Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

Chiêm ngưỡng phong cảnh sơn thủy hữu tình của chùa Hang Kiên Giang

Hà Tiên là một vùng danh lam thắng cảnh của Kiên Giang không chỉ đẹp về phong cảnh sơn thủy hữu tình mà còn được biết đến bởi những câu chuyện cổ tích gắn liền với các di tích lịch sử. Nằm trong khu du lịch Hòn Ba Tử, Chùa Hang là một trong những điểm tham quan, hành hương mỗi khi đến vùng đất trù phú Hà Tiên, là ngôi “Phật động” nổi tiếng, nằm trong lòng núi đá thâm u, mờ ảo.

Chùa Hang ở Hà Tiên có tên chữ là Hải Sơn Tự, nằm sát bờ, sóng biển vỗ về quanh năm, vách dựng lên như một hải vọng đài. Chùa tọa lạc dưới chân núi An Hải Sơn, thuộc xã An Bình, huyện Kiên Lương, Kiên Giang. Vì là núi đá vôi bị xâm thực hàng ngàn năm nên phía sau chùa có một hang rộng ăn thông ra tới biển, nơi có Hòn Phụ Tử nằm đó.

Gọi là chùa Hang vì là ngôi thờ Phật trong hang. Đây là một di tích nằm trong khu du lịch Hòn Phụ Tử cách Ba Hòn khoảng 18km và cũng là điểm hành hương tham quan của Hà Tiên, Kiên Giang. Ngày nay, chùa Hang nằm trong hệ thống các chùa do Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam quản lý, Đại đức Thích Minh Nhẫn hiện là sư trụ trì tại đây.

Đường đi chùa Hang Hà Tiên


Chùa hang nằm cách trung tâm Rạch Giá khoảng 70km và cách trung tâm Hà Tiên khoảng 38km.

Từ thành phố Hồ Chí Minh, du khách tour biển 2018 có thể đi đến Rạch Giá rồi di chuyển theo tuyến quốc lộ 80 khoảng 50km thì rẽ trái, đi tiếp khoảng 20km nữa là đến khu du lịch Hòn Phụ Tử. Hoặc du khách cũng có thể đi theo cũng đường đến Hà Tiên rồi tiếp tục đi theo tuyến quốc lộ 80, qua Kiên Lương, đi tiếp qua cảng Hòn Chông một đoạn là đến khu du lịch Hòn Phụ Tử

Lịch sử chùa

Hang động trên được khám phá vào thế kỷ 18 do các nhà sư Thái Lan và các ngư dân đến đây khẩn hoang lập nghiệp. Sau đó, các nhà sư này đã lập nên chùa và lúc đầu chùa chưa có tên.

Năm 1771, quân Xiêm sang xâm lược nước Việt và rút quân về nước năm 1774, các vị sư đành phải theo về. Thấy ngôi chùa bị bỏ hoang một thời gian dài, nhân dân địa phương đã thỉnh nhà sư người Khmer đến trụ trì. Sau này, các vị sư Khmer đã xây dựng thêm một cái am ở bên ngoài cách chùa cũ không xa và đặt tên là chùa Thái lan

Năm 1800, hai anh em ruột Võ Thường Lễ và Võ Thường Nghĩa trùng tu lại ngôi chùa cũ và đặt tên là Chùa Hang. Kế tục trụ trì chùa Hang cũng là một nhà sư người Việt có pháp danh là Thiện Tông.

Vẻ đẹp chùa Hà Tiên Kiên Giang


Chùa Hang thực chất là núi đá vôi bị xâm thực có cách đây hơn 1000 năm. Thiên nhiên đã tạo nên một động thật độc đáo, động khá cao cỡ trần nhà nhưng do chiều dài nên trong động thiếu ánh sáng, ở giữa động tối như màn đêm.

Chùa Hang bên ngoài là một ngọn núi nhuốm màu hoang dã nhưng trong lòng núi là một động đá vôi thẳng theo trục Đông Bắc – Tây Nam, chiều dài hơn 50m, chỗ hẹp nhất chỉ khoảng 3-4 người đi lọt, có các hình dáng kỳ quái do nước ăn mòn tạo nên, cửa động nhìn ra biển.

Phía bên trong hang động là một ngôi chùa nằm giữa hang sâu gần 40m, thâm u, mờ ảo. Trước sân chùa Hang thờ tượng Phật Di Lặc nặng tới 22 tấn, bằng đá Non Nước được thỉnh về từ Đà Nẵng.

Chính điện của Chùa Hang nằm trong lòng núi với động đá vôi không biết có từ bao giờ, những thạch nhũ to cao như cột nhà gõ vào thì âm thanh ngân lên như tiếng chuông chùa, vì vậy có người gọi là đá chuông. Những chiếc cột này do đá vôi tái kết tinh thành các thân thạch nhũ và rỗng bên trong.


Động còn có Hang Kim Cương với con đường lên trời và Hang Phật Ngủ có tượng đá hình Phật nằm, cùng những tượng Phật ẩn hiện bởi ánh sáng từ ngoài hắt vào khiến nơi này thêm bí ẩn linh thiêng.

Đi khoảng mười lăm phút theo đường hang ngoằn ngoèo, du khách tour Hà Nội Phú Quốc 4 ngày 3 đêm sẽ cảm nhận được những ngọn gió từ biển thổi vào mát rượi, và mở ra trước mắt là một khoảng sáng xanh.

Hàng năm, Chùa Hang tổ chức lễ hội long trọng từ ngày mùng 8 kéo dài đến ngày 15 tháng 4 âm lịch, thu hút nhiều khách thập phương về dự. Không giống một số ngôi chùa khác ở Việt Nam, chùa Hang có vẻ không nhiều lễ phẩm, mâm ngũ quả, không đèn lồng, không trang trí rực đỏ…nhưng đó là một không gian yên tĩnh, tôn nghiêm, đơn sơ.

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2018

Vẻ đẹp đầy hấp dẫn của bình minh trên mũi Đại Lãnh

Mũi Điện là một thắng cảnh tuyệt đẹp thuộc xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, Phú Yên. Đây là điểm đến thú vị cho những người thích khám phá, du lịch.

Nơi này còn có tên gọi khác là mũi Đại Lãnh, mũi Nạy hay Cap Varella. Đây là nơi có doi đất liền nằm trên triền núi Bà của vùng núi Đại Lãnh thuộc dãy Trường Sơn nhô xa nhất ra biển Đông của Tổ quốc.

Về mặt lịch sử, cuối thế kỷ 19, một người Pháp tên Varella phát hiện và ghi dấu tầm quan trọng của địa chỉ này trên bản đồ hàng hải. Đến năm 1890, Pháp xây dựng hải đăng trên đỉnh mũi Điện. Và do hoàn cảnh lịch sử, ngọn hải đăng nhiều năm tạm ngưng hoạt động, mãi đến 1995, nhà nước xây dựng lại và hải đăng chính thức hoạt động.


Trên mũi Điện là ngọn hải đăng khối hình trụ cao 26,5 m so với nền tòa nhà và cao 110 m so với mặt nước biển. Đây là một trong 45 đèn biển cấp quốc gia với tín hiệu ánh sáng có thể đi xa 27 hải lý.

Ngoài ý nghĩa lịch sử, cụm thắng cảnh mũi Điện, bãi Môn, Vũng Rô là điểm đến lý tưởng, thu hút sự chú ý của nhiều du khách du lịch hè 2018. Đến đây, trước hết hãy thực hiện cuộc hành trình đi bộ theo con đường đá uốn theo sườn núi để đặt chân lên mũi Điện.

Sau đó lên ngọn hải đăng, phóng tầm mắt ra xa để nhìn thấy một màu nước biển trong xanh, từng con sóng nhấp nhô cuộn đều vào bãi cát vàng tuyệt đẹp. Nếu ở lại qua đêm, không gì hấp dẫn bằng việc đứng trên điểm cực đông của đất liền ngắm ánh bình minh đầu tiên của một ngày mới.


Sau khi tham quan ngọn hải đăng, xuống núi thả mình trong làn nước trong xanh và mát lạnh ở thắng cảnh bãi Môn ngay dưới chân ngọn hải đăng để cảm nhận sự tinh khiết của đất trời.

Từ bãi Môn, có thể ngắm nhìn đỉnh ngọn hải đăng cao vút, những vách đá to tạo thành khối chồng lên nhau dựng đứng như những kiệt tác thiên nhiên. Đến mũi Điện, du khách tour du lịch Quy Nhơn Phú Yên còn có thể ghé thăm di tích lịch sử của con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển.

 Trong kháng chiến chống Mỹ, hành trình vận chuyển vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam đã có 4 chuyến tàu không số cập bến Vũng Rô, trong đó có tàu 143 anh hùng tạo nên sự kiện Vũng Rô, một trong những khúc tráng ca vĩ đại của đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

Vẻ đẹp sơn thủy hữu tình tuyệt vời của hồ Đồng Xanh

Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 26km về phía Tây, hồ Đồng Xanh – Đồng Nghệ mang một vẻ đẹp yên bình, tựa như một bức tranh thủy mặc khiến bất kì ai đặt chân đến đây cũng phải xiêu lòng.

Hồ Đồng Xanh – Đồng Nghệ thuộc địa phận xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Hai địa danh này được chia cách bởi Khe Ngang, Đồng Xanh tính từ Khe Ngang trở lên, còn Đồng Nghệ tính từ Khe Ngang trở xuống. Thực ra đây là một công trình thủy lợi được xây dựng vào năm 1995, đem lại nguồn nước tưới tiêu, hạn chế lũ lụt cho các vùng lân cận với diện tích hơn 2km2.


Để đến được hồ Đồng Xanh – Đồng Nghệ từ cầu vượt Hòa Cầm, du khách tour Hà Nội Đà Nẵng 4 ngày 3 đêm di chuyển theo quốc lộ 14B về hướng suối nước nóng Phước Nhơn cho đến khi thấy một con đập ngăn nước dài, đứng sừng sững bên cạnh hồ nước trong xanh. Phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ với không khí trong lành, hồ Đồng Xanh – Đồng Nghệ đã thu hút rất nhiều du khách vào mỗi dịp cuối tuần.

Đến đây, bạn có thể đi thuyền du ngoạn quanh hồ, chiêm ngưỡng và cảm nhận phong cảnh non nước hữu tình với giá chỉ 30.000 đồng/người. Đặc biệt, nếu bạn là người ưa thích sự khám phá thì hãy di chuyển lên phía thượng nguồn của hồ nhé! Cảnh vật nơi đây vẫn còn rất hoang sơ với những tảng đá trắng nổi bật giữa núi rừng xanh ngát chắc chắn sẽ khiến bạn xiêu lòng trước vẻ đẹp mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng. Chi phí di chuyển lên thượng nguồn là 50.000 đồng.

Hơn nữa, tại khu vực thượng nguồn có rất nhiều hoạt động hấp dẫn, thú vị như thăm các trang trại chăn nuôi gia súc, trồng rừng, tổ chức cắm trại với bạn bè,… Được trải nghiệm những điều mới mẻ này giữa một nơi “sơn thủy hữu tình” như vậy thật tuyệt vời đúng không nào? Bởi vậy mà hồ Đồng Xanh – Đồng Nghệ đang dần trở thành một địa chỉ được nhiều du khách du lịch Hà Nội Đà Nẵng lựa chọn khi đến với thành phố Đà Nẵng.


Với mặt hồ rộng và lặng sóng, Đồng Xanh – Đồng Nghệ là nơi diễn ra nhiều cuộc thi về chèo thuyền kayak. Đồng thời cũng là nơi tập luyện của đội tuyển Rowing Đà Nẵng và Trung tâm Thể dục quốc gia.

Cuối tuần tạm gác lại mọi công việc nơi phố thị ồn ào, tìm về nơi non nước hồ Đồng Xanh – Đồng Nghệ, bạn sẽ được hòa mình vào thiên nhiên với những phút giây bình yên đến lạ.

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018

Những món ngon trứ danh gây thương nhớ của ẩm thực Nha Trang

Nổi tiếng với những bãi biển tuyệt đẹp, uốn cong ôm sát lấy vịnh biển xanh như ngọc, Nha Trang còn hấp dẫn du khách bởi những món ngon trứ danh khiến bất cứ ai đã từng thử qua cũng phải thương nhớ.

Hải sản làng Chài

Nha Trang là một thành phố biển, nên không mấy ngạc nhiên nếu khách du lịch luôn bị cuốn hút bởi hải sản làng chài nơi đây. Dưới đôi bàn tay khéo léo kết hợp với gia vị nêm nếm đặc biệt, bạn có thể tha hồ thưởng thức hải sản ở các nhà hàng hay các quán ven biển.


Ngoài những món hải sản quen thuộc như tôm, mực, bạch tuộc… du khách tour Hà Nội Nha Trang 3 ngày 2 đêm sẽ được khám phá thêm nhiều loại hải sản đặc trưng ở thành phố biển như ốc bạch ngọc, nhum biển (cầu gai), cá bò da nướng, gỏi cá mai…

Hải sản Nha Trang ngon nhất phải kể đến các món ẩm thực đêm được bày bán trong khu hải sản làng chài. Ở đây, hải sản sẽ được để trong các chậu nước, loại nào loại đấy còn tươi nguyên. Bạn chỉ việc lựa loài mình thích rồi đợi người bán hàng chế biến là xong.

Mỗi một loại hải sản người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như hấp, nướng, rang, xào… Dù là cách thức nào đi nữa thì độ tươi ngon, hấp dẫn của mỗi món ăn chẳng tín đồ mê hải sản nào có thể cưỡng lại được.

Nước sốt chấm hải sản ở đây cũng khá phong phú. Ngoài muối tiêu chanh, mù tạt… còn có sốt ớt xanh cay cay, ngọt ngọt rất thú vị. Những con tôm tươi, được hấp hoặc nướng nóng hổi, những con ghẹ chắc mẩy đang bốc hơi nghi ngút; những con mực trứng căng tròn thơm nức đang chờ đợi bạn ghé chân và thưởng thức.

Bánh tráng xoài


Đây là một loại bánh mà du khách tour Hà Nội Nha Trang Đà Lạt rất ưa thích, thường mua về làm quà cho người thân. Bánh làm từ xoài cát chín và một chút đường.

Sở dĩ ở Nha Trang có loại bánh này bởi ở đây trồng rất nhiều xoài cát, người ta ăn không hết nên chế biến thành món bánh tráng xoài. Bánh có vị chua chua, ngọt ngọt và đặc biệt thơm mùi thơm của xoài tự nhiên.

Nem nướng Nha Trang

Khi đến Nha Trang, có lẽ không du khách nào lại không thưởng thức món ăn này. Thường hiệu được du khách thường tìm kiếm và tập trung thưởng thức nhiều nhất chính là nem Ninh Hòa. Có 2 loại là nem chua và nem nướng.


Cũng giống như các loại nem khác, nem chua Ninh Hòa được làm từ da heo nhưng được gói bằng lá chùm ruột hoặc lá khế non tạo nên mùi thơm đặc biệt. Khi nem được nướng lên, bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm chua dịu ngọt. Món nem nướng càng ngon hơn khi thưởng thức cùng các loại rau tươi và ít đồ chua, dưa leo, chuối chát được cuốn tròn trong chiếc bánh tráng phơi sương, chấm cùng chén nước mắm chua chua ngọt ngọt.

Sở dĩ nem Ninh Hòa ngon có tiếng là vì nguyên liệu được lựa chọn và chế biến công phu theo cách riêng của vùng Ninh Hòa để sao cho có hương vị đặc biệt không giống bất cứ loại nem nào ở nơi khác.

Bánh căn

Nam Trung Bộ là xứ sản sinh ra bánh căn. Tuy khởi nguồn từ Ninh Thuận, Bình Thuận nhưng qua bàn tay chế biến của người Nha Trang, bánh căn Nha Trang ngoài mùi vị đặc trưng của bột gạo còn mang hơi vị của sự phóng khoáng như tính cách người dân nơi đây. Bánh căn giống với bánh khọt của miền Nam nhưng khác giai đoạn khi cho vào khuôn bánh.


Nhân bánh mới là điều làm nên bánh căn Nha Trang. Ngoài bánh căn thông thường với nhân trứng cút, trứng gà hay thịt bò, người Nha Trang còn cho thêm mực, hến và tôm hấp vào nhân làm thành bánh căn mực, hến hay bánh căn tôm. Hoặc bạn cũng có thể gọi bánh thập cẩm, muốn ăn nhân nào chỉ việc nói người bán làm cho. Bỏ thêm muỗng mỡ hành lên trên bánh, rắc chút vụn bánh mì chiên, gắp cọng rau, nhúm xoài, thứ hỗn hợp này hòa tan trong miệng giòn rụm, gói gọn đủ hết cả mùi, vị và sắc của món ăn.

Bánh căn không ăn riêng rẽ mà phải gắp từng cặp, chấm ngập vào nước chấm cho ngấm vào trong nhân ăn mới ngon. Ngoài nước chấm là nước mắm ớt pha kiểu miền Trung, thực khách còn có thể gọi thêm chén nước cá hay chén xíu mại để ăn cùng. Khi ăn bánh căn bạn nên gọi thêm đĩa xoài sống, xoài Cam Ranh với vị chua đặc trưng của trái cây xứ cát rất thích hợp khi ăn chung với bánh căn.

Bò nướng lụi


Tuy là thành phố biển nhưng không vì thế mà những món ăn khác ở Nha Trang trở nên nhạt nhòa. Vào những buổi tối, sau khi dạo chơi và rong ruổi trên những bãi biển trải dài, bạn có thể cùng bạn bè nhâm nhi, nướng những miếng thịt bò lên vỉ, cùng tám chuyện và chờ thưởng thức.

Bò nướng lụi là món ăn rất ngon, hấp dẫn bởi mùi thơm của thịt được nướng trên than hồng. Thịt bò được thái hình quân cờ, ướp với mật ong cùng nhiều gia vị cho thấm rồi đặt lên bếp than hoa nóng chừng 15 phút. Khi chín, hương thơm tỏa ra ngào ngạt, tiếng mỡ cháy xèo xèo khiến nhiều thực khách khó cầm lòng. Món này ăn cùng các loại rau sống thanh mát như xà lách, cà chua, hành tây ướp giấm, rất thú vị.