Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2019

Kiên quyết xử lý các hành vi phản cảm tại lễ khai ấn đền Trần

Theo Ban tổ chức Lễ hội Đền Trần (Nam Định), mọi công tác chuẩn bị cho đêm khai ấn 2019 đã sẵn sàng. Công an tỉnh Nam Định đã huy động hơn 2.000 cán bộ, chiến sĩ tham gia bảo vệ lễ khai ấn.


Bắt đầu từ 18h ngày 18/2 (tức ngày 14 tháng Giêng) hơn 2.000 cán bộ, chiến sĩ được tăng cường sẽ thường trực 100% tại Đền Trần để triển khai phương án đảm bảo ANTT đêm khai ấn. Hơn 2.000 cán bộ, chiến sĩ này sẽ tạo thành 5 vòng, 23 chốt bảo vệ an toàn cho đêm khai ấn.

Ngoài tăng cường thêm lực lượng làm công tác bảo vệ, những phương tiện như lưới B40, barie và cọc tre cũng được tăng cường để thiết lập tuyến đường an ninh, đảm bảo giao thông được thông suốt.

Được biết, trong những ngày diễn ra Lễ hội Đền Trần, hệ thống loa trong khu vực Đền thường xuyên tuyên truyền tới du khách tour du xuân 2019 thập phương tự bảo quản đồ đạc cá nhân của mình, tránh tình trạng móc túi, trộm cắp góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân để người dân có ý thức trách nhiệm cùng chính quyền tổ chức thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội.


Đặc biệt, các đoàn kiểm tra liên ngành kiên quyết xử lý các hành vi ăn xin, ăn mày, tăng giá dịch vụ ăn uống, coi xe, đổi tiền lẻ… theo quy định của pháp luật, tránh làm xấu hình ảnh mùa lễ hội./.

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2019

Đầu năm ghé thăm những ngôi đền thiêng của xứ Nghệ

Không chỉ cho du khách thấy được lối kiến trúc độc đáo, mang đến những phút giây thưởng ngoạn cảnh sắc hữu tình, sáu ngôi đền dưới đây còn nổi tiếng linh thiêng và là điểm tựa về tín ngưỡng, tâm linh cho người dân xứ Nghệ và du khách tour đền Ông Hoàng Mười thập phương.

Đền Cờn

Theo sử sách, ngôi đền được xây dựng vào năm 1235 đời nhà Trần, tọa lạc tại phường Quỳnh Phương, Thị xã Hoàng Mai (Nghệ An). Đền Cờn trong thờ Tứ vị thánh nương - quốc gia Nam Hải đại càn thánh nương. Các thánh nương là 3 mẹ con công chúa nước Nam Tống là: Từ Hy Thái hậu Dương Nguyệt Quả, 2 công chúa là Triệu Nguyệt Khiêu và Triệu Nguyệt Hương và bà nhũ mẫu. Đây là những nữ thần bảo vệ và phù hộ cho dân chúng làm ăn thịnh vượng và vượt qua hiểm nguy. 


Đền Cờn ngoài, tọa lạc trên dãy núi Hùng Vương. Đền thờ các vị thần như: Đế Bính, Trương Thế Kiệt, Lục Tú Phu... Các vị thần này trước được thờ ở đền Cờn trong, song do quan niệm Nho giáo nam nữ bất đồng cung nên đến thời Lê đền thờ được xây riêng. Hai đền cách nhau gần 1km.

Về sự tích của ngôi đền được người dân trong vùng kể lại rằng: vào năm Thiệu Bảo thứ nhất (1279), quân Nguyên đánh úp quân Tống, Trương Thế Kiệt, Lục Tú Phu - trung thần nhà Nam Tống - đem Vua Đế Bính, gia quyến cùng binh sĩ hơn 800 người lên thuyền ra biển chạy trốn, quân Nguyên truy sát gấp rút lại gặp sóng to gió lớn, vua tôi Nam Tống chết chìm ở biển Đông.

Chính vì sự linh thiêng của ngôi đền mà nhiều người dân thập phương trong ngoài tỉnh thường về đây để dâng hương, cầu nguyện. Lễ hội đền Cờn diễn được tổ chức ngày 19 - 21/1 âm lịch hàng năm là dịp để người dân trong vùng cũng như du khách thập phương đến Đền chiêm bái và tưởng nhớ công ơn của Tứ vị thánh nương.

Đền Cuông

Đền Cuông nằm trên núi Mộ Dạ, xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu, là ngôi đền thiêng thờ Thục An Dương Vương.


Đền Cuông gắn với một huyền thoại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Thục Phán - sau khi được Hùng Vương thứ 18 nhường ngôi đã đoàn kết sức mạnh toàn quân, đại phá quân Tần và lên ngôi vua, lấy hiệu là Thục An Dương Vương. Sau khi lên ngôi, An Dương Vương đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc, dời đô từ Phong Châu về Cổ Loa, trị vì đất nước trong 50 năm (từ năm 257 đến năm 208 trước công nguyên).

Năm 208 trước công nguyên, do mất cảnh giác, Thục An Dương Vương bị Triệu Đà đem quân bất ngờ tấn công, phải rút lui về phương Nam và tuẫn tiết tại Cửa Hiền, phía Bắc chân núi Mộ Dạ, nay thuộc địa phận xã Diễn An, huyện Diễn Châu.

Để tưởng nhớ công ơn của Thục An Dương Vương, nhân dân vùng Diễn Châu đã lập miếu thờ ngài ở Cửa Hiền. Ở đó còn có ngôi mộ của công chúa Mỵ Châu.

Ngày nay, đền Cuông vừa là một thắng cảnh, vừa là địa điểm tâm linh tín ngưỡng linh thiêng. Lễ hội Đền Cuông vào ngày 21- 23 tháng 2 âm lịch hàng năm cũng là một trong những lễ hội nổi tiếng ở tỉnh Nghệ An, thu hút người dân khắp nơi về tham gia. 

Đền Đức Hoàng

Đền Đức Hoàng được xây dựng năm 1505 tại xã Phúc Thành, huyện Yên Thành. 


Đền thờ Hoàng Tá Thốn - vị tướng có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông của dân tộc ta ở thế kỷ thứ XIII. 

Năm 1288, khi giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần thứ 3, Hoàng Tá Thốn được giao trọng trách thống lĩnh hàng vạn quân thủy và tàu chiến, trận chiến thắng thủy quân ta với chiến thuật lặn sâu đục thuyền giặc, phá tan chiến thuyền của tướng Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp trên sông Bạch Đằng đã góp phần to lớn làm nên đại thắng đuổi giặc Nguyên Mông ra khỏi bờ cõi.

Khi vinh quy bái tổ, thấy cảnh xóm làng tiêu điều, dân tình khổ cực, ông đã đưa dân cư ven biển Vạn Phần lên vùng đất Yên Thành khai hoang, lập làng.

Ông là một vị tướng tài ba, có công với nước với dân nên khi ông mất đi triều đình đã cho lập đền thờ ở nhiều nơi, trong đó có đền Đức Hoàng ở Yên Thành hiện là Đền Hoàng cổ kính, thiêng liêng nhất.

Với những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, năm 1997 Bộ VHTT đã công nhận đền Đức Hoàng là di tích Lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Lễ hội đền Đức Hoàng sẽ diễn ra trong 3 ngày, bắt đầu từ ngày 30 tháng Giêng và mồng 1, mồng 2 tháng 2 âm lịch hàng năm với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa vùng, thu hút đông đảo nhân dân trong vùng và du khách tour lễ hội 2019 thập phương đến tri ân, thăm viếng.

Đền Quả Sơn

Đền Quả Sơn toa lạc tại chân núi Quả, thuộc làng Miếu Đường, xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương.


Đền Quả Sơn là nơi thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang và các vị thần. Uy Minh Vương Lý Nhật Quang là Hoàng tử con trai thứ 8 của Vua Lý Công Uẩn. Người có công khai dân lập ấp, đánh giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi, mở mang ngành nghề phát triển kinh tế nông nghiệp vùng đất Hoan Châu cách đây 1.000 năm.

Trước đây, đền được xây dựng 7 tòa, 42 gian được tọa lạc trên một vùng đất rộng lớn, được nhân dân quanh năm hương khói, thờ phụng. Trải qua những thăng trầm lịch sử với những biến cố của thời gian, sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đền Quả Sơn đã trở thành một điểm đến tâm linh của nhân dân và du khách thập phương.

Năm 1995, đền được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia. Đền có thượng điện, trung điện, hạ điện nối liền với nhau thành chữ công thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang; có tả vu thờ Đông Chinh Vương Lý Lực và hữu vu thờ Dực Thánh Vương là hai danh tướng của Lý Nhật Quang.

Lễ hội Đền Quả Sơn được tổ chức từ ngày 18 đến ngày 20 tháng Giêng hằng năm. Không gian của lễ hội được mở rộng với nhiều hoạt động văn hoá, thể thao, gồm giao lưu bóng chuyền, kéo co, đẩy gậy, vật, đánh cờ, đua thuyền....

Đền Bạch Mã

Đền Bạch Mã nằm ở  thôn Tân Hà, xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương.


Theo nhiều tài liệu ghi lại, đền Bạch Mã được xây dựng từ thời Lê để thờ Phan Đà - vị tướng tài đã có công lớn trong cuộc chiến chống quân xâm lược nhà Minh ở thế kỷ XV. Thời điểm đó, Phan Đà đã tập hợp nghĩa quân ngày đêm luyện tập. Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa, sau đó về Nghệ An xây dựng căn cứ chống giặc Minh. Tướng Phan Đà đã đem lực lượng của mình gia nhập nghĩa quân Lam Sơn và cùng dân binh xã Võ Liệt hăng hái tham gia nhiều trận chiến đấu tiêu diệt địch.

Với những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, đền Bạch Mã đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) xếp hạng là Di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1994.

Bên trong đền Bạch Mã hiện nay còn lưu giữ nhiều hiện vật quý hiếm: nhà vàng, nhà bạc, bộ lục lạc bằng đồng (38 cái), tượng chim Phượng sơn son thiếp vàng...

Hằng năm nhân dân trong vùng lại tổ chức lễ tế vào ngày 9 và 10 tháng 2 âm lịch.

Đền thờ Vua Quang Trung

Phượng Hoàng Trung Đô là chứng tích thể hiện tầm nhìn văn hóa của Nguyễn Huệ Quang Trung trong quá trình đấu tranh thống nhất đất nước.


Suốt cả quá trình hoạt động, Nguyễn Huệ Quang Trung rất chú ý tới con người xứ Nghệ. Đặc điểm riêng của điều kiện tự nhiên và truyền thống đấu tranh anh dũng lâu đời đã tạo cho người dân ở đây có được những bản lĩnh đáng quý là dám chịu hy sinh tất cả, một lòng một dạ ủng hộ những nghĩa cử anh hùng, chiến đấu để giành lại cuộc sống thanh bình, thịnh vượng cho quê hương, đất nước.

Vùng đất có hình thế rộng rãi, khí tượng tươi sáng ở xã Yên Trường, huyện Chân Lộc là vùng đất nằm giữa núi Dũng Quyết và núi Kỳ Lân nay thuộc phường Trung Đô, TP Vinh. Nguyễn Huệ đã giao cho Trấn Thủ Thận và La Sơn Phu tử Nguyễn Thiệp tổ chức xây dựng thành Phượng Hoàng Trung Đô.

Phượng Hoàng Trung Đô là chứng tích hào hùng thể hiện tầm nhìn văn hóa của Nguyễn Huệ Quang Trung trong quá trình đấu tranh thống nhất đất nước, xây dựng cuộc sống thái bình, ấm no cho dân tộc Việt Nam.

Tăng cường kiểm soát mùa lễ hội 2019

Trong những năm gần đây, dù cho công tác tổ chức lễ hội đã có nhiều chuyển biến tích cực, thế nhưng nỗi lo về sự lệch lạc ở các dịp lễ hội vẫn chưa hề biến mất. Đặc biệt, nỗi lo đó càng lớn hơn khi mùa lễ hội năm 2019 đang tới gần.

Chỉ còn gần 1 tháng nữa mùa lễ hội 2019 sẽ bắt đầu. Mặc dù trong những năm qua công tác tổ chức đã có nhiều chuyển biến, nhưng nỗi lo về sự lệch lạc ở các lễ hội vẫn luôn tiềm ẩn những nguy cơ khó thể kiểm soát. 

Vẫn còn nhiều bất cập

Theo ngành văn hóa, thể thao, du lịch (VHTTDL) trong năm 2018, các tập tục mang yếu tố bạo lực, phản cảm trong lễ hội đã được chuyển đổi hình thức tổ chức phù hợp. Đơn cử, lễ hội Ném Thượng (Bắc Ninh) năm thứ ba không tổ chức chém lợn giữa sân đình; Hội phết Đình Đông Lai, xã Bàn Giản (Vĩnh Phúc) diễn ra an toàn không có nội dung tổ chức cướp phết mà chỉ thực hành trình diễn nghi lễ; Hội Phết Hiền Quan (Tam Nông, Phú Thọ) đã thay đổi hình thức tổ chức mới, chia đội và giới hạn khu vực chơi đảm bảo cho hoạt động lễ hội diễn ra an toàn; Lễ hội Đền Sóc, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn năm đầu tiên thay đổi hình thức cướp lộc, không xuất hiện cảnh du khách Đền Sóc và chùa Non Nước tranh giành cướp giò hoa tre...


Mặc dù vậy, cũng với những thay đổi tích cực thì cứ vào mỗi mùa lễ hội các bất cập cố hữu dường như vẫn là những câu chuyện khó có thể giải quyết “một sớm, một chiều”. Thực tế, ngay trong năm 2018 những bất cập vẫn liên tiếp xảy ra tại các lễ hội. Đó là hiện tượng tranh cướp, chen lấn, xô đẩy, giành lộc tại một số lễ hội tại Hội làng Sơn Đồng (Lễ hội Giằng Bông), xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức (Hà Nội); Hội Phết Hiền Quan xã Hiền Quan, huyện Tam Nông (Phú Thọ)... Việc đốt đồ mã, vàng mã vẫn còn nhiều tại các di tích, đền, phủ, gây ô nhiễm môi trường, lãng phí, nguy cơ hỏa hoạn.

Cá biệt, việc khai ấn, phát ấn không đúng với nguồn gốc lịch sử, hồ sơ của di tích bắt đầu nảy sinh tại một số điểm di tích. Bên cạnh đó, một số cơ quan còn buông lỏng quản lý, để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động vi phạm kỷ luật lao động, đi lễ hội trong giờ hành chính như lãnh đạo và công chức Kho bạc nhà nước thành phố Nam Định, lãnh đạo và công chức Điện lực Bình Lục (Hà Nam) đi lễ Đền Trần (Nam Định)... Hiện tượng bày và đổi tiền hưởng chênh lệch vẫn diễn ra ở một số di tích lễ hội tại chùa Hương (thành phố Hà Nội), đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh)... Ngoài ra, một số lễ hội, di tích vẫn để xảy ra tình trạng bán hàng rong, ăn xin, gây ảnh hưởng tới mỹ quan di tích; công tác vệ sinh môi trường, ùn tắc giao thông, đặt tiền giọt dầu, thu gom tiền công đức tại một số di tích chưa kịp thời.

Tăng cường kiểm tra các “điểm nóng”

Có thể thấy, nguyên nhân dẫn đến tính trạng trên là do các lễ hội hiện nay đang bị ảnh hưởng nhiều bởi kinh tế thị trường mà mất đi bản sắc truyền thống, biến tướng, xô lệch… Nhiều địa phương có xu hướng nâng cấp quy mô và mở rộng phạm vi lễ hội. Bên cạnh đó là sự biến tướng không tôn trọng các giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội đã bị nhiều người lợi dụng khi đưa những nội dung không phù hợp, không có trong hồ sơ di sản vào hoạt động lễ hội.

Chính vì lý do này, trong thời gian qua thay vì việc chỉ đưa các văn bản chỉ đạo một cách hành chính như mùa lễ hội trước, năm nay, Bộ VHTTDL đã cử nhiều đoàn cán bộ đi làm việc với từng địa phương  có các lễ hội “nóng” để cùng người dân tìm tiếng nói chung. Mới đây, Cục Văn hóa cơ sở (VHCS) đã có buổi làm việc với Sở VHTTDL tỉnh Phú Thọ và một số địa phương có lễ hội điểm nóng trên địa bàn. Trong đó, với điểm nóng Lễ hội cướp phết Hiền Quan, tại cuộc họp, Cục trưởng Cục VHCS Ninh Thị Thu Hương khẳng định: “Đừng ngụy biện bằng hai từ truyền thống. Người Hiền Quan phải biết tự bảo vệ lễ hội của mình, không để du khách khắp nơi hoặc nhân dân các vùng lân cận cùng lao vào tranh cướp phết. Nếu có vấn đề, sự cố thì có thể tạm dừng…”. Ngoài ra, Cục VHCS cũng đề nghị tạm dừng tổ chức Lễ hội Đúc Bụt xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương và Lễ hội Cướp Phết, xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch nếu chưa đưa ra phương án đổi mới hình thức, nghi thức tổ chức lễ hội phù hợp với cuộc sống hiện đại, có phương án đảm bảo an ninh, trật tự an toàn tuyệt đối cho du khách tour du xuân 2019 tham gia, thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội. 

Sở VHTT Hà Nội cũng vừa ban hành kế hoạch tăng cường công tác quản lý lễ hội trên địa bàn thành phố. Theo đó, cơ quan này phối hợp với các sở ban ngành thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để trục lợi. Đặc biệt, theo ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở VHTT Hà Nội khẳng định công tác cấp phép tổ chức lễ hội sẽ được siết chặt. Những lễ hội phi truyền thống, lễ hội truyền thống cho doanh nghiệp đứng ra tổ chức... sẽ không được cấp phép. Những lễ hội đã được tổ chức định kỳ mà nảy sinh vấn đề gây bức xúc trong dư luận sẽ được tham vấn ý kiến cộng đồng, chuyên gia để lựa chọn hình thức phù hợp với đời sống văn hóa và xu thế thời đại. 

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2019

Thưởng ngoạn cảnh sơn thủy hữu tình của hành cung Vũ Lâm

Nằm trong khu vực Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, Quần thể danh thắng Tràng An (tỉnh Ninh Bình), di tích Hành cung Vũ Lâm là một điểm đến du lịch về nguồn hấp dẫn. Đây là nơi các vua nhà Trần lập căn cứ địa để củng cố lực lượng, tích trữ lương thảo, rèn luyện binh khí và chờ cơ hội phản công chống giặc Nguyên Mông thế kỷ 13.


Sau cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông lần thứ nhất, năm 1258, Trần Thái Tông là vị vua đầu tiên của Vương triều Trần đã nhường ngôi cho con và lui về làm Thượng Hoàng khi tuổi vừa tròn 40, một độ tuổi sung mãn nhất của cuộc đời. Ngài là người ưa Thần Phật, sùng Tiên Thánh, thích đi vân du để tìm vẻ đẹp của giang sơn đất nước, tìm nơi tĩnh lặng để tu thiền. Trên con đường phi mã thiên lý bắc - nam, khi đi qua đất Tràng An - Ninh Bình, nhìn về phía tây, ngài thấy dải Phi Vân Sơn hùng vĩ, núi đẹp tựa như những áng mây bay, ngọn nối ngọn trùng ngôi, phía dưới là sông ngòi uốn khúc, có nước bạc lấp lánh, phía trong có nham động, lại có các hang xuyên thủy nối liền. Thượng Hoàng đã cùng các thị thần xuống thuyền, lênh đênh trên sông nước thưởng ngoạn cảnh sơn thủy hữu tình. Say đắm cảnh nước lạ, núi đẹp, ngài đã sai người đẵn gỗ, dựng am, tô tượng thờ Phật để tu hành, mở đầu cho việc xây dựng Hành cung Vũ Lâm.

Cũng ngay thời điểm đó, Thượng Hoàng Trần Thái Tông đã nhận ra địa thế hiểm yếu của khu vực rừng núi Ninh Bình với hệ thống sông ngòi dày đặc liên thông với khu vực hành cung Thiên Trường - Nam Định. Hơn thế, với hệ thống núi đá vôi dày đặc, rừng cây rậm rạp dễ phòng thủ, khó tiến công, nơi này rõ ràng là một nơi đắc địa để xây dựng một căn cứ phòng thủ lâu dài, có thể dễ dàng rút quân từ Thăng Long và Thiên Trường về đây theo đường sông trong trường hợp bị truy kích. Địa thế hiểm trở với sông nước có thể dễ dàng khóa chân vó ngựa quân Nguyên Mông vốn chỉ quen chinh chiến trên những vùng thảo nguyên rộng lớn. Với tầm nhìn ấy của Thái Thượng Hoàng Trần Thái Tông, Hành cung Vũ Lâm đã không chỉ là nơi tu thiền mà còn là căn cứ địa vững chắc của quân dân thời Trần, có thể tiến hành chiến đấu trong thời gian dài.


Theo lời tấu trình của danh sĩ Trương Hán Siêu, một môn khách của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, là người Ninh Bình và có học vấn uyên thâm thời đó, các vua triều Trần đã cho chiêu mộ dân lưu tán, lập ấp, khai khẩn ruộng hoang và tiến hành sản xuất nông nghiệp, tích trữ lương thực, tôn tạo những nơi xung yếu của khu căn cứ dự bị chiến lược này, góp phần làm nên chiến thắng quân xâm lược Nguyên - Mông lần thứ hai và thứ ba, quét sạch bóng dáng quân giặc ra khỏi bờ cõi Đại Việt.

Cũng trong thời gian này, các vua triều Trần còn cho xây dựng nhiều các công trình tôn giáo tại đây như chùa A Nậu, chùa Khai Phúc... Hành cung Vũ Lâm cũng là nơi xuất gia tu hành đầu tiên của Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông, thời gian vào khoảng tháng 7 năm Giáp Ngọ 1294, trước khi ngài lên Yên Tử lập ra Thiền phái Trúc Lâm, dòng Thiền mang đậm bản sắc Việt Nam.

Ngày nay, đến với Quần thể danh thắng Tràng An, du khách tour Bái Đính Tràng An 1 ngày sẽ được ngồi trên các con thuyền truyền thống do chính người dân địa phương chèo lái, trải nghiệm sự gắn kết gần gũi với thiên nhiên, cảm nhận vẻ đẹp thuần khiết, lộng lẫy của hang kỳ, đá lạ và trở về nét vàng son của lịch sử dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước.