Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2017

Cù kỳ - dấu ấn đặc biệt của ẩm thực đất Mỏ

Con cù kỳ chỉ có phần thịt ở hai bên càng, phần thân xốp hầu như không có gì đặc sắc. Thế nhưng nhờ thịt ngon, ngọt nên rất được ưa chuộng.

Nếu bạn đến du lịch Quan Lạn Quảng Ninh mà không biết con cù kỳ thì thật đáng tiếc. Cù kỳ cùng họ với cua, có nơi còn gọi cù kỳ là cua đá hay con cùm vùm.


Cù kỳ Quảng Ninh ngon nổi tiếng cả nước. Độ ngon ngọt thịt của cù kỳ kém hơn cua một chút, phần thịt cù kỳ cũng ít hơn nhưng nhiều nhiều người vẫn thích chọn ăn cù kỳ. Đặc biệt nếu so sánh cù kỳ và ghẹ, cù kỳ vẫn xếp hàng trên.

Cù kỳ đã cắp (kẹp) ai thì cắp rất đau. Người ta còn truyền tai nhau giai thoại, con cù kỳ chỉ buông đối thủ khi có tiếng sấm buông. Sự tích này phải chăng cũng liên quan đến cái tên tiếng Anh của cù kỳ, "thunder crab", nghĩa là cua sấm?

Cù kỳ có thể hấp, nướng, sốt me hay làm ra một món bún ngon nổi tiếng ở Quảng Ninh, bún cù kỳ. Cù kỳ còn đang tươi sống, bò lổm ngổm trong chậu nước, lựa con chắc khỏe, có thể hấp cù kỳ thông thường hoặc cho một chút bia. Thịt cù kỳ hấp đem chấm muối tiêu ăn ngon quên sầu.

Cù kỳ nướng trên than hồng đỏ rực cho đến khi phần càng nứt ra. Con cù kỳ thơm nức mũi, khiến những vị khách không ở gần biển phải thắc thỏm lạ lùng, con gì như cua mà không phải là cua? Thịt cù kỳ trắng hồng, thơm phức, chấm với muối tiêu vắt chanh hay tương ớt ăn đều nhớ đời.

Tưởng tượng một ngày trời hè lộng gió, bạn đến bất kỳ một quán bia nào bên đường bao biển Hạ Long, gọi một đĩa cù kỳ nướng, thêm đĩa rau thơm và chút ớt tươi bên cạnh. Gió thì mát, bia cũng mát và món cù kỳ nướng chợt trở thành một thứ mồi nhậu hấp dẫn khó chối từ.

Tôi cũng thích bún cù kỳ không kém những món ngon từ con cù kỳ kể trên. Nước dùng để nấu bún từ xương, tôm nõn khô. Thịt cù kỳ từ phần càng được gỡ ra, xào thơm với hành tỏi, gia vị và nước mắm.


Bún sợi trắng tinh tươm, chan nước dùng nấu thơm lừng với cà chua, dọc mùng (đọt bạc hà), thêm thịt cù kỳ xào mềm, hành lá, rau răm, mùi tàu (ngò gai), thế là bún cù kỳ đã sẵn sàng chinh phục bất cứ ai lần đầu nếm thử.

Bún cù kỳ hay được bán cùng bún bề bề (tôm tít), bún tôm. Ở những quán bún hải sản phong phú ở Quảng Ninh, nếu có dịp du khách du lịch biển Trà Cổ hãy thử gọi một tô bún thập cẩm, trong đó có cả những miếng thịt cù kỳ trắng bóc, thơm nức mũi, những con bề bề đã được lột vỏ trắng hồng, cùng những con tôm nõn vàng rực ăn ngọt lừ, chắc nịch.

Chao ôi, húp một chút nước đã thấy vị ngọt của hải sản không thể nhầm lẫn! Vắt thêm ít chanh, cho thêm lát ớt, nhúng thêm vài lá rau thơm, tô bún hải sản này sẽ là dấu ấn đặc biệt làm bạn muốn quên Quảng Ninh cũng khó. 

Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2017

Nhớ lắm bánh canh cá lóc Thủy Dương

Mỗi lần có dịp đi ngang phường Thủy Dương (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên – Huế), tôi lại tranh thủ dừng chân bên đường để thưởng thức món bánh canh cá lóc tuyệt ngon nơi đây.

Đối với tôi và nhiều du khách du lịch Huế 5 ngày, đã nói đến bánh canh cá lóc thì phải nhắc đến Thủy Dương. Có người nói, Thủy Dương chính là nơi xuất xứ của món ăn dân dã này. Thực hư chưa rõ, chỉ biết rằng nơi đây có hàng chục quán bánh canh san sát nhau dọc hai bên đường.


Cách chế biến món ăn dân dã này khá đơn giản, với thành phần chính là bột gạo và cá lóc. Bột được nhào nặn cho dẻo dai rồi cán mỏng và thái thành sợi vừa phải. Với những ai lần đầu ăn món này, ắt sẽ rất ngạc nhiên và ngưỡng mộ tài thái bột của cô chủ quán. Một tay cầm bột, một tay cầm dao, thao tác thoăn thoắt như máy. Những sợi bột nhanh chóng rơi thẳng vào nồi nước đang sôi để luộc chín.

Cá lóc được luộc chín, tách lấy thịt rồi um với gia vị cho thấm. Xương cá được giã nhuyễn, lọc lấy nước dùng làm nước nấu cùng với nước luộc cá. Đây cũng chính là bí quyết giúp nước cháo luôn ngon ngọt tự nhiên.


Tất cả đều được sơ chế riêng: nước dùng có nồi riêng, bột được luộc riêng, cũng như cá được um riêng. Sau đó mới cho vào tô từng thứ một. Tùy theo sở thích của khách tour Da Nang Hoi An Hue 5 ngay 4 dem mà chủ quán sẽ gia giảm lượng bột và cá sao cho phù hợp nhất.

Món này được ăn nóng, vừa thổi vừa ăn mới đúng điệu. Bột được luộc chín vừa phải nên khi ăn dai dai rất tuyệt, mà lại không hề ngán chút nào. Thịt cá cũng không hề bị nát và tanh. Vị ngọt tự nhiên của cá chính là điểm cộng cho món ăn này.

Thủy Dương nằm dọc quốc lộ 1A, giáp ranh với thành phố Huế về phía Nam. Vì thế, bánh canh cá lóc Thủy Dương không chỉ là món ăn ưa chuộng cho người dân địa phương mà còn là món ăn hấp dẫn của không ít người ra Bắc hay vô Nam…

Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

Những món ngon mang hương vị tuyệt hảo của xứ Dừa

Bì cuốn, bánh xèo ốc gạo, chuối đập… là những món ăn dân giã thơm ngon tuyệt hảo như chính bản tính con người nơi xứ dừa Bến Tre.

Bến Tre là xứ sở của dừa, những rừng dừa bạt ngàn và đời sống con người cũng gắn bó rất nhiều với cây dừa. Bên cạnh những món ăn ngon được chế biến với dừa, đặc sản Bến Tre còn được nhiều du khách tour du lịch miền Tây giá rẻ biết đến với những món ăn dung dị nhưng sự căng tràn phóng khoáng đã được gửi gắm vào từng món ăn dân giã như chính con người nơi đây.

Chuối đập


Món ăn vô cùng đặc trưng của xứ dừa này không những là món khoái khẩu của các cô cậu thích ăn vặt mà còn là nỗi nhớ nhung của những người xa quê. Chuối đập khá khó tìm, thường chỉ bán ở những hàng gánh rong ngoài lề đường. Chuối được lựa chọn phải là chuối xiêm vỏ còn xanh vừa chuyển vàng, người miền Tây hay gọi là “chín hường hường”. Nếu lựa chuối chín quá thì nướng lên bị nhão, không ngon.

Sau khi bóc vỏ, chuối được cắt lát cho vào túi ni lông đập dẹt rồi cho lên bếp nướng đến khi chuyển sàng màu vàng óng và dậy mùi thơm. Chuối nướng được chấm cùng với nước cốt dừa đặc quánh, là món ăn lót dạ mỗi buổi chiều rất thú vị.

Bánh xèo ốc gạo


Bánh xèo không còn là món xa lạ với người Nam Bộ nhưng bánh xèo ốc gạo lại là món đặc sản của cồn Phú Đa (huyện Chợ Lách – Bến Tre). Cồn này là một trong những nơi hiếm hoi ở miền Tây có số lượng sinh sản của ốc gạo đông đảo nhất. Hàng năm, ốc gạo sinh sôi nhiều nhất vào tháng 4-5 âm lịch, nhưng con ốc gạo đạt đỉnh điểm về số lượng phải vào Tết Đoan Ngọ.

Ốc gạo thịt trắng đục, béo thơm, thường được chế thành món ốc gạo xào sả ớt và làm nhân bánh xèo thay cho tôm, thịt. Ốc cùng hành tây xắt mỏng được xào chín rồi làm nhân bánh, cuốn cùng rau thơm làm cải bẹ, xà lách, đọt bứa…. mùi vị rất khác biệt. Khi ăn cảm nhận con ốc ngọt, sần sật lẫn trong các mùi rau khiến thực khách du lịch miền Tây sông nước cứ muốn ăn mãi mà không bị ngán.

Bánh canh bột xắt

Miền Tây là xứ sở của bánh canh bột xắt, những vùng khác còn gọi là bánh canh bột gạo. Tựu chung, nguyên liệu chính của món bánh canh này là bột gạo, tùy vào cách chế biến mà có tên gọi khác nhau. Để làm bánh canh bột xắt, người nấu phải cán bột ra thớt rồi xắt từng thanh mỏng bỏ vào nồi nên có tên gọi là bánh canh bột xắt.

Bánh canh bột xắt thường là bánh canh vịt chấm với nước mắm gừng. Nhiều nơi người nấu cho tép non hay tôm khô vào để nước ngọt hơn. Thứ nước lèo trắng đục do bột gạo tạo nên làm cho bánh canh bột xắt khó mà lẫn được với các loại khác. Ở Sài Gòn và một số tỉnh thành khác cũng có phổ biến món này nhưng thưa thớt. Khi ăn bánh canh bột xắt ở Bến Tre, đừng quên gọi thêm chén huyết nếp béo ngậy.

Đuông dừa


Nhắc đến Bến Tre là nhắc đến xứ sở của dừa. “Anh về miền đất xứ dừa/ Nhớ đi thưởng thức đừng chừa món đuông”. Đuông dừa hay còn gọi là sâu dừa – một trong những đặc sản Bến Tre. Phần củ hũ dừa béo ngậy, ngọt là nguồn thức ăn bổ dưỡng giúp cho những con đuông dừa phát triển.

Từ những con đuông dừa, người ta đã chế biến ra rất nhiều món ăn ngon như đuông lăn chiên bột, đuông nướng, thậm chí là ăn sống. Món đuông dừa chiên bột ăn giòn và rất béo. Để giảm độ béo có người ăn kèm với rau sống. Nhiều người sành ăn ở Việt Nam cũng phải công nhận đuông dừa là món ngon được liệt vào “siêu hạng”, vượt hẳn các thức ăn khác.

Thứ Ba, 12 tháng 9, 2017

Những món ăn đầy đủ hương vị ẩm thực Phan Rang

Bánh canh, bún sứa, bánh hỏi là những đặc sản hứa hẹn sẽ khiến thực khách say lòng khi đến thành phố Phan Rang, Ninh Thuận.

Ở Phan Rang, buổi chiều là thời điểm thích hợp nhất để trải nghiệm và cảm nhận đầy đủ hương vị những món đặc sản dưới đây.

Bánh canh Ngô Gia Tự


Bánh canh là món ăn phổ biến của người dân Phan Rang, được bày bán ở mọi ngõ ngách. Một tô đầy đủ gồm sợi bánh, chả cá, cá dầm, ngò thơm, hành lá và rắc thêm ít tiêu đen. Khi thưởng thức, thực khách du lịch Mũi Né Bình Thuận phải pha thêm chút mắm ớt cay và vắt miếng chanh tới lúc vừa miệng.

Sợi bánh to vừa phải, cọng bản mỏng đặc trưng, khi ăn cảm nhận rõ độ mềm, mịn và dẻo. Ngoài ra, nếu không ăn được chả, thực khách có thể dùng kèm món này với giò heo hoặc cá biển tươi ngon.

Để thêm tròn vị, bạn nên thưởng thức vào những chiều tắt nắng. Thời điểm mát mẻ cộng với vị nóng hổi, cay nồng sẽ làm món ăn ngon hơn. Quán bánh canh Nhường nằm bên góc đường Ngô Gia Tự – Tô Hiệu là gợi ý cho du khách yêu thích món này.

Bún sứa Lê Lợi

Thịt sứa không chỉ thơm ngon, giòn sật đặc trưng mà còn có giá trị dinh dưỡng cao. Một tô bún sứa thơm ngon gồm bún, sứa tươi, trứng cút, đậu hũ, điểm xuyết thêm những cọng ngò xanh và bên trên rắc vài hạt đậu phộng. Món này được ăn kèm bắp chuối, rau muống bào, giá sống và quan trọng nhất là mắm ruốc.

Trộn tô bún đều tay và chậm rãi thưởng thức, sự giòn sật của sứa dường như rõ hơn hẳn, kèm với đó là vị béo trong đậu phộng, đậu hũ hay mằn mặn từ mắm ruốc. Tất cả pha trộn tạo nên món ăn đậm đà bản sắc.

Địa chỉ để du khách thưởng thức tô bún sứa đậm chất và ngậy hương nằm duy nhất trên đường Lê Lợi. Quán bún ở đây đã có hơn 10 năm và là địa điểm quen thuộc của những tín đồ mê bún sứa. Mở bán từ 4h chiều đến 10h đêm, vào những ngày cuối tuần, nếu đến muộn, du khách khó lòng tìm chỗ thưởng thức món này.

Bánh hỏi Phước Khánh


Bánh hỏi là món ăn du nhập của người dân Phan Rang. Các vùng miền đều có bánh hỏi và mỗi nơi thưởng thức theo phong cách đặc trưng. Ở An Nhất – Vũng Tàu, món này được ăn kèm thịt bò xiên nướng, chả nướng chấm mắm nêm.

Còn nếu ghé Sóc Trăng, du khách du lịch Phan Thiết Mũi Né 4 ngày 3 đêm sẽ được thưởng thức bánh hỏi cuộn tôm nướng kèm rau sống. Riêng vùng đất Ninh Thuận, người dân ăn bánh hỏi với lòng heo luộc hay chả chiên, chả hấp.

Món ăn được bày biện gồm đĩa bánh hỏi, lòng luộc, chả cá, mỡ chiên, rau sống, bánh tráng mỏng nhúng nước và các loại nước chấm như mắm nêm, mắm đậu phộng. Thực khách muốn thưởng thức vị nước chấm nào sẽ tự tay nêm nếm cho vừa miệng.

Nằm trong con hẻm nhỏ trên quốc lộ 1A, thuộc thôn Phước Khánh, thành phố Phan Rang, quán chỉ bán bánh hỏi vào mỗi buổi chiều nên luôn đông đúc khách.

Thứ Hai, 11 tháng 9, 2017

Lẩu cua đồng món ngon nức tiếng đất Cảng

Thỉnh thoảng đám bạn tôi lại rủ về Hải Phòng ăn… lẩu cua đồng. Gần Hà Nội và giao thông thuận lợi, một chuyến đi cuối tuần với mục tiêu “oánh chén” thì thành phố hoa phượng đỏ quả rất xứng đáng cho mấy kẻ… ham ăn.

Chuyến nào cũng vậy, khi Hải Phòng là điểm dừng chân hay trung chuyển (như đi Cát Bà hay Bạch Long Vỹ về chẳng hạn), bữa tiệc cuối cùng khi chia tay đồng bọn cũng luôn là món “lẩu cua đồng” nức tiếng phố Văn Cao.

Có lần tôi với bạn đi từ Hà Nội xuống, tham gia chuyến xuyên rừng Việt Hải (Cát Bà) với hội Hải Phòng nhưng vì có việc phải về trước, lúc ghé đất Hải Phòng cũng ráng thu xếp ăn một bữa lẩu cho đã thèm rồi mới lên xe về Hà Nội.


Kể vậy để thấy, lẩu cua đồng Hải Phòng quả thực đã “bỏ bùa” du khách du lịch Tuần Châu Cát Bà.

Quán khá rộng, nằm ngay mặt đường, bàn ghế nhựa đơn giản, dân dã. Thường dọn hàng từ 4g chiều cho tới khuya. Quan trọng nhất là đông khách. Đông khách chắc chắn vì hai lý do, thứ nhất, lẩu ngon và thứ hai, giá cả hợp lý.

Đã được nhiều thổ địa Hải Phòng chứng thực về chất lượng, cũng như không lần nào tới Hải Phòng mà lại có thể bỏ qua món này, “lẩu cua đồng Văn Cao” ngày nay trở thành cái cớ để chúng tôi rủ nhau tụ tập và ôn chuyện “ngày xưa”.

Cũng như món bánh đá cua đã được gắn mác Hải Phòng, lẩu cua đồng ở đây cũng tạo cho mình một phong cách riêng, đậm đà và dân dã. Nước lẩu mới nhìn đã… rớt nước miếng.

Riêu cua đóng bánh nổi vàng ruộm béo ngậy, lẫn trong màu đỏ của cà chua, màu xanh của hành lá, được đánh chua bằng giấm bỗng thanh thanh, sôi lục bục trên bếp lẩu và tỏa mùi thơm phưng phức, nức cả mũi.

Một người bạn đất Hải Phòng tắc lưỡi bảo, cô biết vì sao nước lẩu ở đây lại thơm ngọt đậm đà không, là bởi nước được ninh từ xương ống, nõn tôm khô, thịt cua nhiều, nhiều người thích còn đập thêm vài quả trứng vịt lộn vào nước nữa kìa, không ngon sao được.

Nói rồi xuýt xoa dọn bát, dọn đũa vừa giục nhân viên mang thêm đồ ăn kèm. Nhân viên ở quán khá nhanh nhẹn, loáng chốc đã mang ra đầy một bàn thức ăn kèm gồm thịt bò, chả cá, lòng non, đậu phụ, giò sống, tôm, ngao, mực… mỗi thứ một đĩa nhỏ xinh xinh.

Thả chút một vào nồi lẩu sôi sùng sục, đợi một chút rồi vớt ra chấm muối tiêu chanh ớt hoặc tương ớt cay xè, cái gì hợp ý muốn ăn thêm thì gọi nhà hàng mang ra thêm.

Tôi đặc biệt mê món chả cá, vừa giòn, vừa dai, vừa miệng lạ lùng. Nhiều bạn tôi cũng mê món này, thường phải gọi thêm mấy đĩa thả vào nồi lẩu ăn cho no căng bụng mới thôi.

Lẩu riêu cua đồng thường được phục vụ ăn kèm với hoa chuối thái sợi mỏng, ngoài ra có thêm đĩa rau sống gồm xà lách, mùi tàu, húng các loại, rau ngổ… mỗi thứ một tý ăn cho thơm miệng. Rau mồng tơi cũng là loại thường được dùng nhúng trong món này.

Điều đặc biệt nữa ở đây là nếu như ăn lẩu ở nhiều nơi, bạn thường được phục vụ mì tôm, bún, bánh đa trắng thì đến với lẩu cua đồng Hải Phòng, nhất định phải ăn kèm với bánh đa đỏ. Vậy là cùng lúc, thực khách được thưởng thức luôn một biến thể của món bánh đa cua Hải Phòng nổi tiếng trong nồi lẩu cua đồng với bạn bè rồi.

Tôi nhớ mãi một lần đi tàu từ Bạch Long Vỹ về bến Bính Hải Phòng quãng 3g chiều. Vừa lên bờ cả nhóm đã nháo nhác chia tay bạn bè cùng chuyến và bắt xe về Văn Cao để ăn lẩu cua đồng bù lại sức lực đã rơi rụng trên chuyến tàu từ xa khơi trở về với đất mẹ.

Vẫn còn sớm, chưa tới 4g chiều nên quán còn đóng cửa, đành đứng ngồi trên vỉa hè chờ đến giờ được ăn.


Đang đợi thì thấy xịch, hai chiếc taxi trờ tới và chúng tôi phá ra cười khi xuống xe chính là một nhóm du khách du lịch Cát Bà 2 ngày 1 đêm cũng vừa chung tàu với mình từ Bạch Long Vỹ về Hải Phòng. Hóa ra các bạn cũng có chung dự định thưởng thức món lẩu cua đồng nổi tiếng béo ngậy, thơm ngon của đất cảng.

Chúng tôi là những nhóm thực khách đầu tiên của buổi chiều hôm ấy. Chỉ ngồi một lúc, đã thấy bàn nào bàn nấy đầy ắp người.

Bất kể hôm đó trời nóng, các nhóm, hội vẫn tụ tập quanh nồi lẩu cua đồng, vừa xì xoạp ăn uống vừa kể cho nhau nghe những câu chuyện trên trời dưới biển, chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ của một chuyến đi vừa thực hiện nào đó.

Không phải vô cớ mà chúng tôi vẫn hay gọi món lẩu cua đồng Văn Cao là “điểm hẹn Hải Phòng”. Bạn đã bao giờ thưởng thức món ngon này trong danh sách ẩm thực đất Cảng chưa?

Thứ Tư, 6 tháng 9, 2017

Thưởng thức gà nướng đậm đà bản sắc Tây Nguyên

Không chỉ hấp dẫn du khách với phong cảnh hùng vĩ của núi rừng, mảnh đất Tây Nguyên còn thết đãi du khách món gà nướng mang đậm bản sắc văn hóa.

Gắn liền với những địa danh du lịch nổi tiếng như Đà Lạt; Buôn Mê Thuột; Pleiku; Kon Tum… nên không ngạc nhiên khi hàng năm, mảnh đất Tây Nguyên đón hàng triệu lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Ngoài việc thưởng thức cảnh đẹp của Biển Hồ (Gia Lai); hồ Lắc, Buôn Đôn (Đăk Lăk); Thung lũng Tình Yêu, hồ Xuân Hương (Đà Lạt); nhà thờ gỗ Kon Tum… du khách còn được thưởng thức những món ăn mang đậm bản sắc văn hóa như: bò nướng đá; rượu cần; cơm lam, thịt heo rừng nướng….


Khám phá nét hoang dã của tour Nha Trang Đà Lạt

Sẽ là thiếu sót nếu không kể đến món gà nướng của người đồng bào ở đây (có nơi gọi là gà sa lửa). Món ăn đơn giản được chế biến từ gà thả vườn, ướp gia vị rồi nướng chín bằng hơi lửa nhưng hương thơm của món ăn cứ lan tỏa mời gọi khiến du khách khó có thể bỏ qua.

Theo nhiều người, món ăn này có xuất phát từ đồng bào dân tộc Êđê ở Buôn Đôn (Đăk Lăk), từ đây, món ăn này lan khắp Tây Nguyên với nhiều phiên bản và cách chế biến khác nhau. Nhưng điều quan trọng nhất là nó vẫn giữ được trọn vẹn hương vị thơm ngon đặc trưng của mình.

Để làm món này, nguyên liệu quan trọng nhất là thịt gà. Theo kinh nghiệm của đồng bào, gà phải là loại thả vườn, chủ yếu ăn thức ăn rơi vãi, côn trùng… thì thịt gà mới chắc và có vị ngọt. Gà nướng chỉ nên chọn những con gà tơ trên dưới 1kg. Nếu gà lớn thì cho thịt dai, gà nhỏ quá lại có mùi hôi… nên sẽ không ngon.



Gà sau khi làm sạch được bỏ đầu mổ dọc theo ức rồi bẻ dẹt ra. Nước ướp gà được pha từ hành tím, sả, tỏi giả nhuyễn trộn với ngũ vị hương, mật ong, tiêu, nước mắm, muối và các loại lá rừng… Để thịt gà thấm, trước khi ướp, người dân thường dùng mũi dao đâm thành nhiều lỗ nhỏ trên thân gà. Gà ướp khoảng 30 phút đến một tiếng thì cho vào giữa cây tre non chẻ đôi, kẹp chặt lại và nướng chín trên hơi nóng của lửa.

Trong quá trình nướng, thịt gà luôn được trở đều để có thể chín vàng, giòn mà không bị cháy. Trong những buổi chiều se lạnh ở núi rừng, được quây quần bên bếp lửa giữa nhà sàn rồi tự tay trở từng con gà đang chín dần thì không còn gì thú vị bằng. Gà nướng chín được xé thành từng phần nhỏ, rồi ăn kèm với muối lá é (một loại lá gia vị có nhiều ở vùng rừng núi Tây Nguyên, được giã nhỏ với muối hột, ớt xanh) cùng những ống cơm lam chín dẻo mềm, thơm ngon.

Hương vị thơm, ngọt của thịt gà hòa trong cái vị đậm đà, cay cay của muối é khiến du khách mê mẩn khi thưởng thức, để rồi khi xa Tây Nguyên, lại muốn được một lần về mảnh đất này để thưởng thức món gà nướng thơm ngon đầy hấp dẫn này.

Thưởng thức hải sản vỉa hè lạ miệng của Hạ Long

Còn gì tuyệt vời bằng khi được ngồi bên bờ biển Hạ Long (Quảng Ninh) ngắm hoàng hôn, ăn hải sản với giá cả cực bình dân và nhấm nháp một ly bia thật mát lạnh.

Hạ Long nổi tiếng bởi nhiều nhà hàng hải sản cao cấp với những đặc sản hấp dẫn được chế biến cầu kỳ. Tuy nhiên, giá cả của chúng lại không hề dễ chịu chút nào. Nếu có dịp tới đây, bạn hoàn toàn có thể chọn lựa thưởng thức những món khoái khẩu đó theo một cách khác là các quán nhậu hải sản vỉa hè.


Nhậu hải sản vỉa hè không chỉ hấp dẫn khách tour Hạ Long Tuần Châu du lịch mà còn được dân địa phương đặc biệt yêu thích. Họ quen gọi là “bia hàu” bởi món tủ của các quán nhậu này thường là hàu sữa.

Mỗi buổi chiều, những dãy phố trên bờ kè ven biển tràn ngập mùi hàu nướng, sò nướng thơm nức mũi, khiến khách qua đường không thể không dừng lại rút điện thoại mời bạn bè: “Bia hàu không?”.

Gọi là bình dân, bởi các món hải sản Hạ Long được ưa chuộng ở đây đều có giá cả chỉ từ 30.000 đồng đến 150.000 đồng một đĩa đầy đặn. Thực đơn rất phong phú với hàng chục loại hải sản, từ quen thuộc như hàu đá, sò huyết, sò đá, ốc hương, ốc điếu, ngao trắng,… cho đến những loại nghe tên đã thấy tò mò như cù kỳ, sam sam…

Tất cả các loại hải sản ở đây đều còn tươi sống do được đánh bắt ngay trong ngày trên vịnh Hạ Long. Nhờ đó, thực khách thoải mái nhìn tận mắt và lựa chọn bất cứ món ăn nào mà mình yêu thích.

Với đặc thù vỉa hè nên hải sản cũng được chế biến khá đơn giản như nướng, luộc, hấp cho đến ăn sống kèm chanh, mù tạc. Tuy nhiên, chính sự đơn giản này lại giúp cho món ăn giữ được lại mùi vị đặc trưng và thơm ngon nhất.

Mỗi loại hải sản ở Hạ Long đều có một hương vị độc đáo khác nhau, kể cả những du khách tour du lịch Hạ Long Cát Bà sành ăn nhất cũng khó có thể đánh giá món nào hơn món nào. Thật khó cưỡng lại những miếng hàu sữa mềm mại, người thì thích nướng mỡ hành béo ngậy, người lại khoái ăn sống, chậm rãi tách vỏ vắt chanh vào từng con và từ từ thưởng thức.


Sò huyết tái đỏ au ngon ngọt, sam sam thịt trắng tinh vừa sần sật giòn giòn vừa dai dai lạ kỳ, lại còn những “nàng” ngao mát lành đậm đà. Bên cạnh đó là các loại ốc luộc chín tới, vừa mút chùn chụt vừa xuýt xoa vị nước chấm cay nồng thật thú vị. Điểm thêm vài ly bia cực ngấm, chẳng mấy chốc mà bạn quên cả đường về.

Ngoài vị ngọt đậm đà hương vị của biển cả và đặc biệt giàu chất dinh dưỡng, hải sản vỉa hè Hạ Long còn hấp dẫn bởi không gian vô cùng thoáng mát. Khác hẳn với những hàng quán nhậu vỉa hè đông đúc, tới đây, bạn có thể hoàn toàn thư thái bởi sự mát mẻ khi chiều về, gió biển thổi lồng lộng, thậm chí có thể ngồi tới tận đêm khuya.

Các quán bia hàu quen thuộc ở Hạ Long đều không nằm sát khu du lịch. Dân ghiền hải sản thường tìm đến những dãy hàng vỉa hè quanh khu vực Bến Đoan hoặc ven hồ Ao Cá. Nếu có dịp đến Hạ Long, đừng quên rủ rê bạn bè đánh chén một bữa khoái khẩu tại đây.

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017

Vẻ mênh mang lặng lẽ của Hòn Yến

Tỉnh Phú Yên thu hút khách du lịch bởi vẻ đẹp của biển xanh, cát trắng, nắng vàng. Nếu bạn đã ghé thăm Bãi Gốc ở tỉnh Phú Yên thì bạn cũng không nên bỏ qua Hòn Yến. Đây cũng là một thắng cảnh đẹp của địa phương thu hút nhiều du khách đi tour du lịch Quy Nhơn Phú Yên đến tham qian.


Nói đến Hòn Yến là nói đến vẻ đẹp vừa lãng mạn vừa hoang sơ, như điểm nhấn tô vẽ cho điểm du lịch Phú Yên này thêm ấn tượng nơi lòng du khách. Hòn Yến nằm ở thôn Nhơn Hội, xã An Hòa, huyện Tuy An. Điểm đến này cách thành phố Tuy Hòa của tỉnh Phú Yên khoảng 30 km theo hướng Đông Bắc. Qua thời gian dài và cộng với sự bào mòn của sóng biển, dãy núi nhô ra giữa biển giờ trở thành hai hòn đảo ở cách xa bờ khoảng 100m. Hòn nhỏ gọi là Hòn Sụn, hòn lớn gọi là Hòn Yến, làm du khách liên tưởng đến một cô gái e ấp bên chàng trai vô cùng tình tứ.

Hòn có tên là Hòn Yến bởi vì theo người dân kể lại thì ngày trước, chim yến về đây là tổ rất nhiều. Chúng sinh sống rất lâu ở hòn. Nhưng khí hậu, thời tiết thay đổi, chim yến không thích nghi ở đây nữa, vì thế chim yến cũng không còn đến làm tổ và sinh sống ở đây. Đến tham quan Hòn Yến, du khách hay chọn thời khắc thủy triều rút xuống. Lúc bấy giờ, mọi người cùng nhau đi bộ đến chân Hòn Yến để tham quan. Nổi bật là những rặng san hô, những cầu gai bám chặt vào vách đá… rất ấn tượng. San hô nhiều màu sắc, nhiều hình dạng không khỏi làm du khách thích thú.

Trên bãi biển ở khu vực Hòn Yến, bình minh hay mặt trời buông xuống đều là thời khắc tuyệt vời để bạn rảo bước thưởng ngoạn cảnh đẹp đầy mê hoặc của biển và đất trời. Ông mặt trời hàng ngày to tròn đội biển nhô lên, tỏa nắng như dát vàng khắp mặt nước sóng miên man vỗ. Đến buổi chiều ta, ông mặt trời lặng lẽ dần lặn sâu vào biển cả, tạo ánh hoàng hôn đầy mê hoặc, tạo cảnh ráng chiều đầy thổn thức, làm bức tranh thiên nhiên ở đây đẹp đẹp đến nao lòng du khách tour Quy Nhơn.


Ngoài thưởng ngoạn cảnh, thưởng thức hải sản ở Hòn Yến, thì lại càng không phải bàn luận nhiều, ngoại trừ việc tìm những từ ngữ thật phù hợp để khen. Những con thuyền ra khơi vào lúc chiều tối và sáng ngày trở về với đầy ắp cá tươi sống, mang đến cho người người những bữa tiệc hải sản thật ngon. Vừa nhâm nhi các món ăn hải sản tươi rói bên người thân, vừa ngắm nhìn biển cả bao la cùng trời, hai từ “Hòn Yến” rất đỗi xinh đẹp, sẽ là nơi ghi dấu, cũng như mang lại cho con người ta những khoảng lặng tràn ngập hạnh phúc, đến khó có thể diễn tả hết bằng lời.

Mang vẻ lãng mạn đặc biệt của biển cả, Hòn Yến còn trở nên đa sắc bởi sự hoang sơ, đơn giản của chính mình. Ngắm cảnh quan Hòn Yến, du khách rất dễ bị quyến rũ bởi sự hoang sơ đơn giản này. Đơn giản từ những tán lá bàng xanh um quanh các bờ đá nằm rải rác. Đơn sơ từ những làn hoa dại mọc nhún nhường, nhưng bền bỉ vẻ đẹp hoang dại giữa đất trời lộng gió. Tất cả hòa quyện, làm cảnh vật Hòn Yến như rất gần gũi với con người, nhưng cũng có khi như mang chút xa xăm vô định nào đó, trôi tuột vào không gian biển ngập tràn từng làn sóng bạc đầu mênh mang, lặng lẽ.

Vẻ trang nghiêm hài hòa của miếu ông Điều Bát

Lăng ông Tiền Quân Thống chế Điều Bát ở Vĩnh Long, vừa nghe qua, có lẽ du khách xa gần tưởng chừng như đây là điểm du lịch Vĩnh Long mới vì cái tên nghe khá lạ. Thế nhưng, với người dân Trà Ôn ở Vĩnh Long nói riêng và đa số những ai quan tâm nhiều đến lịch sử nước nhà, nhất là thời Nhà Nguyễn, thì không cảm thấy lạ lẫm chút nào.


Những ai có dịp đi tour du lịch miền Tây giá rẻ, lưu lại ở vùng đất Trà Ôn, thể nào cũng có dịp nghe qua câu ca:

Lịch thay cuộc địa Trà Ôn
Miếu Ông Điều Bát lưu tồn đến nay
Đất giồng Thanh Bạch xưa kia
Có đền Ông lớn với bia lưu truyền.

Khi nghe qua, hẳn sự lạ lẫm sẽ được hóa giải phần nào, bởi sự chân thành trong những câu ca này, đặc biệt ngợi ca Ông Điều Bát. Ông chính là ông Nguyễn Văn Tồn, người Khmer, đã có công rất lớn với vùng đất Trà Ôn, nên được nhân dân xây lăng để thờ tự. Lăng được gọi là Lăng Ông Tiền Quân Thống chế Điều bát, gọi đúng theo chức danh ông đã được sắc phong. Lăng năm ở xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long trong khuôn viên rộng hơn 8000 m2. Nơi đây có nhiều công trình, kiến trúc đẹp, cùng với không gian thoáng mát bởi được trống nhiều cây xanh, hoa cảnh.

Lăng mộ ông Tồn được xây dựng cổ kính, tạo nên vẻ trang nghiêm. Đầu tiên là ở cổng lớn, cao ráo được trang trí hai màu đỏ, vàng bắt mắt và câu đối bằng tiếng Hán. Càng uy nghi hơn trên đỉnh cổng là tượng lưỡng long tranh châu. Sau khi đi qua cổng này, sẽ bắt gặp một cổng nữa, phía sau cổng này là một sân rộng, được tráng xi măng với nhiều cây xanh, hoa cảnh xung quanh sân.

Trước lăng Ông là một bức bình phong được trang trí với nhiều màu sắc, đặc biệt là nhiều hình hoa sen, điều điêu khắc tinh xảo, cùng nhiều họa tiết trang nhã khác.


Lăng Ông gồm có ba ngôi nhà chính, gồm chánh điện, nhà khói và võ ca. Tất cả đều được làm từ gỗ quý, lợp mái ngói hình váy ca. Chánh điện là nơi thờ tự, được chia thành nhiều gian thờ, gồm thờ phó soái Nguyễn An, tiếp đó là bàn thờ Hội đồng và trong cùng là bàn thờ Tiền quân Thống chế Điều bát. Ở chánh điện được trang trí nhiều hoa văn, họa tiết cùng màu sắc bắt mắt và tạo nên vẻ trang nghiêm. Đặc biệt ở đây, du khách tour du lịch miền Tây 4 ngày còn bắt gặp nhiều câu đối ca ngợi Ông Tồn, những câu đối này được tô điểm khá lộng lẫy. Phía sau lăng là khu mộ phần của Ông cùng phu nhân. Nơi đây cũng được trang trí kĩ với nhiều hình hoa lá, kỳ lân, rồng rất uy nghi.

Hằng năm, vào các ngày mồng 3 và mồng 4 tháng giêng âm lịch, người dân Trà Ôn đều tổ chức giỗ Ông Tồn với nhiều nghi thức truyền thống độc đáo. Lễ giỗ của ông năm nào cũng có rất nhiều người dân từ các vùng đến tham dự. Ngoài lễ chính thì còn có múa lân, hát bội, các trò chơi dân gian…Nếu có dịp đi du lịch về thăm Trà Ôn đúng những ngày này, du khách sẽ có cơ hội để hòa cùng bầu khí ấm áp, thêm phần hiểu biết về mảnh đất Trà Ôn của Vĩnh Long, nơi có một vị Thống chế Điều bát rất giàu nghĩa tình và rất nặng lòng với dân.

Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017

Vẻ đẹp hoang sơ tĩnh lặng của Hòn Khô

Cách trung tâm TP. Quy Nhơn (Bình Định) chừng 15 km, đảo Hòn Khô là điểm đến lý tưởng của nhiều người thích tắm biển, ngắm san hô và ăn hải sản tươi sống.

Muốn đến Hòn Khô, ngoài các tour của các công ty du lịch, bạn có thể tự tổ chức một tour cho riêng mình. Khi đến xã Nhơn Hải, chỉ cần đi thuyền tầm 10 phút là bạn có thể đặt chân đến Hòn Khô.

Đảo toàn là những núi đá, lưa thưa vài cây bụi nhỏ. Xen lẫn những mỏm núi nhô ra biển là những bãi cát nhỏ tuyệt đẹp, hoang sơ, nước trong xanh. Trên đảo không có dân cư sinh sống, chỉ có bãi cát lớn nhất đảo là điểm tập trung đông du khách . Xung quanh đảo là những ghềnh đá nhỏ, nơi dành cho những người yêu thích câu cá, một mình tĩnh lặng với biển trời mênh mông.


Hiện Hòn Khô có 2 điểm phục vụ ăn uống và tắm nước ngọt, một của gia đình ông Lê Hải và một của Đoàn Thanh niên xã Nhơn Hải tổ chức. Theo ông Hải, vào mùa hè, số du khách đến Hòn Khô mỗi ngày có thể lên đến 200 người. Mùa biển động thì ngày có, ngày không. Mỗi đoàn khách tour Nha Trang 3 ngày 2 đêm đến Hòn Khô khoảng dưới 20 người, thuê thuyền chở ra đảo tắm biển, lặn ngắm san hô, trở về đất liền có giá 350.000 đồng/chuyến, ăn trưa cộng với tắm nước ngọt bình quân 130.000 đồng/người.

Nếu khách tự đi đến Hòn Khô, có thể thuê thuyền nhỏ của ngư dân chở đi và về với giá 200.000 đồng/chuyến, đồ ăn trưa thì tự chọn món.

“Một suất ăn chúng tôi phục vụ trên đảo Hòn Khô có đến 8 hay 9 món, tùy theo yêu cầu của khách. Các món hải sản tươi sống ở Hòn Khô thường có là cá mú, cá hồng, cá kình, cá dìa, chình biển… và các món ốc. Khách muốn ăn tôm hùm và các loại hải sản khác thì nên đặt trước. Khách đến đây quanh năm, lúc nào chúng tôi cũng sẵn sàng phục vụ”, ông Hải nói.

Những năm gần đây, dịch vụ tắm biển lặn ngắm san hô rất được du khách đến Hòn Khô yêu thích. San hô ở Hòn Khô nằm sát bờ, nơi chỉ có mực nước biển sâu từ 1 – 2m nhưng lại có nhiều sinh vật biển sinh sống. Chỉ cần mặc áo phao, đeo kính vào và úp mặt xuống biển đã nhìn thấy vẻ đẹp của san hô với những đàn cá nhỏ đủ sắc màu nhởn nhơ bơi lượn. Nhiều du khách đến lặn biển ngắm san hô thường nói đùa là Thủy cung của Long Vương đặt tại Hòn Khô!


“Đến Hòn Khô, bất kể du khách tour Nha Trang 4 ngày 3 đêm nào, dù biết bơi hay không biết bơi, dù người lớn hay trẻ con, chỉ cần mặc áo phao, đeo kính lặn là đều có cơ hội được ngắm san hô. Ngắm chán, du khách thường thích tự bơi vào bờ. Ngược lại, ở Nha Trang, san hô thường nằm ở vùng biển sâu, khi lặn, đòi hỏi phải có người kèm cặp. Vì vậy, hoạt động lặn biển ngắm san hô tại Nha Trang khá kén khách nhưng ở Hòn Khô thì không”, ông Nguyễn Phạm Kiên Trung, Giám đốc Công ty Du lịch miền Trung, cho biết.

Đi bộ dạo xung quanh đảo du khách sẽ bị chinh phục bởi vẻ đẹp kỳ vĩ, độc đáo của thiên nhiên nơi đây. Đặc biệt, Hòn Khô là khu vực bảo tồn rùa biển. Nếu có dịp ở lại đảo Hòn Khô vào ban đêm, gặp may mắn du khách sẽ tận mắt chứng kiến được cảnh “vượt cạn” của rùa biển. Đến Hòn Khô vào lúc biển cạn, du khách có thể nhìn thấy một bờ thành cổ bí ẩn nhô lên khỏi mặt nước. Nhiều người cho rằng bờ thành này là một công trình phòng thủ bờ biển của người Chăm nhưng đến nay vẫn chưa thấy sử sách nào ghi lại. Ngoài ra, chùa Hương Mai trên đất liền ở xã Nhơn Hải với nhiều pho tượng La Hán, tượng Phật lớn ở ngoài trời và có tiếng là linh thiêng… cũng là một điểm đến đáng lưu ý.

Nếu bạn muốn có một chuyến du lịch về với biển đảo, chụp được những bức ảnh lưu niệm đầy lãng mạn, chi tiêu với giá bình dân hãy đến Hòn Khô.

Sức hấp dẫn khó cưỡng của ẩm thực Huế

Du lịch Huế nổi tiếng với ẩm thực cung đình cao sang và mĩ vị, tuy nhiên các gánh hàng rong, các món ăn bình dân cũng có sức hấp dẫn khó cưỡng.

Du lịch Huế ăn gì mới đúng chất?

CƠM HẾN


Cơm hến ngon nhất chỉ có ở Huế. Cơm hến tuy là món ăn dân dã có khắp mọi nơi dù ở thôn xóm hay đường quê, nghèo mà vẫn sang, đậm đà hương vị. Cơm hến được làm từ cơm trắng nấu chín và để nguội. Người ta cho phần thịt hến cùng các phụ gia, thêm tóp mỡ được chiên giòn. Cơm hến có thêm chút mắm ruốc Huế vừa bùi, chát, cay và hăng. Được ăn kèm với phụ gia là rau sống gồm có: rau sống, bắp chuối, giá đỗ và ít thân khoai môn trắng thái nhỏ. Lạc được rang vàng và phi dầu vàng cho có màu đẹp mắt.

Cơm hến ngon nhất là ở cồn Hến, hoặc quán chị Nhỏ, bán trong ngõ đường Phạm Hồng Thái, góc giao với Trương Định – nhưng chỉ bán buổi sáng, đến trưa là hết, hoặc không thì ăn ở số 2 Trương Định. Cơm hến khá rẻ, một tô chỉ khoảng 10.000 đồng.

CÁC LOẠI BÁNH HUẾ: BÁNH BÈO, BÁNH BỘT LỌC, BÁNH KHOÁI

Có dịp du lịch Huế mới thấy bánh bèo gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân cố đô như thế nào. Khoảng từ 3 đến 5 giờ chiều, trên các ngõ phố, những phụ nữ quẩy gánh trên vai hoặc chiếc thúng nhỏ cắp ngang hông, đi bán bánh bèo, bánh lọc đến từng nhà. Người Huế rất thích và đã thành thói quen dùng loại bánh đầy hương vị quê nhà này vào các bữa ăn phụ.

Các bạn có thể đến các “Khu phố Bánh bèo” như: cung An Định, đường Ngự Bình, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm… để tận mắt thưởng thức “văn hóa bánh bèo” tại đây.

Bánh khoái đổ bằng bột gạo xay đánh sệt với nước và lòng đỏ trứng, sau đó thêm tiêu, hành, mắm, muối, tôm bóc vỏ, thịt bò (hoặc chim) nướng thái lát, mỡ thái lát nhỏ, giá sống. Bánh ngon một phần nhờ nước lèo, thứ nước chấm chỉ các đầu bếp giỏi mới chế được. Ðây là bí quyết gia truyền, quyết định chất lượng, tạo nên hương vị thượng hạng của bánh khoái.

Bánh khoái nổi tiếng nhất là bánh khoái Thượng Tứ, quán có 3 chi nhánh là Lạc Thiện, Lạc Thạnh và Bạch Yến.

CƠM CHAY HUẾ


Nếu bạn muốn có một bữa ăn thanh đạm và để cơ thể được thanh lọc thì hãy thử một bữa cơm chay tại Huế. Các món chay cũng rất đa dạng và phong phú, chỉ từ rau, củ, nấm, đậu phụ… nhưng bạn đã có một bữa cơm đầy đủ và thịnh soạn vô cùng.

Khách đến Huế, nếu thích được thưởng thức một bữa cơm chay thì ngoài những Phật tử biết nấu cơm chay ngon để mời thân mật ở gia đình, có thể liên hệ các chùa để thưởng thức một bữa cơm chay Huế đặc biệt. Bạn đến chùa nào cũng được, nhưng tốt hơn cả là chùa Từ Đàm, vì ở đây là chùa sư nữ nên có nhiều ni cô nấu cơm chay ngon, lại ở ngay trong thành phố – trên đường Điện Biên Phủ.

Ngoài ra, các bạn cũng có thể đến quán cơm chay Liên Hoa – số 3 đường Lê Quý Đôn để thưởng thức các món chay. Giá các món chay tại đây cũng khá rẻ.

BÚN BÒ HUẾ

Bún bò Huế chính là linh hồn của ẩm thực Huế, độ ngon và nổi tiếng của món ăn này chắc không phải bàn nhiều. Bún bò Huế có một miếng chân giò, một miếng giò tự nắm, một miếng tiết lợn nhỏ và tất nhiên phải có vài lát thịt bò. Rau ăn kèm cũng rất tươi và phong phú. Địa chỉ ăn bún bò Huế nổi tiếng nhất: 13 Lý Thường Kiệt (cạnh Nhà khách Công đoàn). Ngoài ra, khắp nơi ở Huế bạn cũng sẽ dễ dàng tìm thấy một quán bún bò chất lượng. Giá một tô bún bò Huế khoảng 30.000 đồng.

BÁNH CANH BÀ ĐỢI


Nằm trên đường Đào Duy Anh, ở cuối một con hẻm nhỏ có một quán bánh canh không bảng hiệu. Quán hoạt động theo lối gia đình ít nhân công nên khách thường phải đợi hơi lâu, vì thế quán được khách quen gọi là quán bà Đợi (người Huế quen gọi là mụ Đợi). Dù bánh canh của quán này được thái sợi dẹt như kiểu Quảng Bình chứ không nén khuôn sợi tròn, nhưng nước dùng thì đặc phong cách Huế.

Nước dùng của quán này có vị đậm đà và thơm tự nhiên của tôm. Khi tô bánh canh được bưng ra, nước trong, chả và tôm tươi giòn sần sật, thực khách sẽ gia thêm tiêu, muối, chanh, tương ớt dầu và hành lá thái nhỏ bầy sẵn trên bàn, mặc dù tự nước dùng trong tô đã đủ ngon vị lắm rồi… Vì vậy mà hiếm khi khách bỏ sót nước dùng trong tô bánh canh ở quán bà Đợi.

BÚN THỊT NƯỚNG, BÁNH ƯỚT THỊT NƯỚNG

Điểm đặc biệt của hai món này nằm ở thịt nướng. Thịt ở đây ướp vừa đủ, không át mùi thơm của, miếng thịt mềm chứ không bị khô, và mang một hương vị đặc trưng, khá đặc biệt so với những nơi khác. Nước chấm ăn kèm cũng vừa miệng, điều đặc biệt là có rất nhiều rau sống, tươi mát và xanh ươm.

BÁNH CHƯNG NHẬT LỆ

Đây là món ăn nổi tiếng ở Huế và có xuất xứ từ con phố Nhật Lệ trong thành Nội, nơi tập trung hàng chục lò làm bánh. Bánh thơm dẻo, ăn rất khoái khẩu do sự kết hợp nhuần nhuyễn mùi vị giữa nhân đậu, thịt (mỡ và nạc) với gạo nếp và các loại gia vị như tiêu, hành. Người ăn quen lâu ngày thành nghiện, thành thèm.

Ăn bánh chưng Nhật Lệ khi nguội ngon hơn khi nóng. Bóc lớp lá chuối ra, màu bánh xanh thơm nhức mắt. Cắn một miếng, nhân đậu thịt mỡ màu nâu trắng béo bùi ngập chân răng.

NEM LỤI CHẤT HUẾ


Nhiều người thường nói “Nem lụi là một trong những món ăn đặc sệt Huế”. Ở đường Nguyễn Huệ có hai quán nem lụi. Suốt ngày đêm quán nào cũng chật ních người ăn. Khách hàng lần đầu ăn nem lụi, ai cũng xuýt xoa khen ngon để rồi ăn tiếp lần hai, lần ba, thậm chí ăn hàng ngày như dân “nghiện” và lần nào cũng vẫn cứ khen ngon.

Khi ăn, lấy bánh đa nem gói thịt viên nướng cùng với rau, thơm, khế, giá, lát chuối xanh thái mỏng, miếng vả thái sống, ớt màu… lấy lá hành buộc lại rồi chấm với một thứ nước đặc biệt gọi là nước lèo. Nước lèo dùng cho nem lụi được pha chế từ hàng chục nguyên liệu khác nhau như dầu thực vật, gan lợn, bột đao, đường, tương nước mắm, quế chi, hoa hổi trộn với nước cốt dừa.

CƠM ÂM PHỦ

Du khách đến Huế nghe tên món cơm kỳ lạ này có thể giật mình nhưng với người dân nơi đây, đó là món ăn quen thuộc, được bày bán khá nhiều ở các nhà hàng và quán cóc ven đường. Cơm âm phủ thực chất là món cơm bình dân nhưng được trình bày rất bắt mắt. Cơm trắng ở giữa, xung quanh đặt thức ăn gồm thịt ba rọi, chả lụa Huế, tôm, nem Huế nướng, trứng tráng, rau thơm, dưa leo…tạo thành 7 màu rực rỡ.

Thành phần của cơm âm phủ ngày nay có thể thay đổi theo yêu cầu của thực khách, nhưng phải đảm bảo có đủ màu sắc, tượng trưng cho 7 bước chân đầu tiên của Đức Phật. Nếu muốn thưởng thức đúng hương vị của món ăn độc đáo này, bạn có thể đến quán cơm mang tên “Âm phủ” trên đường Nguyễn Thái Học, gần sân vận động Huế.

Là nơi sáng tạo ra cơm âm phủ, quán đã tồn tại ngót gần một thế kỷ và được lưu truyền qua nhiều thế hệ đến ngày nay. Nhiều người kể lại rằng, do trước đây quán chỉ mở vào đêm khuya, bên trong thắp ngọn đèn dầu leo lắt, tạo nên khung cảnh kỳ bí nên quán cơm “Âm phủ” cũng có tên từ đó.

CHÈ HẺM

Ông bà ta ngày xưa thường nói nếu ngoài Hà Nội có “36 phố phường” thì Huế cũng có “36 thứ chè”. Không ai biết chè hẻm có ở Huế từ bao giờ mà chỉ biết gọi là thế, bởi nó thường nằm sâu trong các ngõ ngách với rất nhiều loại chè khác nhau.

Mỗi loại chè có một hương vị riêng, ngon bổ, tinh tế và cầu kỳ như chính con người nơi đây. Chè bắp ngọt mát tinh khiết, vừa thơm vừa bùi nấu từ bắp ngô non của cồn Hến, chè hạt sen với thứ hương trầm thật lạ của giống sen hồ Tịnh Tâm – loại sen “tiến vua”. Lại còn chè nhãn bọc hạt sen ngọt thanh, thơm bùi và nhiều loại chè như chè hạt lựu, chè trôi nước, chè khoai sọ, chè bột lọc…

Có một loại chè nghe rất lạ tai mà chỉ Huế mới có: chè bột lọc thịt heo quay. Được chế biến cầu kỳ từ những miếng thịt heo quay cắt khúc nhỏ, bọc ngoài là bột nếp, cho thêm đường nấu thành chè. Khi ăn, món chè này cho ta một cảm giác rất lạ, vừa ngọt lại vừa mặn, béo ngậy khó diễn tả thành lời…

Đậm đà hương vị ẩm thực Hội An

Hội An không chỉ là một phố cổ nổi tiếng với phong cảnh hữu tình mà còn có những món đặc sản làm say đắm lòng người. Rất nhiều du khách đã quay lại nơi đây chỉ để thưởng thức những món ngon Hội An.

Những món ngon không thể bỏ qua khi du lịch Hội An

MÌ QUẢNG – MÓN NGON HỘI AN QUEN THUỘC


Mì Quảng từ lâu không còn là đặc sản của riêng Quảng Nam nữa, nó đã trở thành thứ quà chung cho du khách khi đến miền Trung. Nhưng về Hội An, vẫn thấy món ăn có nét riêng. Có lẽ vì không khí thân thiện và con người hồ hởi nơi đây khiến nó đặc biệt hơn bất cứ nơi đâu trên đất nước. Mì Quảng gồm những nguyên liệu bình dân. Sợi mì từ gạo, thịt tôm, thịt heo, thịt gà… gần gũi, miếng bánh tráng nướng rẻ tiền, vài thứ rau sẵn có, chẳng thứ nào cao sang, quyền quý. Mùi thơm từ thịt, tôm, trứng, bánh tráng, đậu phộng kích thích khứu giác của thực khách du lịch Quảng Nam Đà Nẵng, tăng độ hoàn hảo của món ngon Hội An này.

BÁNH XÈO – MÓN NGON DÂN DÃ CỦA HỘI AN

Nguyên liệu chính để làm bánh xèo Hội An ngoài gạo, còn có thêm tôm, thịt dùng làm nhân bánh xèo. Để có món bánh xèo người làm phải ngồi bên bếp lửa liên tục rất nóng nực, do đó mùa mưa trong năm từ tháng 10 đến tháng 12 là mùa thích hợp nhất cho việc làm bánh xèo. Bánh xèo Hội An ăn nóng mới ngon, tức làm đến đâu ăn đến đấy và khi ăn không dùng đũa, muỗng mà chỉ dùng tay cầm bánh xèo chấm với nước chấm hoặc dùng bánh tráng cuốn bánh xèo kèm các loại rau sống rồi chấm với nước chấm. Bỏ miếng bánh xèo giòn tan, thơm phức vào miệng, hẳn bạn sẽ không thể quên được hương vị thơm ngon tuyệt vời của món ngon Hội An này.

CAO LẦU – MON NGON TỰ HÀO CỦA NGƯỜI HỘI AN


Nguyên liệu chính làm nên sợi cao lầu Hội An là từ gạo, được chế biến công phu. Gạo ngâm với tro lấy từ củi tràm ở đảo Cù Lao Chàm. Nước hòa cùng với tro phải lấy từ nước giếng cổ Bá Lễ, thứ nước vừa ngọt lành lại trong vắt. Chính vì ngâm với nước tro nên gạo sẽ có màu vàng nhạt như pha nghệ. Gạo được xay thành bột, để ráo nước, nhồi cho mịn. Cao lầu không tráng như mì, người ta cán bột thành miếng dày 3-4 mm rồi đem hấp cách thủy, tiếp theo cắt bột thành sợi to bằng sợi mì. Món ngon Hội An này hợp khẩu vị từng người nhờ món nước dùng. Du lịch Hội An, thưởng thức cao lầu là một trải nghiệm thú vị nhất.

CƠM GÀ – MÓN NGON ĐỘC ĐÁO CỦA HỘI AN

Cơm gà Hội An mang một mùi vị riêng và tin chắc rằng nếu du khách tour Đà Nẵng Hội An 4 ngày 3 đêm đã nếm thử một lần thì sẽ nhớ mãi. Để làm nên món cơm gà này, món cơm gà phố Hội phải cần rất nhiều những yếu tố và cách thức chế biến riêng. Đầu tiên phải chọn loại gạo thơm, ngon, dẻo. Thứ hai là phần chọn gà cũng rất quan trọng, chọn loại gà ta nhưng phải tơ, được chăn thả. Chỉ loại gà này thịt mới mềm, thơm ngon. Và thứ ba là sự chế biến, kỹ thuật của người nấu. Cơm gà thật sự là một món ăn đặc trưng của phố Hội, nó hoàn toàn khác với cơm gà Tam Kỳ, cơm gà Đà Nẵng cả về hình thức lẫn cách chế biến. Món ngon Hội An này là sự kết hợp giữa cơm nấu theo cách riêng vối thịt gà xé nhỏ, trong khi ở một số nơi khác, người ta ăn cơm với thịt gà riêng.

CHÈ BẮP – MÓN NGON THANH TAO CỦA HỘI AN


Nguyên liệu để nấu chè bắp ở đây chỉ gồm bắp, đường kính và bột năng. Bắp để nấu chè là loại bắp sữa (bắp non) được trồng trên những bãi đất bồi ven sông. Chính lượng phù sa bồi đắp hàng năm qua những trận lụt đã khiến những bãi đất này trở nên thật màu mỡ, góp phần làm cho những trái bắp nơi đây có những hương vị ngọt, thơm hơn hẳn bắp được trồng ở các nơi khác. Chè bắp Hội An ngon chỉ bởi một lý do duy nhất là ngọt tự nhiên của bắp mới bẻ. Món ngon Hội An này có thể ăn đặc, ướp lạnh, dùng kèm với đá hay ăn kèm với các loại chè đậu khác, cách nào cũng thơm, ngon và đậm đà hương vị.

Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

Ngẩn ngơ trước vẻ đẹp mê hồn của biển Thổ Chu

Có một “thiên đường ngay ở trần gian” mà dường như khá ít người biết đến đó là quần đảo Thổ Chu. Đối với phượt thủ thì cái tên Thổ Chu đã trở nên khá quen thuộc nhưng đối với du khách thường thì nó còn có vẻ xa lạ. Nếu muốn tìm đến một nơi với sắc màu và hương vị mới, vừa hoang sơ vừa mang vẻ đẹp tuyệt dịu như tranh vẽ thì thiên đường biển Thổ Chu sẽ là một lựa chọn không thể bỏ qua của du khách.

Dường như tỉnh Kiên Giang là một trong những điểm trên lãnh thổ Việt Nam có nhiều nơi được mệnh danh là “thiên đường biển” nhất mảnh đất hình chữ S. Bên cạnh đảo ngọc Phú Quốc hay quần đảo Nam Du hoang sơ màu thiên nhiên, Kiên Giang còn có quần đảo Thổ Chu đẹp tựa tranh vẽ. Thổ Chu là quần đảo nằm ở phía tây nam đảo Phú Quốc và phía cực nam của Việt Nam, thuộc vịnh Thái Lan, được xem là điểm đến khá được ưa chuộng của các phượt thủ.


Quần đảo Thổ Chu bao gồm 8 hòn đảo lớn nhỏ, có thể kể ra đó là Thổ Chu, hòn Nhạn, hòn Xanh, hòn Khô, hòn Cao Cát, hòn Từ và hòn Keo Ngựa. Trong đó, đảo Thổ Chu là hòn đảo lớn nhất và thu hút phượt thủ bốn phương. Quần đảo Thổ Chu không chỉ được biết đến là một địa điểm mang đậm dấu ấn lịch sử - nơi diễn ra trận đánh chống lại chế độ diệt chủng Pôn Pốt mà còn được biết đến là một thiên đường hoang sơ nhưng lại có vẻ đẹp tựa như bức tranh vẽ của người họa sĩ “tạo hóa”, nên thơ và hữu tình.

Thổ Chu thực sự là một điểm đến thích hợp cho những ai là người có tình yêu thực sự với du lịch bởi để du lịch Thổ Chu thì không phải là một điều đơn giản. Hằng tuần, chỉ có một chuyến tàu đi và về từ cảng Rạch Giá đến cảng Thổ Chu, đồng thời cần phải xin phép các giấy tờ cần thiết và Thổ Chu còn thuộc khu quân sự đặc biệt do hải quân vùng 5 quản lý.

Du khách du lịch Phú Quốc 4 ngày 3 đêm nếu muốn ra đến đảo Thổ Chu phải “vi vu” trên biển khoảng 16 giờ đồng hồ. Nên đối với những du khách say sóng thì nên chuẩn bị trước thuốc để có một chuyến đi tàu “nhẹ nhàng” hơn. Hơn nữa, tàu thuyền ra đảo Thổ Chu hoàn toàn không vụ đồ ăn nên mọi thứ để đảm bảo sinh hoạt cá nhân thì du khách phải hoàn toàn tự chủ động.

Dù chặng đường ra đến đảo Thổ Chu có nhiều gian nan như vậy nhưng kết quả đem lại cho du khách là hoàn toàn xứng đáng. Kết quả ở đây chính là khung cảnh nên thơ, đẹp hão huyền của đảo Thổ Chu có thể làm cho bất kỳ người du khách khó tính nào cũng phải mê mẩn đến độ “từng centimet”. Cái nắng, cái gió, cái thanh bình mà bạn tưởng chừng như chưa một lần cảm nhận ấy hòa quyện vào khung cảnh nên thơ của Thổ Chu khiến du khách hoàn toàn mê mệt với nơi đây.


Người ta thường chọn đến đảo Thổ Chu vào khoảng độ tháng 10 đến tháng 2 vì lúc này, sóng biển nơi đây khá êm dịu, không khí lại trong lành, mát mẻ với từng đợt gió nhẹ thổi bồng bềnh mái tóc người con gái Thổ Chu và cũng là thời điểm để ngắm nhìn hoàng hôn trìu mến và đẹp nhất.

Thổ Chu không rộng nhưng cũng có khá nhiều địa điểm để bạn có thể vui chơi và khám phá. Đầu tiên, một địa điểm mà khi nhắc đến Thổ Chu người ta không quên nhắc đến đó là bãi Ngự. Nếu để đánh giá nơi mang đậm chất biển, với làn nước trong xanh, thanh dịu nhất của Thổ Chu thì đó chính là bãi Ngự. Người dân nơi đây lại rất mực hiếu khách nên du khách có thể đến đây để tìm hiểu về nghề đánh bắt hải sản, các cơ sở nuôi trồng của người dân. Sau đó, tự tổ chức cho mình những buổi party nhỏ với các món hải sản tươi sống, thơm lừng.

Hay nếu ưa thích nhìn ngắm sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên thì hòn Nhạn sẽ là một địa điểm mà du khách khó có thể bỏ qua. Sở dĩ nơi này có tên là hòn Nhạn vì đây là điểm lui tới của hàng ngàn con chim nhạn một độ lập tổ đẻ trứng. Hòn Nhạn được cấu thành từ những hòn đá có sức hút mãnh liệt với cái nóng của mặt trời, đã tạo nên những “lò ấp trứng khổng lồ” giúp cho loài chim nhạn –vốn được mệnh danh là loài chim không biết ấp trứng có thể sinh sôi nảy nở. Người dân Thổ Chu thường đến hòn Nhạn để nhặt trứng đem bán hoặc phục vụ cho nhu cầu ăn uống hằng ngày của mình.

Hoang sơ là vậy nhưng Thổ Chu không thiếu những điểm tham quan đầy sức lãng mạn. Một trong số đó là con đường ven biển Thổ Chu nối bãi Ngự và bãi Dong. Hai bên của con đường rợp bóng dừa xanh mát, đôi lúc lại bắt được những tia nắng mặt trời còn mơn mởn lăn tăn trên mái tóc. Không khí lại trong lành, đậm đà mùi biển xanh khiến bạn dường như cảm nhận mình đang được phiêu du vào vùng đất thần tiên, thơ mộng đến hão huyền.


Vào một buổi chiều, nắm tay nhau đi trên con đường biển và ngắm nhìn những tia nắng hoàng hôn cuối ngày dần rơi trên mặt biển khiến du khách tour đi Phú Quốc 3 ngày 2 đêm cảm nhận được một hương vị mới của cuộc sống.

Để kết thúc chuyến du lịch đảo Thổ Chu của mình bạn có thể đến ngọn hải đăng cao 140m sừng sững giữa lòng Thổ Chu để có thể ngắm nhìn lại toàn cảnh vùng đất Thổ Chu hoang sơ nhưng đậm tình người này! Trời xanh này, biển rộng này, tia nắng mặt trời cuối ngày hay cả những hàng cây vi vu rì rào cùng gió biển của đảo Thổ Chu sẽ như đọng lại trong lòng du khách và sẽ là một hình ảnh mà du khách khó có thể nào quên.

Từng có câu: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”. Thổ Chu cũng vậy, cũng là một mảnh đất với vẻ đẹp riêng, khi ta đến nó chỉ là một mảnh đất hoang sơ nhưng khi ta đi, ta bỗng quyến luyến trước vẻ đẹp bình yên và dịu dàng riêng biệt của Thổ Chu. Thổ Chu là vậy đấy, du khách đã có ý định thử đến đây một lần chưa?

Say lòng với nét đẹp có một không hai của Suồi Ồ

Chẳng cần đến quang cảnh mỹ miều hay các dịch vụ hoàn hảo cho khách du lịch, biển Suối Ồ vẫn khiến bao người say lòng bởi nét đẹp hoang sơ và “độc đáo có một không hai” của mình. Cứ mỗi dịp cuối tuần, dòng người lại tìm về biển Suối Ồ để trầm mình vào dòng nước trong vắt mát rượi, “trốn chạy” khỏi mọi tất bật của cuộc sống bon chen nơi đô thị, tận hưởng những khoảnh khắc được nghỉ ngơi đúng nghĩa. Biển Suối Ồ vẫn hiền lành đến thế, vẫn dang tay chào đón người bạn phương xa của mình bằng tấm lòng nhiệt thành nhất. Để ai đến rồi cũng ngẩn ngơ trước thiên đường “mới toe” ở Vũng Tàu mà bấy lâu vô tình bị che đậy.

Biển Suối Ồ thuộc địa phận xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và chỉ cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh chừng 3 tiếng chạy xe máy. Ấy thế nên, dù rất mới, Suối Ồ vẫn thu hút không ít khách du lịch phía Nam và trở thành một trong những lựa chọn được yêu thích nhất. Có rất nhiều phương tiện để đến với Suối Ồ như bằng xe máy, ô tô, tàu cánh ngầm giúp người lữ hành tùy hứng theo sở thích và sao cho tiện lợi nhất. Trong đó, phượt bằng xe máy có lẽ được đón nhận nhiều nhất bởi chuyến vi vu đến Suối Ồ dường như sẽ hoàn hảo hơn khi vẻ đẹp của thiên nhiên trên  đường đi và biển cả cứ từ từ hiện ra, cho trái tim thổn thức trọn vẹn nhất.



Du khách từ thành phố Hồ Chí Minh có thể chọn cung đường đi theo Quốc lộ 1 hay từ phà Cát Lái sang Nhơn Trạch – Đồng Nai để thẳng tiến về Vũng Tàu. Sau đó men theo đường biển hướng khu du lịch Long Hải, Hồ Tràm sẽ đến được biển Suối Ồ. Suối Ồ nằm khá gần suối nước nóng Bình Châu và là minh chứng cho trải nghiệm “cứ đi thẳng sẽ đến biển mà thôi”.

Nếu có ai hỏi con đường nào ở Vũng Tàu đẹp nhất? Thì thiết nghĩ rằng, ai đã từng đi qua cung đường đến Suối Ồ đều hài lòng bình chọn bằng cả trái tim vẫn còn rộn ràng hồi tưởng về thắng cảnh của đất biển. Con đường trải nhựa phẳng phiu với khung cảnh làng chài hai bên đường xen lẫn cùng không ít khu resort cao cấp khiến người ta vừa có cảm tưởng như vừa đi qua một không gian nhộn nhịp hào hoa, nháy mắt đã đứng ở một thế giới bình lặng đến trầm mặc. Cứ thế, những thước phim cứ xoay chuyển liên tục, làm đôi mắt tò mò và mơ mộng của người lữ hành không khỏi ngạc nhiêm và trầm trồ.

Biển Suối Ồ chỉ cách chợ Bình Châu tầm 3 cây số. Làn nước biển trong vắt nhẹ nhàng ôm lấy bờ cát mịn màng trải dài ngút tầm mắt. Điểm đặc biệt ở biển Suối Ồ chính là muốn đi ra biển, nhất định phải lội suối. Dòng suối nước ngọt từ trong rừng chảy ra còn mang nguyên vẹn hơi thở của đại ngàn “vắt vẻo” chia cắt đường đến biển, lạ lùng mà thú vị vô cùng. Ai đến đây cũng đều thử một lần cảm giác đội hành lý lên đầu, cứ thế nắm tay nhau lội nước để đến bờ biển bên kia, chẳng có gì gọi là bất tiện khi trải nghiệm “thử thách” đầy thú vị này cả. Mực nước ở Suối Ồ không quá sâu, chỗ sâu nhất vào mùa nhiều nước cũng chỉ đến ngực, nên rất an toàn cho du khách dù không biết bơi. Không ít người tò mò nếm thử vị của suối Ồ để rồi reo lên sung sướng vì dòng nước sao mà ngọt đến thế, có khi lại lơ lớ vị mặn của biển đã hòa lẫn vào nhau, chỉ tự mình cảm mới thấu hết được.

Từ bờ suối ra đến biển chỉ chừng 30 mét, nhưng nếu lo ngại về vấn đề an toàn, du khách có thể thuê phao hoặc thuyền thúng của ngư dân để di chuyển. Bãi biển ở Suối Ồ khá rộng và dài, lại sạch sẽ như được vệ sinh hằng ngày, thế nên khách du lịch Vũng Tàu đến đây có thể thỏa thuê vui đùa một cách thoải mái. Trên bãi cát trắng tinh hằng lên vết chân trần, bỗng nhiên bị cơn sóng nghịch ngợm xô đến cuốn trôi về phía biển, để mọi ưu phiền cũng theo đó mà đi xa, chỉ còn ta ngất ngây giữa bao la biển rộng. Biển Suối Ồ khá vắng và yên tĩnh chứ không tấp nập như những nơi khác ở Vũng Tàu nên cực kỳ thích hợp để ai đó muốn an nhiên “trốn chạy”.

Nếu đã chán chê với cuộc hành trình dạo biển, nghe hương gió lồng lộng thổi mát cả người và tâm hồn. Du khách có thể trầm mình vào dòng nước mát trong đến độ có thể nhìn thấu đáy, rồi ngả nghiêng trên thềm cát trắng mịn như tấm nệm đợi sẵn hàng giờ, để cơn sóng mơn trớn lên đôi chân mềm mại, vỗ về cho giấc ngủ êm đềm giữa mây trời biển lớn.


Vẻ đẹp nguyên sơ của tour Hà Nội Phú Quốc 4 ngày 3 đêm

Thêm một điểm cộng ở Suối Ồ nữa chính là bãi biển ở đây thoai thoải và khá cạn nên khách du lịch Vũng Tàu về nơi này có thể tổ chức các hoạt động tập thể hay cắm trại qua đêm với chi phí “cực mềm”. Lênh đênh trên những chiếc thuyền thúng để tập làm “ngư dân chính hiệu”, cùng ra khơi giăng lưới, bắt cá rồi tận hưởng thành quả của mình làm ra cũng là một trải nghiệm cực kỳ lý thú trong chuyến đi.

Suối Ồ cũng có nhiều loại hải sản tươi ngon mang đặc trưng hương vị của biển như tôm, cua, ghẹ, mực, ốc,… để du khách thưởng thức. Đến Suối Ồ, người lữ hành còn có thể kết hợp với các địa điểm du lịch Vũng Tàu khác nữa như suối nước nóng Bình Châu, Hồ Cốc,…

Có gì đâu những ngày bỗng dưng chán chê với cái nắng gay gắt trên đỉnh đầu và tiếng còi xe huyên náo trên phố xá ngợp bóng người. Hãy thả mình giữa biển trời mênh mông để tìm lại những giây phút an yên, cho lòng bớt đi vướng bận. Biển Suối Ồ - điểm du lịch Vũng Tàu mới mẻ chắc chắn làm hài lòng trái tim và khối óc đang mệt mỏi kia. Chỉ cần đôi chân bước đến, sẽ thấy một thiên đường mơ màng ngay trước mắt. Đi, đi thôi, chần chừ gì nữa chứ!

Tận hưởng trọn vẹn vẻ hoang sơ Phú Quốc

Mùa này ở miền Bắc, mọi người lãng mạn buồn vu vơ cùng những cơn gió đông se lạnh, chút mưa phùn. Còn miền Nam, nắng lắm nóng lắm mà đôi khi cũng lạnh và buồn lắm. Điều này khiến con người ta muốn đi đâu đó, hòa mình vào thiên nhiên, thoát khỏi guổng quay cuộc sống tất bật ở đất Sài thành này. Phú Quốc, điểm đến lý thú từ cao nguyên đất đỏ đến biển cả hoang sơ, nơi mà GSV Travel muốn giới thiệu và chia sẻ trải nghiệm cùng các bạn.

Phú Quốc là điểm đến khá lý tưởng đối với những bạn ở khu vực miền Nam muốn du lịch khám phá nhưng lại không có thời gian. Với những du khách hạn hẹp về giá tour Phú Quốc 3 ngày 2 đêm, chúng ta có thể đi xe ô tô đến Kiên Giang rồi bắt tàu ra Phú Quốc, mặc dù hơi tốn thời gian một chút, nhưng khi đi ô tô bạn sẽ tranh thủ ngắm nhìn khám phá một số vùng đất mới mà xe đi ngang qua, cũng như tận hưởng cảm giác đi tàu lớn từ đất liền ra đảo, lên boong tàu gió thổi tóc bay phấp phới, thấy dòng nước trắng xoáy thành đường khi tàu chạy qua. Thật tuyệt đúng không nào?


Bạn không có thời gian hoặc ở xa? Một chuyến bay 45 phút từ Hồ Chí Minh hay nơi khác đến sân bay Phú Quốc, thật nhanh chóng và tiện lợi. Vào những ngày đầu năm, Phú Quốc đã hết những cơn mưa xối xả để chúng có thể tận hưởng trọn vẹn một Phú Quốc từ cao nguyên đất đỏ đến biển cả hoang sơ.

Đặt chân xuống đảo, ngoài việc ngắm nhìn nước biển xanh rì và những sinh vật nhỏ sinh đông đúc đang bơi, bạn nhanh chóng làm thủ tục thuê ngay một chiếc xe máy, chạy vào khu gần trung tâm tìm một chỗ để tạm trú, cất quần áo nghỉ ngơi chuẩn bị cho những khám phá mới vào sớm mai.

Mặt trời lên đánh dấu những nghiệm của bạn bắt đầu. Thức dậy sớm, ăn sáng và chạy xe đến cao nguyên đất đỏ Phú Quốc, dọc theo đường xuyên rừng quốc gia Phú Quốc. Địa hình ở Phú Quốc rất đa dạng, nhiều du khách ngạc nhiên khi thấy những con đường đất đỏ cam quanh co nơi đây, bên phải đường đi lại là những núi đá xám thoai thoải có thể trèo lên được. Đá và hoa chen lẫn vào nhau trên nền cỏ xanh rì, mát mẻ cho những du khách thích có những pose hình độc và hoang sơ.

Đi dọc theo con đường đất đỏ, du khách sẽ cảm nhận được mùi biển mặn nồng nàn, sẽ được ngắm nhìn những ngôi nhà gần nhau, với hàng dừa, với những lưới ca đang phơi bên hiên nhà, với những em bé chạy lon ton dưới cái năng trưa chút oi ả, thấy màu xanh của biển. Điều đầu tiên khi ra khỏi Phú Quốc cao nguyên đất đỏ là hàng dừa cao vút, cùng một vài chiếc thuyền bị bỏ hoang, những căn lều nhỏ xinh ai đó đã làm trong những ngày nắng nóng hóng biển. Phong cảnh đẹp như tranh, hoang sơ và thu hút đến lạ thường.

Tiếp đến bạn tiếp tục đi dọc con đường men biển, du khách sẽ thấy một vài villa nhỏ cho những ai yêu thích vẻ đẹp của biển hoang sơ. Bạn cũng sẽ ngửi thấy mùi cá khô của những cư dân chài lưới chăm chỉ cần mẫn dưới cái nắng của vùng đất nơi đây. Biển ở đây cũng có thông nữa nhé, có cỏ xanh nhỏ xinh cực lãng mạn. Với những bạn sành và mê hải sản, đây là điểm dừng chân tuyệt vời để thưởng thức những món hải sản tôm cua mực và một số loại ốc mà có lẽ đây là lần đầu các bạn nghe tên, thưởng thức ngay tại biển trong khi nằm nghe gió thổi, sóng vỗ, thông reo...


Đến với nơi đây, du khách tour Hà Nội Phú Quốc 4 ngày 3 đêm cũng nên tranh thủ biết đến chó Phú Quốc, một loại chó mà theo nhiều người nói, nó cực kỳ thông minh. Bạn muốn ra thử mình ra ngoài những đảo khác gần đó để lặn san hô, hoặc đi câu mực, hoặc chỉ muốn thay đổi cảm giác, muốn khám phá, ở đây có tất cả những dịch vụ bạn cần.

Đến gần giờ chiều muộn, nếu tiếp tục đi con đường đó, bạn liên tục gặp những vùng biển cực kỳ hoang sơ, với cát trắng mịn, với những than cây khô nằm ngay trên cát, vắng lặng đến kì lạ, cũng là lúc bạn nên tranh thủ tắm biển, dạo biển và ngắm mặt trời lặn. Cảm giác thật tuyệt!

Mặt trời lặn xuống đáy biển, cũng là lúc bạn phải về lại nơi tạm cư trú đấy, vì đường đi có thể hơi xấu, không thuận tiện di chuyển trong đêm. Một ngày Phú Quốc từ cao nguyên đất đỏ đến biển cả hoang sơ của GSV Travel bắt đầu và kết thúc như vậy. Còn bạn thì sao? Hãy trải nghiệm và cùng chia sẻ nhé.