Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016

Du lịch Đà Nẵng thăm bảo tàng Đồng Đình

Bảo tàng Đồng đình nằm trên địa thế dốc đứng phía thượng lưu đường Hoàng Sa, Bán đảo Sơn Trà Đà Nẵng, Khu vườn ký ức này đã tái hiện lại những nét cổ xưa, như một địa chỉ văn hóa độc đáo kết hợp hài hòa giữa bảo tồn không gian sinh thái rừng với không gian văn hóa nghệ thuật hấp dẫn du khách tour Đà Nẵng Hội An

Bảo tàng Đồng Đình là bảo tàng tư nhân đầu tiên ở Miền Trung được UBND thành phố Đà Nẵng cấp giấy phép hoạt động từ đầu năm 2011. Đây là bảo tàng tổng hợp trưng bày nhiều sưu tập do chủ dự án là NSUT Đoàn Huy Giao thực hiện. 

Nằm trên một vùng rừng đồi sát đường Hoàng Sa nhưng chủ dự án có chủ ý khai thác lợi thế giữa cảnh quan thiên nhiên rừng với các hiện vật chuyên đề trưng bày tại một khu nhà liên hoàn có kiến trúc kết hợp rất ấn tượng giữa truyền thống với hiện đại. Tại đây du khách có thể đến thư giản nghỉ ngơi và chiêm quan thế giới rừng cây cỏ được chủ dự án chăm chút khá hài hoà giữa công năng kiến trúc với công năng sinh thái. Bảo tàng làm theo một mô hình khu nhà vườn trung du xứ Quảng với cây trái và thảm cỏ tóc tiên xanh mướt được bố trí những lối đi nhỏ bằng đá lát chung quanh vườn. Những lối đi này tạo cho khách tham quan một cảm giác thư thái như được trở về khu vườn tuổi thơ của chính mình mà chủ dự án đã cố tạo nên và đặt tên cho nó là “Bảo tàng Đồng Đình – một khu vườn của ký ức”. Ký ức đó được tìm lại bằng chính hình ảnh cây đùng đình (có nơi gọi là cây đủng đỉnh ) một loại cây họ dừa thường xanh, mọc nhiều tại khu bảo tồn thiên Sơn Trà mà chủ nhân lấy đặt tên cho bảo tàng của mình. Một khu vườn rừng đá tảng dành cho du khách tour Phú Quốc 3 ngày 2 đêm sau khi tham quan bảo tàng có thể thư thái ngồi nghỉ ngơi để nghe tiếng gió của lá và tiếng hót của chim rừng. 
Có bốn hồ cá đặt rải rác trong vườn tạo hiệu ứng sơn thuỷ mát mẽ cho khu vườn. 

Về phần trưng bày các bộ sưu tập gồm có: 
a. Hai ngôi nhà rường cổ theo phong cách kiến trúc của thợ Kim Bồng, với một không gian thấm đượm chất cổ kính. 
- Ngôi nhà rường truyền thống xứ quảng này nguyên là Nhà của cụ Lê Tuất, người được xem là cha đẻ của nghề gốm xứ Quảng Nam, thân sinh của nghệ nhân làm gốm Lê Đức Hạ ở làng An Quán xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam 
- Ngôi nhà rường của cụ Nguyễn Nhân ở thôn 3, xã Bình Quý huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Theo cụ Nhân thì ngôi nhà này được thân sinh của ông là một giáo thụ xây dựng trong những năm 30 của thế kỷ trước. 

Hai ngôi nhà này trưng bày các sưu tập gốm cổ theo các chuyên đề như sau : 
* Sưu tập văn hoá Sa Huỳnh, một nền văn hoá cổ đại, đã cùng với văn hoá Đông Sơn ở phía Bắc và văn hoá Óc Eo ở phía Nam tạo thành tam giác hình thành nên nền văn hoá cổ đại của Việt Nam. Văn hoá Sa Huỳnh được phát hiện lần đầu tiên ở di chỉ khảo cổ học thuộc làng Sa Huỳnh phía cực nam tỉnh Quảng Ngãi vào đầu thế kỷ 20. Tại hội nghị khảo cổ học Đông Nam Á năm 1936 tại Manila (Philippine), cái tên Sa Huỳnh được quốc tế hoá với tên gọi văn minh Sa Huỳnh (còn gọi là văn hoá Sa huỳnh. Tại Bảo tàng Đồng Đình một sưu tập nhỏ của nền văn hoá nầy, trong đó có một số tiêu bản quý như khuyên tai hình lá liễu (đá) và vòng đeo chân (đá) làn đầu tiên được thấy ở Việt Nam. 
* Sưu tập gốm Chămpa, đây là bộ sưu tập gốm thời cổ đại được tìm thấy trong lòng đất kinh thành Trà Kiệu (Duy Xuyên, Quảng Nam) hiện là mối quan tâm của các nhà khảo cổ học trong và ngoài nước. Ngoài ra còn khá nhiều hiện vật gốm sứ có tên gọi là gốm Gò Sành (Bình Định) vốn được coi là một trong những trung tâm gốm khá phồn thịnh của Châu Á từ thế kỹ thứ 13 đến thế kỹ thứ 15 của người Chăm cổ. 
* Sưu tập gốm Đại Việt là bộ sưu khá đa dạng về chủng loại và niên đại kéo dài từ đầu công nguyên đến nửa đầu thế kỹ 20. Không gian nguồn gốc của bộ sưu tập gần như kéo dài từ bắc chí nam. Trong đó số nhiều là gốm các triều đại Lý, Trần, Lê sơ, Lê-Mạc và triều Nguyễn. Các hiện vật nói lên sự phồn thịnh về gốm sứ của tiền nhân. 
* Sưu tập gốm sứ mậu dịch là bộ sưu tập có niên đại kéo dài từ đầu công nguyên đến thế kỹ thứ 17, phần lớn được tìm thấy trong lòng đất và đặt trong lòng biển Đông, nơi nhiều thời từng là con đường gốm sứ nhộn nhịp của các nước trong vùng. 
Các bộ sưu tập cổ vật trên được chọn lọc để trung bày những hiện vật tiêu biểu đã được Hội Đồng Giám Định (gồm các chuyên gia cổ vật ở Trung ương và địa phương) lập phiếu xác nhận. 

b. Một ngôi nhà kiến trúc hiện đại vận dụng không gian sinh thái rừng để xây dựng trên một ngọn đồi thoai thoải. Công trình kiến trúc độc đáo nầy đã được các nhà sinh thái học, các kiến trúc sư trong và ngoài nước có dịp đến thăm đều đánh giá cao khả năng biểu cảm của nó. Ba phòng trong ngôi nhà có nền cao thấp khác nhau tuỳ theo địa thế của khu đất, và đặt biệt là cho những tảng đá lớn thâm nhập vào bên trong nội thất như một sự tham dự của chính thiên nhiên và ngôi nhà. Đây là công trình dùng trưng bày các tác phẩm mỹ thuật. Trước mắt là sưu tập tranh của hai hoạ sĩ Đinh Ý Nhi và Đặng Việt Triều. 
Về tranh Đinh Ý Nhi (Hà Nội) chỉ thuần nhất là tranh bột màu đen trắng, một bước ngoặc lớn trong cuộc đời sáng tạo của chị, làm nên tên tuổi chị như một trong những hoạ sĩ hàng đầu của mỹ thuật hiện đại Việt Nam. 
Về tranh màu kết hợp với mặt nạ của hoạ sĩ Đặng Việt Triều (TP HCM) là một thể nghiệm khá thành công giữa hội hoạ và điêu khắc. Bộ tranh cho thấy một cái nhìn mới về đề tài chiến tranh và môi trường tạo ấn tượng mạnh đối với người xem. 
Ngôi nhà nầy cũng là nơi trưng bày luân phiên các tác phẩm mỹ thuật của các tác giả khác trong tương lai. 

Ngoài ra tại các kiến trúc phụ trợ gồm nhà quản lý và nhà làm việc của chủ dự án còn trưng bày một sưu tập dân tộc học khá độc đáo của các dân tộc thiểu số Miền Trung – Tây Nguyên. Các hiện vật nầy rất đáng được chú ý bởi lẽ ngoài chất khám phá nó còn làm tôn lên một cách hài hoà với không gian rừng chung quanh khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà. 

Nét chung nhất mà bảo tàng Đồng Đình đem lại cho du khách du lich Phu Quoc gia re là một không gian văn hoá nghệ thuật kết hợp hài hoà với không gian sinh thái làm cho du khách đến đây có được cảm giác vừa bổ ích vừa thư thái sau những ngày bận bịu với đời thường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét