Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017

Vẻ đẹp hoang sơ tĩnh lặng của Hòn Khô

Cách trung tâm TP. Quy Nhơn (Bình Định) chừng 15 km, đảo Hòn Khô là điểm đến lý tưởng của nhiều người thích tắm biển, ngắm san hô và ăn hải sản tươi sống.

Muốn đến Hòn Khô, ngoài các tour của các công ty du lịch, bạn có thể tự tổ chức một tour cho riêng mình. Khi đến xã Nhơn Hải, chỉ cần đi thuyền tầm 10 phút là bạn có thể đặt chân đến Hòn Khô.

Đảo toàn là những núi đá, lưa thưa vài cây bụi nhỏ. Xen lẫn những mỏm núi nhô ra biển là những bãi cát nhỏ tuyệt đẹp, hoang sơ, nước trong xanh. Trên đảo không có dân cư sinh sống, chỉ có bãi cát lớn nhất đảo là điểm tập trung đông du khách . Xung quanh đảo là những ghềnh đá nhỏ, nơi dành cho những người yêu thích câu cá, một mình tĩnh lặng với biển trời mênh mông.


Hiện Hòn Khô có 2 điểm phục vụ ăn uống và tắm nước ngọt, một của gia đình ông Lê Hải và một của Đoàn Thanh niên xã Nhơn Hải tổ chức. Theo ông Hải, vào mùa hè, số du khách đến Hòn Khô mỗi ngày có thể lên đến 200 người. Mùa biển động thì ngày có, ngày không. Mỗi đoàn khách tour Nha Trang 3 ngày 2 đêm đến Hòn Khô khoảng dưới 20 người, thuê thuyền chở ra đảo tắm biển, lặn ngắm san hô, trở về đất liền có giá 350.000 đồng/chuyến, ăn trưa cộng với tắm nước ngọt bình quân 130.000 đồng/người.

Nếu khách tự đi đến Hòn Khô, có thể thuê thuyền nhỏ của ngư dân chở đi và về với giá 200.000 đồng/chuyến, đồ ăn trưa thì tự chọn món.

“Một suất ăn chúng tôi phục vụ trên đảo Hòn Khô có đến 8 hay 9 món, tùy theo yêu cầu của khách. Các món hải sản tươi sống ở Hòn Khô thường có là cá mú, cá hồng, cá kình, cá dìa, chình biển… và các món ốc. Khách muốn ăn tôm hùm và các loại hải sản khác thì nên đặt trước. Khách đến đây quanh năm, lúc nào chúng tôi cũng sẵn sàng phục vụ”, ông Hải nói.

Những năm gần đây, dịch vụ tắm biển lặn ngắm san hô rất được du khách đến Hòn Khô yêu thích. San hô ở Hòn Khô nằm sát bờ, nơi chỉ có mực nước biển sâu từ 1 – 2m nhưng lại có nhiều sinh vật biển sinh sống. Chỉ cần mặc áo phao, đeo kính vào và úp mặt xuống biển đã nhìn thấy vẻ đẹp của san hô với những đàn cá nhỏ đủ sắc màu nhởn nhơ bơi lượn. Nhiều du khách đến lặn biển ngắm san hô thường nói đùa là Thủy cung của Long Vương đặt tại Hòn Khô!


“Đến Hòn Khô, bất kể du khách tour Nha Trang 4 ngày 3 đêm nào, dù biết bơi hay không biết bơi, dù người lớn hay trẻ con, chỉ cần mặc áo phao, đeo kính lặn là đều có cơ hội được ngắm san hô. Ngắm chán, du khách thường thích tự bơi vào bờ. Ngược lại, ở Nha Trang, san hô thường nằm ở vùng biển sâu, khi lặn, đòi hỏi phải có người kèm cặp. Vì vậy, hoạt động lặn biển ngắm san hô tại Nha Trang khá kén khách nhưng ở Hòn Khô thì không”, ông Nguyễn Phạm Kiên Trung, Giám đốc Công ty Du lịch miền Trung, cho biết.

Đi bộ dạo xung quanh đảo du khách sẽ bị chinh phục bởi vẻ đẹp kỳ vĩ, độc đáo của thiên nhiên nơi đây. Đặc biệt, Hòn Khô là khu vực bảo tồn rùa biển. Nếu có dịp ở lại đảo Hòn Khô vào ban đêm, gặp may mắn du khách sẽ tận mắt chứng kiến được cảnh “vượt cạn” của rùa biển. Đến Hòn Khô vào lúc biển cạn, du khách có thể nhìn thấy một bờ thành cổ bí ẩn nhô lên khỏi mặt nước. Nhiều người cho rằng bờ thành này là một công trình phòng thủ bờ biển của người Chăm nhưng đến nay vẫn chưa thấy sử sách nào ghi lại. Ngoài ra, chùa Hương Mai trên đất liền ở xã Nhơn Hải với nhiều pho tượng La Hán, tượng Phật lớn ở ngoài trời và có tiếng là linh thiêng… cũng là một điểm đến đáng lưu ý.

Nếu bạn muốn có một chuyến du lịch về với biển đảo, chụp được những bức ảnh lưu niệm đầy lãng mạn, chi tiêu với giá bình dân hãy đến Hòn Khô.

Sức hấp dẫn khó cưỡng của ẩm thực Huế

Du lịch Huế nổi tiếng với ẩm thực cung đình cao sang và mĩ vị, tuy nhiên các gánh hàng rong, các món ăn bình dân cũng có sức hấp dẫn khó cưỡng.

Du lịch Huế ăn gì mới đúng chất?

CƠM HẾN


Cơm hến ngon nhất chỉ có ở Huế. Cơm hến tuy là món ăn dân dã có khắp mọi nơi dù ở thôn xóm hay đường quê, nghèo mà vẫn sang, đậm đà hương vị. Cơm hến được làm từ cơm trắng nấu chín và để nguội. Người ta cho phần thịt hến cùng các phụ gia, thêm tóp mỡ được chiên giòn. Cơm hến có thêm chút mắm ruốc Huế vừa bùi, chát, cay và hăng. Được ăn kèm với phụ gia là rau sống gồm có: rau sống, bắp chuối, giá đỗ và ít thân khoai môn trắng thái nhỏ. Lạc được rang vàng và phi dầu vàng cho có màu đẹp mắt.

Cơm hến ngon nhất là ở cồn Hến, hoặc quán chị Nhỏ, bán trong ngõ đường Phạm Hồng Thái, góc giao với Trương Định – nhưng chỉ bán buổi sáng, đến trưa là hết, hoặc không thì ăn ở số 2 Trương Định. Cơm hến khá rẻ, một tô chỉ khoảng 10.000 đồng.

CÁC LOẠI BÁNH HUẾ: BÁNH BÈO, BÁNH BỘT LỌC, BÁNH KHOÁI

Có dịp du lịch Huế mới thấy bánh bèo gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân cố đô như thế nào. Khoảng từ 3 đến 5 giờ chiều, trên các ngõ phố, những phụ nữ quẩy gánh trên vai hoặc chiếc thúng nhỏ cắp ngang hông, đi bán bánh bèo, bánh lọc đến từng nhà. Người Huế rất thích và đã thành thói quen dùng loại bánh đầy hương vị quê nhà này vào các bữa ăn phụ.

Các bạn có thể đến các “Khu phố Bánh bèo” như: cung An Định, đường Ngự Bình, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm… để tận mắt thưởng thức “văn hóa bánh bèo” tại đây.

Bánh khoái đổ bằng bột gạo xay đánh sệt với nước và lòng đỏ trứng, sau đó thêm tiêu, hành, mắm, muối, tôm bóc vỏ, thịt bò (hoặc chim) nướng thái lát, mỡ thái lát nhỏ, giá sống. Bánh ngon một phần nhờ nước lèo, thứ nước chấm chỉ các đầu bếp giỏi mới chế được. Ðây là bí quyết gia truyền, quyết định chất lượng, tạo nên hương vị thượng hạng của bánh khoái.

Bánh khoái nổi tiếng nhất là bánh khoái Thượng Tứ, quán có 3 chi nhánh là Lạc Thiện, Lạc Thạnh và Bạch Yến.

CƠM CHAY HUẾ


Nếu bạn muốn có một bữa ăn thanh đạm và để cơ thể được thanh lọc thì hãy thử một bữa cơm chay tại Huế. Các món chay cũng rất đa dạng và phong phú, chỉ từ rau, củ, nấm, đậu phụ… nhưng bạn đã có một bữa cơm đầy đủ và thịnh soạn vô cùng.

Khách đến Huế, nếu thích được thưởng thức một bữa cơm chay thì ngoài những Phật tử biết nấu cơm chay ngon để mời thân mật ở gia đình, có thể liên hệ các chùa để thưởng thức một bữa cơm chay Huế đặc biệt. Bạn đến chùa nào cũng được, nhưng tốt hơn cả là chùa Từ Đàm, vì ở đây là chùa sư nữ nên có nhiều ni cô nấu cơm chay ngon, lại ở ngay trong thành phố – trên đường Điện Biên Phủ.

Ngoài ra, các bạn cũng có thể đến quán cơm chay Liên Hoa – số 3 đường Lê Quý Đôn để thưởng thức các món chay. Giá các món chay tại đây cũng khá rẻ.

BÚN BÒ HUẾ

Bún bò Huế chính là linh hồn của ẩm thực Huế, độ ngon và nổi tiếng của món ăn này chắc không phải bàn nhiều. Bún bò Huế có một miếng chân giò, một miếng giò tự nắm, một miếng tiết lợn nhỏ và tất nhiên phải có vài lát thịt bò. Rau ăn kèm cũng rất tươi và phong phú. Địa chỉ ăn bún bò Huế nổi tiếng nhất: 13 Lý Thường Kiệt (cạnh Nhà khách Công đoàn). Ngoài ra, khắp nơi ở Huế bạn cũng sẽ dễ dàng tìm thấy một quán bún bò chất lượng. Giá một tô bún bò Huế khoảng 30.000 đồng.

BÁNH CANH BÀ ĐỢI


Nằm trên đường Đào Duy Anh, ở cuối một con hẻm nhỏ có một quán bánh canh không bảng hiệu. Quán hoạt động theo lối gia đình ít nhân công nên khách thường phải đợi hơi lâu, vì thế quán được khách quen gọi là quán bà Đợi (người Huế quen gọi là mụ Đợi). Dù bánh canh của quán này được thái sợi dẹt như kiểu Quảng Bình chứ không nén khuôn sợi tròn, nhưng nước dùng thì đặc phong cách Huế.

Nước dùng của quán này có vị đậm đà và thơm tự nhiên của tôm. Khi tô bánh canh được bưng ra, nước trong, chả và tôm tươi giòn sần sật, thực khách sẽ gia thêm tiêu, muối, chanh, tương ớt dầu và hành lá thái nhỏ bầy sẵn trên bàn, mặc dù tự nước dùng trong tô đã đủ ngon vị lắm rồi… Vì vậy mà hiếm khi khách bỏ sót nước dùng trong tô bánh canh ở quán bà Đợi.

BÚN THỊT NƯỚNG, BÁNH ƯỚT THỊT NƯỚNG

Điểm đặc biệt của hai món này nằm ở thịt nướng. Thịt ở đây ướp vừa đủ, không át mùi thơm của, miếng thịt mềm chứ không bị khô, và mang một hương vị đặc trưng, khá đặc biệt so với những nơi khác. Nước chấm ăn kèm cũng vừa miệng, điều đặc biệt là có rất nhiều rau sống, tươi mát và xanh ươm.

BÁNH CHƯNG NHẬT LỆ

Đây là món ăn nổi tiếng ở Huế và có xuất xứ từ con phố Nhật Lệ trong thành Nội, nơi tập trung hàng chục lò làm bánh. Bánh thơm dẻo, ăn rất khoái khẩu do sự kết hợp nhuần nhuyễn mùi vị giữa nhân đậu, thịt (mỡ và nạc) với gạo nếp và các loại gia vị như tiêu, hành. Người ăn quen lâu ngày thành nghiện, thành thèm.

Ăn bánh chưng Nhật Lệ khi nguội ngon hơn khi nóng. Bóc lớp lá chuối ra, màu bánh xanh thơm nhức mắt. Cắn một miếng, nhân đậu thịt mỡ màu nâu trắng béo bùi ngập chân răng.

NEM LỤI CHẤT HUẾ


Nhiều người thường nói “Nem lụi là một trong những món ăn đặc sệt Huế”. Ở đường Nguyễn Huệ có hai quán nem lụi. Suốt ngày đêm quán nào cũng chật ních người ăn. Khách hàng lần đầu ăn nem lụi, ai cũng xuýt xoa khen ngon để rồi ăn tiếp lần hai, lần ba, thậm chí ăn hàng ngày như dân “nghiện” và lần nào cũng vẫn cứ khen ngon.

Khi ăn, lấy bánh đa nem gói thịt viên nướng cùng với rau, thơm, khế, giá, lát chuối xanh thái mỏng, miếng vả thái sống, ớt màu… lấy lá hành buộc lại rồi chấm với một thứ nước đặc biệt gọi là nước lèo. Nước lèo dùng cho nem lụi được pha chế từ hàng chục nguyên liệu khác nhau như dầu thực vật, gan lợn, bột đao, đường, tương nước mắm, quế chi, hoa hổi trộn với nước cốt dừa.

CƠM ÂM PHỦ

Du khách đến Huế nghe tên món cơm kỳ lạ này có thể giật mình nhưng với người dân nơi đây, đó là món ăn quen thuộc, được bày bán khá nhiều ở các nhà hàng và quán cóc ven đường. Cơm âm phủ thực chất là món cơm bình dân nhưng được trình bày rất bắt mắt. Cơm trắng ở giữa, xung quanh đặt thức ăn gồm thịt ba rọi, chả lụa Huế, tôm, nem Huế nướng, trứng tráng, rau thơm, dưa leo…tạo thành 7 màu rực rỡ.

Thành phần của cơm âm phủ ngày nay có thể thay đổi theo yêu cầu của thực khách, nhưng phải đảm bảo có đủ màu sắc, tượng trưng cho 7 bước chân đầu tiên của Đức Phật. Nếu muốn thưởng thức đúng hương vị của món ăn độc đáo này, bạn có thể đến quán cơm mang tên “Âm phủ” trên đường Nguyễn Thái Học, gần sân vận động Huế.

Là nơi sáng tạo ra cơm âm phủ, quán đã tồn tại ngót gần một thế kỷ và được lưu truyền qua nhiều thế hệ đến ngày nay. Nhiều người kể lại rằng, do trước đây quán chỉ mở vào đêm khuya, bên trong thắp ngọn đèn dầu leo lắt, tạo nên khung cảnh kỳ bí nên quán cơm “Âm phủ” cũng có tên từ đó.

CHÈ HẺM

Ông bà ta ngày xưa thường nói nếu ngoài Hà Nội có “36 phố phường” thì Huế cũng có “36 thứ chè”. Không ai biết chè hẻm có ở Huế từ bao giờ mà chỉ biết gọi là thế, bởi nó thường nằm sâu trong các ngõ ngách với rất nhiều loại chè khác nhau.

Mỗi loại chè có một hương vị riêng, ngon bổ, tinh tế và cầu kỳ như chính con người nơi đây. Chè bắp ngọt mát tinh khiết, vừa thơm vừa bùi nấu từ bắp ngô non của cồn Hến, chè hạt sen với thứ hương trầm thật lạ của giống sen hồ Tịnh Tâm – loại sen “tiến vua”. Lại còn chè nhãn bọc hạt sen ngọt thanh, thơm bùi và nhiều loại chè như chè hạt lựu, chè trôi nước, chè khoai sọ, chè bột lọc…

Có một loại chè nghe rất lạ tai mà chỉ Huế mới có: chè bột lọc thịt heo quay. Được chế biến cầu kỳ từ những miếng thịt heo quay cắt khúc nhỏ, bọc ngoài là bột nếp, cho thêm đường nấu thành chè. Khi ăn, món chè này cho ta một cảm giác rất lạ, vừa ngọt lại vừa mặn, béo ngậy khó diễn tả thành lời…

Đậm đà hương vị ẩm thực Hội An

Hội An không chỉ là một phố cổ nổi tiếng với phong cảnh hữu tình mà còn có những món đặc sản làm say đắm lòng người. Rất nhiều du khách đã quay lại nơi đây chỉ để thưởng thức những món ngon Hội An.

Những món ngon không thể bỏ qua khi du lịch Hội An

MÌ QUẢNG – MÓN NGON HỘI AN QUEN THUỘC


Mì Quảng từ lâu không còn là đặc sản của riêng Quảng Nam nữa, nó đã trở thành thứ quà chung cho du khách khi đến miền Trung. Nhưng về Hội An, vẫn thấy món ăn có nét riêng. Có lẽ vì không khí thân thiện và con người hồ hởi nơi đây khiến nó đặc biệt hơn bất cứ nơi đâu trên đất nước. Mì Quảng gồm những nguyên liệu bình dân. Sợi mì từ gạo, thịt tôm, thịt heo, thịt gà… gần gũi, miếng bánh tráng nướng rẻ tiền, vài thứ rau sẵn có, chẳng thứ nào cao sang, quyền quý. Mùi thơm từ thịt, tôm, trứng, bánh tráng, đậu phộng kích thích khứu giác của thực khách du lịch Quảng Nam Đà Nẵng, tăng độ hoàn hảo của món ngon Hội An này.

BÁNH XÈO – MÓN NGON DÂN DÃ CỦA HỘI AN

Nguyên liệu chính để làm bánh xèo Hội An ngoài gạo, còn có thêm tôm, thịt dùng làm nhân bánh xèo. Để có món bánh xèo người làm phải ngồi bên bếp lửa liên tục rất nóng nực, do đó mùa mưa trong năm từ tháng 10 đến tháng 12 là mùa thích hợp nhất cho việc làm bánh xèo. Bánh xèo Hội An ăn nóng mới ngon, tức làm đến đâu ăn đến đấy và khi ăn không dùng đũa, muỗng mà chỉ dùng tay cầm bánh xèo chấm với nước chấm hoặc dùng bánh tráng cuốn bánh xèo kèm các loại rau sống rồi chấm với nước chấm. Bỏ miếng bánh xèo giòn tan, thơm phức vào miệng, hẳn bạn sẽ không thể quên được hương vị thơm ngon tuyệt vời của món ngon Hội An này.

CAO LẦU – MON NGON TỰ HÀO CỦA NGƯỜI HỘI AN


Nguyên liệu chính làm nên sợi cao lầu Hội An là từ gạo, được chế biến công phu. Gạo ngâm với tro lấy từ củi tràm ở đảo Cù Lao Chàm. Nước hòa cùng với tro phải lấy từ nước giếng cổ Bá Lễ, thứ nước vừa ngọt lành lại trong vắt. Chính vì ngâm với nước tro nên gạo sẽ có màu vàng nhạt như pha nghệ. Gạo được xay thành bột, để ráo nước, nhồi cho mịn. Cao lầu không tráng như mì, người ta cán bột thành miếng dày 3-4 mm rồi đem hấp cách thủy, tiếp theo cắt bột thành sợi to bằng sợi mì. Món ngon Hội An này hợp khẩu vị từng người nhờ món nước dùng. Du lịch Hội An, thưởng thức cao lầu là một trải nghiệm thú vị nhất.

CƠM GÀ – MÓN NGON ĐỘC ĐÁO CỦA HỘI AN

Cơm gà Hội An mang một mùi vị riêng và tin chắc rằng nếu du khách tour Đà Nẵng Hội An 4 ngày 3 đêm đã nếm thử một lần thì sẽ nhớ mãi. Để làm nên món cơm gà này, món cơm gà phố Hội phải cần rất nhiều những yếu tố và cách thức chế biến riêng. Đầu tiên phải chọn loại gạo thơm, ngon, dẻo. Thứ hai là phần chọn gà cũng rất quan trọng, chọn loại gà ta nhưng phải tơ, được chăn thả. Chỉ loại gà này thịt mới mềm, thơm ngon. Và thứ ba là sự chế biến, kỹ thuật của người nấu. Cơm gà thật sự là một món ăn đặc trưng của phố Hội, nó hoàn toàn khác với cơm gà Tam Kỳ, cơm gà Đà Nẵng cả về hình thức lẫn cách chế biến. Món ngon Hội An này là sự kết hợp giữa cơm nấu theo cách riêng vối thịt gà xé nhỏ, trong khi ở một số nơi khác, người ta ăn cơm với thịt gà riêng.

CHÈ BẮP – MÓN NGON THANH TAO CỦA HỘI AN


Nguyên liệu để nấu chè bắp ở đây chỉ gồm bắp, đường kính và bột năng. Bắp để nấu chè là loại bắp sữa (bắp non) được trồng trên những bãi đất bồi ven sông. Chính lượng phù sa bồi đắp hàng năm qua những trận lụt đã khiến những bãi đất này trở nên thật màu mỡ, góp phần làm cho những trái bắp nơi đây có những hương vị ngọt, thơm hơn hẳn bắp được trồng ở các nơi khác. Chè bắp Hội An ngon chỉ bởi một lý do duy nhất là ngọt tự nhiên của bắp mới bẻ. Món ngon Hội An này có thể ăn đặc, ướp lạnh, dùng kèm với đá hay ăn kèm với các loại chè đậu khác, cách nào cũng thơm, ngon và đậm đà hương vị.