. Một bát cháo lươn ngon bao gồm thật nhiều lươn xào mềm, đậm đà hương vị, gạo phải còn nguyên hạt, nở xòe, bát cháo khi được bưng ra thơm mùi hành phi, đẹp mắt với màu hành, ngổ xanh và đậu phụ xắt miếng vuông nhỏ, rán vàng.

Cháo lươn Thanh Hóa ăn cùng bánh đa vừng, giống như người Hà Nội ăn cháo với quẩy chiên giòn. Khách du lịch biển Hải Tiến có thể thưởng thức những quán cháo lươn gia truyền ở đường Nguyễn Chích, Trường Thi, phố Bà Triệu, Lê Hoàn và dọc đường Đình Hương.

Lươn bung chuối xanh

Món ăn này đòi hỏi người làm phải thật khéo trong việc chọn nguyên liệu và cầu kỳ trong khâu chế biến. Lươn được chọn phải là loại to vàng, độ lớn vừa phải và có hai màu rõ rệt: bụng vàng, lưng đen. Sau khi tuốt hết nhớt bằng tro bếp, lươn được sơ chế và cắt khúc dài 3 - 5 cm, cuộn bên trong nhân thịt bằm mộc nhĩ. Chuối xanh tước vỏ ngoài, ngâm muối cho hết mủ rồi xắt lát, bóp mẻ cùng với lươn, nêm gia vị, vỏ quýt, mắm tôm, hành, ớt, ướp khoảng 20 phút rồi bắc lên bếp đun.
Lươn bung nóng hổi ăn vào ngày mưa rét đưa cơm không gì bằng.

Các bà nội trợ ở quê thường truyền tai nhau câu ca dao xưa “Cá rô quyện với nồi rang/ Còn như củ chuối, lươn vàng quyện nhau”. Hẳn vì thế, lươn bung củ chuối phải ninh thật lâu, nhỏ lửa để hương vị được quyện hòa vào nhau. Khi chuối mềm nhừ, nước sánh sền sệt là có thể bắc ra, rắc rau ngổ lên trên và đem dùng nóng.

Vị béo của lươn vàng hòa với vị ngọt bùi của chuối, thêm vị chua của mẻ, nhấn nhá chút cay của vỏ quýt và ớt, dậy mùi của mắm tôm... tạo thành món ăn đặc sản của miền quê thanh bình. Nếu muốn tìm về thưởng thức lươn om ngon đúng điệu, bạn hãy về Hà Trung, Đông Sơn, Thiệu Hóa vào những tháng mưa, đặc biệt là trong mâm cơm ngày rằm tháng 8.

Miến lươn

Miến lươn lại là một biến tấu mang phong vị riêng, nổi bật với nước dùng ngọt thanh rất đặc trưng. Nguyên liệu chính làm nên món ăn chỉ bao gồm miến và lươn. Miến rong của người Bắc đem rửa sạch trần sơ qua nước sôi, rồi nhúng lại vào nồi nước dùng lươn cho miến nở, thấm đượm hương thơm vị đậm đà của nước dùng rồi cho vào bát. Thịt lươn sau khi lọc kỹ xương đem ướp tiêu, muối rồi xào nhanh trong lửa to để thịt lươn săn lại mà vẫn phô màu vàng óng của da lươn.
Chỉ từ 25.000 đến 35.000 đồng, bạn có thể tìm ăn ở phố Hàng Đồng, Tịch Điền, Nguyễn Trãi.

Bí quyết làm nên thương hiệu riêng cho miến lươn Thanh Hóa lại nằm ở nước dùng. Nước dùng muốn ngon phải được nấu từ xương lợn, gà và xương lươn, tất cả được ninh thật lâu, vớt bọt liên tục để nước giữ được độ trong cũng như vị béo tự nhiên.

Khi thưởng thức, du khách du lịch Sầm Sơn 2 ngày 1 đêm có thể ăn cùng đậu rán hoặc một chút giá sống, rất mát và bổ. Sợi miến dai, thịt lươn giòn bùi, nước dùng đậm đà cùng vị thơm của các loại rau như kinh giới, tía tô, húng thơm... sẽ làm bạn phải nhớ mãi về thức quà quê bình dị mà nghĩa tình này.

7 món ngon vỉa hè nức tiếng xứ Thanh

Nem chua, bánh khoái, ốc mút, chả tôm và các loại bánh đủ vị là những món ăn chơi ở thành phố Thanh Hóa.

Du khách du lịch Thanh Hóa hãy thưởng thức những món ăn dưới đây để cảm nhận nét riêng trong văn hóa ẩm thực đường phố nơi đây.

1. Nem chua đủ thể loại

Nem chua là đặc sản nổi tiếng của mảnh đất quê Thanh. Từ chiếc nem chua cổ truyền, người dân Thanh Hóa sáng tạo ra rất nhiều loại và cách chế biến, thưởng thức khác nhau.
Nem chua là thức quà mang thương hiệu quê Thanh. Ảnh: Lê Thương

Có nhiều loại nem như nem dài, nem oản, nem cối, nem vuông… khác nhau ở hình thức và khối lượng, tùy mục đích sử dụng nhưng không thay đổi hương vị đặc trưng. Cũng có nhiều biến tấu cho món nem như nem thính, nem cuốn, nem nướng, nem rán… Mỗi loại lại mang đến cho người ăn những cảm nhận khác nhau.

Bạn có thể tìm đến nhà nem Gốc Đa, Cương Dũng, Vũ Linh, nem bà Thường, bà Năm hay trên vỉa hè các phố Đinh Lễ, Tô Vĩnh Diện, Ngọc Trạo… để thưởng thức.

2. Bánh khoái tép nồi gang

Bánh khoái có vẻ giống bánh xèo Nam bộ về cách chế biến nhưng nguyên liệu thì khác, mang nét đặc trưng của xứ Thanh, bao gồm rau cần, bắp cải, thì là thái sợi nhỏ và tép tươi. Bánh khoái chấm cùng nước mắm pha chua ngọt và sung ghém rất hợp vị. Đôi khi người ta thay tép tươi bằng trứng gà để đổi vị.

Giá từ 5 – 8 nghìn đồng/ chiếc. Bạn có thể ăn đến no, bụng vẫn thòm thèm mà không thấy chán. Ảnh: Thanh Tuyết

Ăn bánh khoái ngon nhất vào buổi chiều khi tan sở. Du khách du lịch biển Hải Tiến có thể dễ dàng tìm thấy ở các phố Trường Thi, Đào Duy Từ, Hàn Thuyên, chợ Vườn Hoa…

3. Chả tôm

Chả tôm là món ăn độc đáo và lạ miệng với những thực khách phương xa. Cách làm khá cầu kỳ và tỉ mỉ.

Bạn có thể ăn ở Nhà Thờ, phố Lê Thị Hoa, Hàng Than, Cầu Bố hoặc chợ Vườn Hoa. Ảnh: Thanh Tuyết

Tôm bột tươi sau khi mua về rửa sạch, bỏ vỏ, rút chỉ đất ở sống lưng và giã nhuyễn bằng cối đá. Để cho nhân có màu hồng đẹp mắt, người ta giã cùng một lượng gấc vừa đủ, sau đó trộn cùng thịt ba chỉ bằm đã được xào vàng cùng hành, tỏi để tạo thành hỗn hợp nhân. Bánh được gói bằng bánh phở vuông nhỏ bằng lòng bàn tay, xếp vào vỉ, đem nướng trên bếp than hoa.

Vị bùi ngọt của nhân tôm cùng vị chua dịu của dưa góp lẫn chút cay cay của ớt tươi và rau sống thanh mát tạo nên hương vị khó quên cho món ăn. Xuất cho 2 người ăn khoảng 30.000-40.000 đồng.

4. Bánh cuốn

Bánh cuốn Thanh Hóa mềm, dai và thơm hương rất riêng. Người Thanh Hóa có thể thưởng thức một đĩa bánh cuốn ngon, rẻ ở khắp nơi trong thành phố. Bột làm từ thứ gạo dẻo thơm, nên kể cả khi nguội bánh vẫn ngon như thường.
Người Thanh Hóa ăn bánh cuốn cùng chả nướng than hoa. Ảnh: wordpress.com

Người Thanh Hóa thường ăn bánh cuốn buổi sáng. Nếu muốn ăn bất kỳ thời điểm nào trong ngày, khách du lịch Sầm Sơn 2 ngày 1 đêm có thể ghé đường Tống Duy Tân, Trần Phú, Lê Quý Đôn…

5. Ốc mút chùa Thanh Hà

Chùa Thanh Hà, phố Bến Ngự là địa chỉ quen của những thực khách trót mê mẩn món ốc mút và các món từ ốc.
Giá cho mỗi đĩa ốc các loại là 10 nghìn đồng, không tăng từ nhiều năm nay. Ảnh:Kim Phượng

Vị đậm đà của ốc được tẩm ướp gia vị kỹ lưỡng cùng mùi sả ớt thơm nức mũi sẽ là một trải nghiệm khó quên với những ai mới thưởng thức lần đầu. Vị cay nồng đằm đằm của món ăn sẽ khiến bạn bị “xúc động” đôi chút.

6. Bánh mỳ Nam Hà

Bánh mỳ Nam Hà phố Trường Thi bao gồm một chuỗi cửa hàng bán bánh mỳ gia truyền. Bánh mỳ ở đây mang thương hiệu riêng, hương vị không đổi suốt hơn 20 năm qua. Nhân bánh rất đa dạng để bạn lựa chọn, ngon nhất phải kể đến bánh mỳ kẹp nem chua rán, kẹp bò khô, thịt quay…
Chỉ 10 – 15 nghìn, bạn sẽ có ngay một chiếc bánh tràn trề nhân và ruốc. Ảnh: Lê Thương

Điều làm nên sức sống lâu bền cho bánh mỳ Nam Hà là tất cả nguyên liệu của quán đều được chọn lựa kỹ lưỡng, đảm bảo tươi ngon và nước sốt gia truyền.

7. Bánh ích

Không khác nhiều so với cách làm bánh ít, bánh nếp ở các nơi. Bánh ích có hình tròn, bên trong là nhân tôm thịt, ăn cùng mắm chế chua ngọt, rất mềm và ngon.
Chỉ với 7 nghìn đồng mỗi chiếc, bạn chỉ cần ăn 2 – 3 chiếc là đã no bụng rồi. Ảnh:Lê Thương.

Được bán nhiều ở các chợ Vườn Hoa, Tây Thành hoặc một vài quán vỉa hè trên phố Đinh Lễ, bánh ích luôn hấp dẫn người ăn và thường hết hàng sớm.

Du lịch Thanh Hóa thưởng thức "nem bốc"

Nem chua Thanh Hóa có những biến tấu rất ngon như nem thính, nem chua cuốn mà người dân nơi đây vẫn thường gọi bằng cái tên dân dã là “nem bốc”.

Trong hành trình ghé thăm thành phố Thanh Hóa để thưởng thức các món ăn đặc sản, ngoài ốc Bến Ngự, bánh khoái, chả tôm nhà thờ, du khách du lich Sam Son đừng quên rẽ qua phố Đinh Lễ để thưởng thức món “nem bốc”.

Khoảng 3-4h chiều, đi dọc phố Đinh Lễ, khu chợ Vườn Hoa cũ ngày trước, bạn sẽ bắt gặp một dãy phố chuyên bán các món ăn vỉa hè rất nhộn nhịp và đông đúc. Dừng chân ở cuối con phố, nơi chuyên bán các món về nem, xung quanh toàn lá chuối xanh, bạn sẽ bị hấp dẫn ngay từ cái nhìn đầu tiên với món “nem bốc” nghe có vẻ lạ tai này.
Những biến tấu ngon của nem chua Thanh Hóa.

Đầu tiên là nem chua cuốn. Người ta lấy bánh mướt vuông gói bên trong là một lớp trứng mỏng tang, thịt lợn luộc xé nhỏ, và nem chua để rối. Khi ăn được chấm kèm với bát nước mắm rắc lạc rang. Vị chua chua ngọt ngọt của nem và thịt luộc, hòa quyện cùng vị bùi thơm của lạc rang và mắm chấm, lại sừn sựn, dai dai của bì sợi đem đến một cảm giác ngon lạ.

Nước mắm chấm là bí quyết làm nên hương vị đậm đà cho món ăn, được pha chế từ nước mắm Thanh Hương nổi tiếng theo công thức riêng có của nhà nem, gồm đường, giấm bỗng, và lạc rang giã nhỏ. Hương vị của mắm rất thanh và ngọt. Ớt tươi được để riêng ra một bát khác để thực khách du lịch biển Hải Tiến tự nêm vào theo khẩu vị riêng của từng người.
Nước chấm góp phần tạo nên hương vị đặc biệt cho món ăn.

Món nem bốc được yêu thích không kém là nem chua kẹp lá sung, lá đinh lăng, lá ổi và một số loại rau sống khác. Nem bốc cuốn lá sung không ăn kèm tương ớt mà chấm vào bát nước mắm như khi ăn nem chua cuốn.

Loại nem được chọn là nem chua gói to cỡ ba ngón tay, khi bóc ra có hình chiếc oản mà người ta vẫn gọi là “nem quả” hoặc “quả nem”. Sau khi lên men, nem có mùi thơm chua dịu là có thể đem dùng. Vì quán thường rất đông khách nên chủ quán để sẵn kéo cho khách hàng tự bóc và cắt nem.

Món ăn chơi dân dã với người dân Thanh Hóa nhưng lại là đặc sản khó quên đối với những khách lạ mới thưởng thức lần đầu.

Ngoài việc thưởng thức nem bốc, du khách du lịch Thanh Hóa có thể ăn bánh canh, bánh ích, bánh bèo… ở những hàng quán bên cạnh và đặt mua nem quả về làm quà.

Nem bốc là món quà quê giản dị mà đậm nghĩa tình của người dân Thanh Hóa, góp phần làm phong phú ẩm thực đường phố xứ Thanh nói riêng, kho tàng ẩm thực Việt Nam nói chung.

Du lịch Thanh Hóa thưởng thức chả tôm

Trong số các món ăn độc đáo và khó tìm ở vùng đất Bắc Trung Bộ không thể không kể đến chả tôm, món ăn mà người xứ Thanh đi xa luôn nhắc đến.

Cách làm chả tôm không phức tạp, nhưng đòi hỏi nguyên liệu tươi ngon và bàn tay tỉ mỉ, khéo léo cùng tính kiên trì của người làm. Tôm bột không cần loại to, phải thật tươi, rửa sạch đem hấp hoặc luộc qua để dễ bóc vỏ, bỏ đầu đuôi, chỉ đen ở sống lưng, giã nhỏ. Lưu ý giã nhỏ chứ không xay nhuyễn, để khi du khách du lịch biển Hải Tiến thưởng thức vẫn cảm nhận được thịt tôm thơm ngon.

Cần thêm thịt ba chỉ rán vàng rồi băm lẫn với hành khô và bánh phở cắt nhỏ để tạo thành hỗn hợp nhân, nêm gia vị vừa ăn, cho vào chút hạt tiêu tạo vị cay thơm. Để nhân chả có màu vàng đỏ đẹp mắt, khi giã nhân thì cho thêm chút thịt gấc vào, trộn đều.

Phần vỏ ngoài của chả là bánh phở, loại dày và dai vừa phải để khi cuốn không bị rách, cắt đều mỗi miếng có chiều ngang chừng 4 cm, dài 7 cm. Người làm khéo léo rải nhân lên rồi cuốn nhẹ tay nhưng phải chắc, sao cho không bị hở và đều ngang nhau để khi nướng các miếng chả chín đều.
Chả tôm nướng trên bếp than hoa.


Chả được kẹp vào những nẹp tre tươi hoặc xếp lên vỉ nướng, nướng trên lửa than hoa. Khi có khách du lich Sam Son gọi món thì người bán hàng mới bắt đầu nướng, khách ngồi đợi sẽ thấy cô bán hàng tay quạt bếp tay lật vỉ thoăn thoắt để chả chín đều cả trong lẫn ngoài, và khi bỏ ra đĩa là những miếng chả tôm nóng hổi, lớp vỏ bánh hơi cháy, lấp ló nhân bánh vàng đỏ hấp dẫn, mùi thơm ngào ngạt.

Nước chấm ăn kèm chả tôm cũng phải đủ vị, đu đủ xanh thái mỏng, quả sung thái lát, ớt tươi, tỏi, dấm, đường… làm dưa góp và nước mắm cốt pha loãng. Không thể thiếu rổ rau sống tươi ngon gồm rau diếp, mùi, húng…

Tiết trời se lạnh, quây quần bên bếp than hồng để đợi từng vỉ chả tôm, nghe tiếng mỡ xèo xèo và mùi thơm ngầy ngậy lẫn trong khói thì thật thú vị. Và còn thú vị hơn nữa khi thưởng thức miếng chả tôm nóng giòn, vị tôm bùi bùi nơi đầu lưỡi, vị chua dìu dịu của dưa góp lẫn chút cay cay của ớt tươi cùng rau sống thanh mát, tất cả tạo nên một cảm nhận đặc biệt về món ăn dân dã xứ Thanh, ăn một lần sẽ nhớ mãi.
Món ăn không thể bỏ lỡ khi đến Thanh Hóa.

Nếu có dịp du lịch Thanh Hóa, bạn hãy tìm đến các phố Đào Duy Từ, Lê Thị Hoa, Nhà Thờ… để thưởng thức món chả tôm đẹp mắt, ngon miệng này.