Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017

Vẻ mênh mang lặng lẽ của Hòn Yến

Tỉnh Phú Yên thu hút khách du lịch bởi vẻ đẹp của biển xanh, cát trắng, nắng vàng. Nếu bạn đã ghé thăm Bãi Gốc ở tỉnh Phú Yên thì bạn cũng không nên bỏ qua Hòn Yến. Đây cũng là một thắng cảnh đẹp của địa phương thu hút nhiều du khách đi tour du lịch Quy Nhơn Phú Yên đến tham qian.


Nói đến Hòn Yến là nói đến vẻ đẹp vừa lãng mạn vừa hoang sơ, như điểm nhấn tô vẽ cho điểm du lịch Phú Yên này thêm ấn tượng nơi lòng du khách. Hòn Yến nằm ở thôn Nhơn Hội, xã An Hòa, huyện Tuy An. Điểm đến này cách thành phố Tuy Hòa của tỉnh Phú Yên khoảng 30 km theo hướng Đông Bắc. Qua thời gian dài và cộng với sự bào mòn của sóng biển, dãy núi nhô ra giữa biển giờ trở thành hai hòn đảo ở cách xa bờ khoảng 100m. Hòn nhỏ gọi là Hòn Sụn, hòn lớn gọi là Hòn Yến, làm du khách liên tưởng đến một cô gái e ấp bên chàng trai vô cùng tình tứ.

Hòn có tên là Hòn Yến bởi vì theo người dân kể lại thì ngày trước, chim yến về đây là tổ rất nhiều. Chúng sinh sống rất lâu ở hòn. Nhưng khí hậu, thời tiết thay đổi, chim yến không thích nghi ở đây nữa, vì thế chim yến cũng không còn đến làm tổ và sinh sống ở đây. Đến tham quan Hòn Yến, du khách hay chọn thời khắc thủy triều rút xuống. Lúc bấy giờ, mọi người cùng nhau đi bộ đến chân Hòn Yến để tham quan. Nổi bật là những rặng san hô, những cầu gai bám chặt vào vách đá… rất ấn tượng. San hô nhiều màu sắc, nhiều hình dạng không khỏi làm du khách thích thú.

Trên bãi biển ở khu vực Hòn Yến, bình minh hay mặt trời buông xuống đều là thời khắc tuyệt vời để bạn rảo bước thưởng ngoạn cảnh đẹp đầy mê hoặc của biển và đất trời. Ông mặt trời hàng ngày to tròn đội biển nhô lên, tỏa nắng như dát vàng khắp mặt nước sóng miên man vỗ. Đến buổi chiều ta, ông mặt trời lặng lẽ dần lặn sâu vào biển cả, tạo ánh hoàng hôn đầy mê hoặc, tạo cảnh ráng chiều đầy thổn thức, làm bức tranh thiên nhiên ở đây đẹp đẹp đến nao lòng du khách tour Quy Nhơn.


Ngoài thưởng ngoạn cảnh, thưởng thức hải sản ở Hòn Yến, thì lại càng không phải bàn luận nhiều, ngoại trừ việc tìm những từ ngữ thật phù hợp để khen. Những con thuyền ra khơi vào lúc chiều tối và sáng ngày trở về với đầy ắp cá tươi sống, mang đến cho người người những bữa tiệc hải sản thật ngon. Vừa nhâm nhi các món ăn hải sản tươi rói bên người thân, vừa ngắm nhìn biển cả bao la cùng trời, hai từ “Hòn Yến” rất đỗi xinh đẹp, sẽ là nơi ghi dấu, cũng như mang lại cho con người ta những khoảng lặng tràn ngập hạnh phúc, đến khó có thể diễn tả hết bằng lời.

Mang vẻ lãng mạn đặc biệt của biển cả, Hòn Yến còn trở nên đa sắc bởi sự hoang sơ, đơn giản của chính mình. Ngắm cảnh quan Hòn Yến, du khách rất dễ bị quyến rũ bởi sự hoang sơ đơn giản này. Đơn giản từ những tán lá bàng xanh um quanh các bờ đá nằm rải rác. Đơn sơ từ những làn hoa dại mọc nhún nhường, nhưng bền bỉ vẻ đẹp hoang dại giữa đất trời lộng gió. Tất cả hòa quyện, làm cảnh vật Hòn Yến như rất gần gũi với con người, nhưng cũng có khi như mang chút xa xăm vô định nào đó, trôi tuột vào không gian biển ngập tràn từng làn sóng bạc đầu mênh mang, lặng lẽ.

Vẻ trang nghiêm hài hòa của miếu ông Điều Bát

Lăng ông Tiền Quân Thống chế Điều Bát ở Vĩnh Long, vừa nghe qua, có lẽ du khách xa gần tưởng chừng như đây là điểm du lịch Vĩnh Long mới vì cái tên nghe khá lạ. Thế nhưng, với người dân Trà Ôn ở Vĩnh Long nói riêng và đa số những ai quan tâm nhiều đến lịch sử nước nhà, nhất là thời Nhà Nguyễn, thì không cảm thấy lạ lẫm chút nào.


Những ai có dịp đi tour du lịch miền Tây giá rẻ, lưu lại ở vùng đất Trà Ôn, thể nào cũng có dịp nghe qua câu ca:

Lịch thay cuộc địa Trà Ôn
Miếu Ông Điều Bát lưu tồn đến nay
Đất giồng Thanh Bạch xưa kia
Có đền Ông lớn với bia lưu truyền.

Khi nghe qua, hẳn sự lạ lẫm sẽ được hóa giải phần nào, bởi sự chân thành trong những câu ca này, đặc biệt ngợi ca Ông Điều Bát. Ông chính là ông Nguyễn Văn Tồn, người Khmer, đã có công rất lớn với vùng đất Trà Ôn, nên được nhân dân xây lăng để thờ tự. Lăng được gọi là Lăng Ông Tiền Quân Thống chế Điều bát, gọi đúng theo chức danh ông đã được sắc phong. Lăng năm ở xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long trong khuôn viên rộng hơn 8000 m2. Nơi đây có nhiều công trình, kiến trúc đẹp, cùng với không gian thoáng mát bởi được trống nhiều cây xanh, hoa cảnh.

Lăng mộ ông Tồn được xây dựng cổ kính, tạo nên vẻ trang nghiêm. Đầu tiên là ở cổng lớn, cao ráo được trang trí hai màu đỏ, vàng bắt mắt và câu đối bằng tiếng Hán. Càng uy nghi hơn trên đỉnh cổng là tượng lưỡng long tranh châu. Sau khi đi qua cổng này, sẽ bắt gặp một cổng nữa, phía sau cổng này là một sân rộng, được tráng xi măng với nhiều cây xanh, hoa cảnh xung quanh sân.

Trước lăng Ông là một bức bình phong được trang trí với nhiều màu sắc, đặc biệt là nhiều hình hoa sen, điều điêu khắc tinh xảo, cùng nhiều họa tiết trang nhã khác.


Lăng Ông gồm có ba ngôi nhà chính, gồm chánh điện, nhà khói và võ ca. Tất cả đều được làm từ gỗ quý, lợp mái ngói hình váy ca. Chánh điện là nơi thờ tự, được chia thành nhiều gian thờ, gồm thờ phó soái Nguyễn An, tiếp đó là bàn thờ Hội đồng và trong cùng là bàn thờ Tiền quân Thống chế Điều bát. Ở chánh điện được trang trí nhiều hoa văn, họa tiết cùng màu sắc bắt mắt và tạo nên vẻ trang nghiêm. Đặc biệt ở đây, du khách tour du lịch miền Tây 4 ngày còn bắt gặp nhiều câu đối ca ngợi Ông Tồn, những câu đối này được tô điểm khá lộng lẫy. Phía sau lăng là khu mộ phần của Ông cùng phu nhân. Nơi đây cũng được trang trí kĩ với nhiều hình hoa lá, kỳ lân, rồng rất uy nghi.

Hằng năm, vào các ngày mồng 3 và mồng 4 tháng giêng âm lịch, người dân Trà Ôn đều tổ chức giỗ Ông Tồn với nhiều nghi thức truyền thống độc đáo. Lễ giỗ của ông năm nào cũng có rất nhiều người dân từ các vùng đến tham dự. Ngoài lễ chính thì còn có múa lân, hát bội, các trò chơi dân gian…Nếu có dịp đi du lịch về thăm Trà Ôn đúng những ngày này, du khách sẽ có cơ hội để hòa cùng bầu khí ấm áp, thêm phần hiểu biết về mảnh đất Trà Ôn của Vĩnh Long, nơi có một vị Thống chế Điều bát rất giàu nghĩa tình và rất nặng lòng với dân.