Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

Những món ngon mang hương vị tuyệt hảo của xứ Dừa

Bì cuốn, bánh xèo ốc gạo, chuối đập… là những món ăn dân giã thơm ngon tuyệt hảo như chính bản tính con người nơi xứ dừa Bến Tre.

Bến Tre là xứ sở của dừa, những rừng dừa bạt ngàn và đời sống con người cũng gắn bó rất nhiều với cây dừa. Bên cạnh những món ăn ngon được chế biến với dừa, đặc sản Bến Tre còn được nhiều du khách tour du lịch miền Tây giá rẻ biết đến với những món ăn dung dị nhưng sự căng tràn phóng khoáng đã được gửi gắm vào từng món ăn dân giã như chính con người nơi đây.

Chuối đập


Món ăn vô cùng đặc trưng của xứ dừa này không những là món khoái khẩu của các cô cậu thích ăn vặt mà còn là nỗi nhớ nhung của những người xa quê. Chuối đập khá khó tìm, thường chỉ bán ở những hàng gánh rong ngoài lề đường. Chuối được lựa chọn phải là chuối xiêm vỏ còn xanh vừa chuyển vàng, người miền Tây hay gọi là “chín hường hường”. Nếu lựa chuối chín quá thì nướng lên bị nhão, không ngon.

Sau khi bóc vỏ, chuối được cắt lát cho vào túi ni lông đập dẹt rồi cho lên bếp nướng đến khi chuyển sàng màu vàng óng và dậy mùi thơm. Chuối nướng được chấm cùng với nước cốt dừa đặc quánh, là món ăn lót dạ mỗi buổi chiều rất thú vị.

Bánh xèo ốc gạo


Bánh xèo không còn là món xa lạ với người Nam Bộ nhưng bánh xèo ốc gạo lại là món đặc sản của cồn Phú Đa (huyện Chợ Lách – Bến Tre). Cồn này là một trong những nơi hiếm hoi ở miền Tây có số lượng sinh sản của ốc gạo đông đảo nhất. Hàng năm, ốc gạo sinh sôi nhiều nhất vào tháng 4-5 âm lịch, nhưng con ốc gạo đạt đỉnh điểm về số lượng phải vào Tết Đoan Ngọ.

Ốc gạo thịt trắng đục, béo thơm, thường được chế thành món ốc gạo xào sả ớt và làm nhân bánh xèo thay cho tôm, thịt. Ốc cùng hành tây xắt mỏng được xào chín rồi làm nhân bánh, cuốn cùng rau thơm làm cải bẹ, xà lách, đọt bứa…. mùi vị rất khác biệt. Khi ăn cảm nhận con ốc ngọt, sần sật lẫn trong các mùi rau khiến thực khách du lịch miền Tây sông nước cứ muốn ăn mãi mà không bị ngán.

Bánh canh bột xắt

Miền Tây là xứ sở của bánh canh bột xắt, những vùng khác còn gọi là bánh canh bột gạo. Tựu chung, nguyên liệu chính của món bánh canh này là bột gạo, tùy vào cách chế biến mà có tên gọi khác nhau. Để làm bánh canh bột xắt, người nấu phải cán bột ra thớt rồi xắt từng thanh mỏng bỏ vào nồi nên có tên gọi là bánh canh bột xắt.

Bánh canh bột xắt thường là bánh canh vịt chấm với nước mắm gừng. Nhiều nơi người nấu cho tép non hay tôm khô vào để nước ngọt hơn. Thứ nước lèo trắng đục do bột gạo tạo nên làm cho bánh canh bột xắt khó mà lẫn được với các loại khác. Ở Sài Gòn và một số tỉnh thành khác cũng có phổ biến món này nhưng thưa thớt. Khi ăn bánh canh bột xắt ở Bến Tre, đừng quên gọi thêm chén huyết nếp béo ngậy.

Đuông dừa


Nhắc đến Bến Tre là nhắc đến xứ sở của dừa. “Anh về miền đất xứ dừa/ Nhớ đi thưởng thức đừng chừa món đuông”. Đuông dừa hay còn gọi là sâu dừa – một trong những đặc sản Bến Tre. Phần củ hũ dừa béo ngậy, ngọt là nguồn thức ăn bổ dưỡng giúp cho những con đuông dừa phát triển.

Từ những con đuông dừa, người ta đã chế biến ra rất nhiều món ăn ngon như đuông lăn chiên bột, đuông nướng, thậm chí là ăn sống. Món đuông dừa chiên bột ăn giòn và rất béo. Để giảm độ béo có người ăn kèm với rau sống. Nhiều người sành ăn ở Việt Nam cũng phải công nhận đuông dừa là món ngon được liệt vào “siêu hạng”, vượt hẳn các thức ăn khác.

Thứ Ba, 12 tháng 9, 2017

Những món ăn đầy đủ hương vị ẩm thực Phan Rang

Bánh canh, bún sứa, bánh hỏi là những đặc sản hứa hẹn sẽ khiến thực khách say lòng khi đến thành phố Phan Rang, Ninh Thuận.

Ở Phan Rang, buổi chiều là thời điểm thích hợp nhất để trải nghiệm và cảm nhận đầy đủ hương vị những món đặc sản dưới đây.

Bánh canh Ngô Gia Tự


Bánh canh là món ăn phổ biến của người dân Phan Rang, được bày bán ở mọi ngõ ngách. Một tô đầy đủ gồm sợi bánh, chả cá, cá dầm, ngò thơm, hành lá và rắc thêm ít tiêu đen. Khi thưởng thức, thực khách du lịch Mũi Né Bình Thuận phải pha thêm chút mắm ớt cay và vắt miếng chanh tới lúc vừa miệng.

Sợi bánh to vừa phải, cọng bản mỏng đặc trưng, khi ăn cảm nhận rõ độ mềm, mịn và dẻo. Ngoài ra, nếu không ăn được chả, thực khách có thể dùng kèm món này với giò heo hoặc cá biển tươi ngon.

Để thêm tròn vị, bạn nên thưởng thức vào những chiều tắt nắng. Thời điểm mát mẻ cộng với vị nóng hổi, cay nồng sẽ làm món ăn ngon hơn. Quán bánh canh Nhường nằm bên góc đường Ngô Gia Tự – Tô Hiệu là gợi ý cho du khách yêu thích món này.

Bún sứa Lê Lợi

Thịt sứa không chỉ thơm ngon, giòn sật đặc trưng mà còn có giá trị dinh dưỡng cao. Một tô bún sứa thơm ngon gồm bún, sứa tươi, trứng cút, đậu hũ, điểm xuyết thêm những cọng ngò xanh và bên trên rắc vài hạt đậu phộng. Món này được ăn kèm bắp chuối, rau muống bào, giá sống và quan trọng nhất là mắm ruốc.

Trộn tô bún đều tay và chậm rãi thưởng thức, sự giòn sật của sứa dường như rõ hơn hẳn, kèm với đó là vị béo trong đậu phộng, đậu hũ hay mằn mặn từ mắm ruốc. Tất cả pha trộn tạo nên món ăn đậm đà bản sắc.

Địa chỉ để du khách thưởng thức tô bún sứa đậm chất và ngậy hương nằm duy nhất trên đường Lê Lợi. Quán bún ở đây đã có hơn 10 năm và là địa điểm quen thuộc của những tín đồ mê bún sứa. Mở bán từ 4h chiều đến 10h đêm, vào những ngày cuối tuần, nếu đến muộn, du khách khó lòng tìm chỗ thưởng thức món này.

Bánh hỏi Phước Khánh


Bánh hỏi là món ăn du nhập của người dân Phan Rang. Các vùng miền đều có bánh hỏi và mỗi nơi thưởng thức theo phong cách đặc trưng. Ở An Nhất – Vũng Tàu, món này được ăn kèm thịt bò xiên nướng, chả nướng chấm mắm nêm.

Còn nếu ghé Sóc Trăng, du khách du lịch Phan Thiết Mũi Né 4 ngày 3 đêm sẽ được thưởng thức bánh hỏi cuộn tôm nướng kèm rau sống. Riêng vùng đất Ninh Thuận, người dân ăn bánh hỏi với lòng heo luộc hay chả chiên, chả hấp.

Món ăn được bày biện gồm đĩa bánh hỏi, lòng luộc, chả cá, mỡ chiên, rau sống, bánh tráng mỏng nhúng nước và các loại nước chấm như mắm nêm, mắm đậu phộng. Thực khách muốn thưởng thức vị nước chấm nào sẽ tự tay nêm nếm cho vừa miệng.

Nằm trong con hẻm nhỏ trên quốc lộ 1A, thuộc thôn Phước Khánh, thành phố Phan Rang, quán chỉ bán bánh hỏi vào mỗi buổi chiều nên luôn đông đúc khách.

Thứ Hai, 11 tháng 9, 2017

Lẩu cua đồng món ngon nức tiếng đất Cảng

Thỉnh thoảng đám bạn tôi lại rủ về Hải Phòng ăn… lẩu cua đồng. Gần Hà Nội và giao thông thuận lợi, một chuyến đi cuối tuần với mục tiêu “oánh chén” thì thành phố hoa phượng đỏ quả rất xứng đáng cho mấy kẻ… ham ăn.

Chuyến nào cũng vậy, khi Hải Phòng là điểm dừng chân hay trung chuyển (như đi Cát Bà hay Bạch Long Vỹ về chẳng hạn), bữa tiệc cuối cùng khi chia tay đồng bọn cũng luôn là món “lẩu cua đồng” nức tiếng phố Văn Cao.

Có lần tôi với bạn đi từ Hà Nội xuống, tham gia chuyến xuyên rừng Việt Hải (Cát Bà) với hội Hải Phòng nhưng vì có việc phải về trước, lúc ghé đất Hải Phòng cũng ráng thu xếp ăn một bữa lẩu cho đã thèm rồi mới lên xe về Hà Nội.


Kể vậy để thấy, lẩu cua đồng Hải Phòng quả thực đã “bỏ bùa” du khách du lịch Tuần Châu Cát Bà.

Quán khá rộng, nằm ngay mặt đường, bàn ghế nhựa đơn giản, dân dã. Thường dọn hàng từ 4g chiều cho tới khuya. Quan trọng nhất là đông khách. Đông khách chắc chắn vì hai lý do, thứ nhất, lẩu ngon và thứ hai, giá cả hợp lý.

Đã được nhiều thổ địa Hải Phòng chứng thực về chất lượng, cũng như không lần nào tới Hải Phòng mà lại có thể bỏ qua món này, “lẩu cua đồng Văn Cao” ngày nay trở thành cái cớ để chúng tôi rủ nhau tụ tập và ôn chuyện “ngày xưa”.

Cũng như món bánh đá cua đã được gắn mác Hải Phòng, lẩu cua đồng ở đây cũng tạo cho mình một phong cách riêng, đậm đà và dân dã. Nước lẩu mới nhìn đã… rớt nước miếng.

Riêu cua đóng bánh nổi vàng ruộm béo ngậy, lẫn trong màu đỏ của cà chua, màu xanh của hành lá, được đánh chua bằng giấm bỗng thanh thanh, sôi lục bục trên bếp lẩu và tỏa mùi thơm phưng phức, nức cả mũi.

Một người bạn đất Hải Phòng tắc lưỡi bảo, cô biết vì sao nước lẩu ở đây lại thơm ngọt đậm đà không, là bởi nước được ninh từ xương ống, nõn tôm khô, thịt cua nhiều, nhiều người thích còn đập thêm vài quả trứng vịt lộn vào nước nữa kìa, không ngon sao được.

Nói rồi xuýt xoa dọn bát, dọn đũa vừa giục nhân viên mang thêm đồ ăn kèm. Nhân viên ở quán khá nhanh nhẹn, loáng chốc đã mang ra đầy một bàn thức ăn kèm gồm thịt bò, chả cá, lòng non, đậu phụ, giò sống, tôm, ngao, mực… mỗi thứ một đĩa nhỏ xinh xinh.

Thả chút một vào nồi lẩu sôi sùng sục, đợi một chút rồi vớt ra chấm muối tiêu chanh ớt hoặc tương ớt cay xè, cái gì hợp ý muốn ăn thêm thì gọi nhà hàng mang ra thêm.

Tôi đặc biệt mê món chả cá, vừa giòn, vừa dai, vừa miệng lạ lùng. Nhiều bạn tôi cũng mê món này, thường phải gọi thêm mấy đĩa thả vào nồi lẩu ăn cho no căng bụng mới thôi.

Lẩu riêu cua đồng thường được phục vụ ăn kèm với hoa chuối thái sợi mỏng, ngoài ra có thêm đĩa rau sống gồm xà lách, mùi tàu, húng các loại, rau ngổ… mỗi thứ một tý ăn cho thơm miệng. Rau mồng tơi cũng là loại thường được dùng nhúng trong món này.

Điều đặc biệt nữa ở đây là nếu như ăn lẩu ở nhiều nơi, bạn thường được phục vụ mì tôm, bún, bánh đa trắng thì đến với lẩu cua đồng Hải Phòng, nhất định phải ăn kèm với bánh đa đỏ. Vậy là cùng lúc, thực khách được thưởng thức luôn một biến thể của món bánh đa cua Hải Phòng nổi tiếng trong nồi lẩu cua đồng với bạn bè rồi.

Tôi nhớ mãi một lần đi tàu từ Bạch Long Vỹ về bến Bính Hải Phòng quãng 3g chiều. Vừa lên bờ cả nhóm đã nháo nhác chia tay bạn bè cùng chuyến và bắt xe về Văn Cao để ăn lẩu cua đồng bù lại sức lực đã rơi rụng trên chuyến tàu từ xa khơi trở về với đất mẹ.

Vẫn còn sớm, chưa tới 4g chiều nên quán còn đóng cửa, đành đứng ngồi trên vỉa hè chờ đến giờ được ăn.


Đang đợi thì thấy xịch, hai chiếc taxi trờ tới và chúng tôi phá ra cười khi xuống xe chính là một nhóm du khách du lịch Cát Bà 2 ngày 1 đêm cũng vừa chung tàu với mình từ Bạch Long Vỹ về Hải Phòng. Hóa ra các bạn cũng có chung dự định thưởng thức món lẩu cua đồng nổi tiếng béo ngậy, thơm ngon của đất cảng.

Chúng tôi là những nhóm thực khách đầu tiên của buổi chiều hôm ấy. Chỉ ngồi một lúc, đã thấy bàn nào bàn nấy đầy ắp người.

Bất kể hôm đó trời nóng, các nhóm, hội vẫn tụ tập quanh nồi lẩu cua đồng, vừa xì xoạp ăn uống vừa kể cho nhau nghe những câu chuyện trên trời dưới biển, chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ của một chuyến đi vừa thực hiện nào đó.

Không phải vô cớ mà chúng tôi vẫn hay gọi món lẩu cua đồng Văn Cao là “điểm hẹn Hải Phòng”. Bạn đã bao giờ thưởng thức món ngon này trong danh sách ẩm thực đất Cảng chưa?

Thứ Tư, 6 tháng 9, 2017

Thưởng thức gà nướng đậm đà bản sắc Tây Nguyên

Không chỉ hấp dẫn du khách với phong cảnh hùng vĩ của núi rừng, mảnh đất Tây Nguyên còn thết đãi du khách món gà nướng mang đậm bản sắc văn hóa.

Gắn liền với những địa danh du lịch nổi tiếng như Đà Lạt; Buôn Mê Thuột; Pleiku; Kon Tum… nên không ngạc nhiên khi hàng năm, mảnh đất Tây Nguyên đón hàng triệu lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Ngoài việc thưởng thức cảnh đẹp của Biển Hồ (Gia Lai); hồ Lắc, Buôn Đôn (Đăk Lăk); Thung lũng Tình Yêu, hồ Xuân Hương (Đà Lạt); nhà thờ gỗ Kon Tum… du khách còn được thưởng thức những món ăn mang đậm bản sắc văn hóa như: bò nướng đá; rượu cần; cơm lam, thịt heo rừng nướng….


Khám phá nét hoang dã của tour Nha Trang Đà Lạt

Sẽ là thiếu sót nếu không kể đến món gà nướng của người đồng bào ở đây (có nơi gọi là gà sa lửa). Món ăn đơn giản được chế biến từ gà thả vườn, ướp gia vị rồi nướng chín bằng hơi lửa nhưng hương thơm của món ăn cứ lan tỏa mời gọi khiến du khách khó có thể bỏ qua.

Theo nhiều người, món ăn này có xuất phát từ đồng bào dân tộc Êđê ở Buôn Đôn (Đăk Lăk), từ đây, món ăn này lan khắp Tây Nguyên với nhiều phiên bản và cách chế biến khác nhau. Nhưng điều quan trọng nhất là nó vẫn giữ được trọn vẹn hương vị thơm ngon đặc trưng của mình.

Để làm món này, nguyên liệu quan trọng nhất là thịt gà. Theo kinh nghiệm của đồng bào, gà phải là loại thả vườn, chủ yếu ăn thức ăn rơi vãi, côn trùng… thì thịt gà mới chắc và có vị ngọt. Gà nướng chỉ nên chọn những con gà tơ trên dưới 1kg. Nếu gà lớn thì cho thịt dai, gà nhỏ quá lại có mùi hôi… nên sẽ không ngon.



Gà sau khi làm sạch được bỏ đầu mổ dọc theo ức rồi bẻ dẹt ra. Nước ướp gà được pha từ hành tím, sả, tỏi giả nhuyễn trộn với ngũ vị hương, mật ong, tiêu, nước mắm, muối và các loại lá rừng… Để thịt gà thấm, trước khi ướp, người dân thường dùng mũi dao đâm thành nhiều lỗ nhỏ trên thân gà. Gà ướp khoảng 30 phút đến một tiếng thì cho vào giữa cây tre non chẻ đôi, kẹp chặt lại và nướng chín trên hơi nóng của lửa.

Trong quá trình nướng, thịt gà luôn được trở đều để có thể chín vàng, giòn mà không bị cháy. Trong những buổi chiều se lạnh ở núi rừng, được quây quần bên bếp lửa giữa nhà sàn rồi tự tay trở từng con gà đang chín dần thì không còn gì thú vị bằng. Gà nướng chín được xé thành từng phần nhỏ, rồi ăn kèm với muối lá é (một loại lá gia vị có nhiều ở vùng rừng núi Tây Nguyên, được giã nhỏ với muối hột, ớt xanh) cùng những ống cơm lam chín dẻo mềm, thơm ngon.

Hương vị thơm, ngọt của thịt gà hòa trong cái vị đậm đà, cay cay của muối é khiến du khách mê mẩn khi thưởng thức, để rồi khi xa Tây Nguyên, lại muốn được một lần về mảnh đất này để thưởng thức món gà nướng thơm ngon đầy hấp dẫn này.

Thưởng thức hải sản vỉa hè lạ miệng của Hạ Long

Còn gì tuyệt vời bằng khi được ngồi bên bờ biển Hạ Long (Quảng Ninh) ngắm hoàng hôn, ăn hải sản với giá cả cực bình dân và nhấm nháp một ly bia thật mát lạnh.

Hạ Long nổi tiếng bởi nhiều nhà hàng hải sản cao cấp với những đặc sản hấp dẫn được chế biến cầu kỳ. Tuy nhiên, giá cả của chúng lại không hề dễ chịu chút nào. Nếu có dịp tới đây, bạn hoàn toàn có thể chọn lựa thưởng thức những món khoái khẩu đó theo một cách khác là các quán nhậu hải sản vỉa hè.


Nhậu hải sản vỉa hè không chỉ hấp dẫn khách tour Hạ Long Tuần Châu du lịch mà còn được dân địa phương đặc biệt yêu thích. Họ quen gọi là “bia hàu” bởi món tủ của các quán nhậu này thường là hàu sữa.

Mỗi buổi chiều, những dãy phố trên bờ kè ven biển tràn ngập mùi hàu nướng, sò nướng thơm nức mũi, khiến khách qua đường không thể không dừng lại rút điện thoại mời bạn bè: “Bia hàu không?”.

Gọi là bình dân, bởi các món hải sản Hạ Long được ưa chuộng ở đây đều có giá cả chỉ từ 30.000 đồng đến 150.000 đồng một đĩa đầy đặn. Thực đơn rất phong phú với hàng chục loại hải sản, từ quen thuộc như hàu đá, sò huyết, sò đá, ốc hương, ốc điếu, ngao trắng,… cho đến những loại nghe tên đã thấy tò mò như cù kỳ, sam sam…

Tất cả các loại hải sản ở đây đều còn tươi sống do được đánh bắt ngay trong ngày trên vịnh Hạ Long. Nhờ đó, thực khách thoải mái nhìn tận mắt và lựa chọn bất cứ món ăn nào mà mình yêu thích.

Với đặc thù vỉa hè nên hải sản cũng được chế biến khá đơn giản như nướng, luộc, hấp cho đến ăn sống kèm chanh, mù tạc. Tuy nhiên, chính sự đơn giản này lại giúp cho món ăn giữ được lại mùi vị đặc trưng và thơm ngon nhất.

Mỗi loại hải sản ở Hạ Long đều có một hương vị độc đáo khác nhau, kể cả những du khách tour du lịch Hạ Long Cát Bà sành ăn nhất cũng khó có thể đánh giá món nào hơn món nào. Thật khó cưỡng lại những miếng hàu sữa mềm mại, người thì thích nướng mỡ hành béo ngậy, người lại khoái ăn sống, chậm rãi tách vỏ vắt chanh vào từng con và từ từ thưởng thức.


Sò huyết tái đỏ au ngon ngọt, sam sam thịt trắng tinh vừa sần sật giòn giòn vừa dai dai lạ kỳ, lại còn những “nàng” ngao mát lành đậm đà. Bên cạnh đó là các loại ốc luộc chín tới, vừa mút chùn chụt vừa xuýt xoa vị nước chấm cay nồng thật thú vị. Điểm thêm vài ly bia cực ngấm, chẳng mấy chốc mà bạn quên cả đường về.

Ngoài vị ngọt đậm đà hương vị của biển cả và đặc biệt giàu chất dinh dưỡng, hải sản vỉa hè Hạ Long còn hấp dẫn bởi không gian vô cùng thoáng mát. Khác hẳn với những hàng quán nhậu vỉa hè đông đúc, tới đây, bạn có thể hoàn toàn thư thái bởi sự mát mẻ khi chiều về, gió biển thổi lồng lộng, thậm chí có thể ngồi tới tận đêm khuya.

Các quán bia hàu quen thuộc ở Hạ Long đều không nằm sát khu du lịch. Dân ghiền hải sản thường tìm đến những dãy hàng vỉa hè quanh khu vực Bến Đoan hoặc ven hồ Ao Cá. Nếu có dịp đến Hạ Long, đừng quên rủ rê bạn bè đánh chén một bữa khoái khẩu tại đây.