Hà Tiên là một vùng danh lam thắng cảnh của Kiên Giang không chỉ đẹp về phong cảnh sơn thủy hữu tình mà còn được biết đến bởi những câu chuyện cổ tích gắn liền với các di tích lịch sử. Nằm trong khu du lịch Hòn Ba Tử, Chùa Hang là một trong những điểm tham quan, hành hương mỗi khi đến vùng đất trù phú Hà Tiên, là ngôi “Phật động” nổi tiếng, nằm trong lòng núi đá thâm u, mờ ảo.
Chùa Hang ở Hà Tiên có tên chữ là Hải Sơn Tự, nằm sát bờ, sóng biển vỗ về quanh năm, vách dựng lên như một hải vọng đài. Chùa tọa lạc dưới chân núi An Hải Sơn, thuộc xã An Bình, huyện Kiên Lương, Kiên Giang. Vì là núi đá vôi bị xâm thực hàng ngàn năm nên phía sau chùa có một hang rộng ăn thông ra tới biển, nơi có Hòn Phụ Tử nằm đó.
Gọi là chùa Hang vì là ngôi thờ Phật trong hang. Đây là một di tích nằm trong khu du lịch Hòn Phụ Tử cách Ba Hòn khoảng 18km và cũng là điểm hành hương tham quan của Hà Tiên, Kiên Giang. Ngày nay, chùa Hang nằm trong hệ thống các chùa do Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam quản lý, Đại đức Thích Minh Nhẫn hiện là sư trụ trì tại đây.
Đường đi chùa Hang Hà Tiên
Chùa hang nằm cách trung tâm Rạch Giá khoảng 70km và cách trung tâm Hà Tiên khoảng 38km.
Từ thành phố Hồ Chí Minh, du khách tour biển 2018 có thể đi đến Rạch Giá rồi di chuyển theo tuyến quốc lộ 80 khoảng 50km thì rẽ trái, đi tiếp khoảng 20km nữa là đến khu du lịch Hòn Phụ Tử. Hoặc du khách cũng có thể đi theo cũng đường đến Hà Tiên rồi tiếp tục đi theo tuyến quốc lộ 80, qua Kiên Lương, đi tiếp qua cảng Hòn Chông một đoạn là đến khu du lịch Hòn Phụ Tử
Lịch sử chùa
Hang động trên được khám phá vào thế kỷ 18 do các nhà sư Thái Lan và các ngư dân đến đây khẩn hoang lập nghiệp. Sau đó, các nhà sư này đã lập nên chùa và lúc đầu chùa chưa có tên.
Năm 1771, quân Xiêm sang xâm lược nước Việt và rút quân về nước năm 1774, các vị sư đành phải theo về. Thấy ngôi chùa bị bỏ hoang một thời gian dài, nhân dân địa phương đã thỉnh nhà sư người Khmer đến trụ trì. Sau này, các vị sư Khmer đã xây dựng thêm một cái am ở bên ngoài cách chùa cũ không xa và đặt tên là chùa Thái lan
Năm 1800, hai anh em ruột Võ Thường Lễ và Võ Thường Nghĩa trùng tu lại ngôi chùa cũ và đặt tên là Chùa Hang. Kế tục trụ trì chùa Hang cũng là một nhà sư người Việt có pháp danh là Thiện Tông.
Vẻ đẹp chùa Hà Tiên Kiên Giang
Chùa Hang thực chất là núi đá vôi bị xâm thực có cách đây hơn 1000 năm. Thiên nhiên đã tạo nên một động thật độc đáo, động khá cao cỡ trần nhà nhưng do chiều dài nên trong động thiếu ánh sáng, ở giữa động tối như màn đêm.
Chùa Hang bên ngoài là một ngọn núi nhuốm màu hoang dã nhưng trong lòng núi là một động đá vôi thẳng theo trục Đông Bắc – Tây Nam, chiều dài hơn 50m, chỗ hẹp nhất chỉ khoảng 3-4 người đi lọt, có các hình dáng kỳ quái do nước ăn mòn tạo nên, cửa động nhìn ra biển.
Phía bên trong hang động là một ngôi chùa nằm giữa hang sâu gần 40m, thâm u, mờ ảo. Trước sân chùa Hang thờ tượng Phật Di Lặc nặng tới 22 tấn, bằng đá Non Nước được thỉnh về từ Đà Nẵng.
Chính điện của Chùa Hang nằm trong lòng núi với động đá vôi không biết có từ bao giờ, những thạch nhũ to cao như cột nhà gõ vào thì âm thanh ngân lên như tiếng chuông chùa, vì vậy có người gọi là đá chuông. Những chiếc cột này do đá vôi tái kết tinh thành các thân thạch nhũ và rỗng bên trong.
Động còn có Hang Kim Cương với con đường lên trời và Hang Phật Ngủ có tượng đá hình Phật nằm, cùng những tượng Phật ẩn hiện bởi ánh sáng từ ngoài hắt vào khiến nơi này thêm bí ẩn linh thiêng.
Đi khoảng mười lăm phút theo đường hang ngoằn ngoèo, du khách tour Hà Nội Phú Quốc 4 ngày 3 đêm sẽ cảm nhận được những ngọn gió từ biển thổi vào mát rượi, và mở ra trước mắt là một khoảng sáng xanh.
Hàng năm, Chùa Hang tổ chức lễ hội long trọng từ ngày mùng 8 kéo dài đến ngày 15 tháng 4 âm lịch, thu hút nhiều khách thập phương về dự. Không giống một số ngôi chùa khác ở Việt Nam, chùa Hang có vẻ không nhiều lễ phẩm, mâm ngũ quả, không đèn lồng, không trang trí rực đỏ…nhưng đó là một không gian yên tĩnh, tôn nghiêm, đơn sơ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét