Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

Khám phá giá trị đặc sắc của danh thắng Ngũ Hành Sơn

Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 11 km về phía Đông Nam, quần thể Ngũ Hành Sơn là danh thắng nổi tiếng, in đậm nhiều dấu ấn văn hóa lịch sử, cách mạng. Nơi đây nổi bật như một điểm nhấn trên hành trình du khách tour Đà Nẵng 5 ngày 4 đêm khám phá vùng đất miền Trung theo con đường di sản...


Không biết tự bao giờ, 5 ngọn núi đá giữa vùng đồng bằng cát trắng xứ Quảng này đã được đặt tên là Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ, hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc là quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn. Theo các nhà nghiên cứu, 5 đỉnh núi được tạo hóa khéo léo sắp đặt theo cấu trúc “tam thiên, lưỡng địa” gồm: Thủy Sơn, Mộc Sơn ở phía Đông; Kim Sơn, Thổ Sơn, Hỏa Sơn ở phía Tây. Giữa chốn “bồng lai tiên cảnh” này là sự hòa quyện giữa chùa chiền tĩnh mịch, hang động linh thiêng và những dấu ấn về cuộc đấu tranh cách mạng qua các thời kỳ.

Từ đỉnh Thủy Sơn - ngọn núi cao nhất trong quần thể Ngũ Hành Sơn - ta có thể cảm nhận được vị mặn của biển theo ngọn gió bay vào, có thể phóng tấm mắt ra xa nhìn về thành phố Đà Nẵng hay hướng về phố cổ Hội An. Dưới chân những ngọn núi, những người thợ tài hoa của làng nghề điêu khắc đá Non Nước nổi tiếng hơn 300 năm vẫn ngày đêm miệt mài với đá. Từ vài ba chục cơ sở, đến nay nghề điêu khắc đá mỹ nghệ đã thu hút hơn 4.000 lao động địa phương với hơn 400 cơ sở chuyên làm đá mỹ nghệ.


Đến với Ngũ Hành Sơn, du khách tour Đà Nẵng Hội An 4 ngày 3 đêm không chỉ được hòa mình vào không gian của những lễ hội đầu năm, của phong cảnh hữu tình, của làng nghề nhộn nhịp... mà còn là nơi lý tưởng cho một kỳ nghỉ mát bên bãi biển Non Nước trải dài cát trắng. Ngũ Hành Sơn được ví như hòn non bộ khổng lồ giữa lòng thành phố Đà Nẵng. Cùng với Bà Nà, Sơn Trà, nơi đây được xem là điểm dừng chân hấp dẫn đối với khách du lịch mỗi khi đến với miền Trung trên hành trình khám phá các di sản thế giới: Mỹ Sơn - Hội An - Huế.

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

Khám phá kiến trúc độc đáo nổi tiếng của cung An Định

Vua Khải Ðịnh (1916-1925) đã cho xây cung điện này từ một vương phủ nhỏ vốn là tiềm để của ông ta. Công trình chưa xong thì nhà vua băng hà. Hoàng tộc dùng An Ðịnh Cung làm nơi tiếp khách nước ngoài. Sau đó bà Từ Cung ở đó năm 1945-1950-1968-1975.


Cung điện vẫn còn nét kiến trúc truyền thống của nhà Nguyễn cộng với kiến trúc gothic in đậm trong những phong cách trang trí và các chi tiết kiến trúc như cột trụ, vòm cửa. Vật liệu xây dựng cũng tây hóa như bất kỳ một công trình nào được xây trong gian đoạn đó. Ði sâu vào lâu đài du khách du lịch Huế 5 ngày có cảm giác như đi vào một tòa lâu đài của một nhà quý tộc Tây Âu bởi sự phong phú về những phòng ốc, cầu thang, bởi những họa tiết hầu như xa lạc và truyền thống. Lá nho thay thế rồng phụng, hoa hồng thay thế hoa cúc, hoa sen. Ðằng sau cái cống bêtông là tòa nhà bát giác có tên là Trung lập đình, tòa nhà xinh xắn trong đó để pho tượng đứng của vua Khải Ðịnh nay để ở lăng Khải Ðịnh.

Nội thất Ðại Sảnh gồm 20 phòng nhưng phòng khách và hai phòng chiêu đãi ở tầng 1 là nơi đáng lưu ý. Trên tường phòng khách là sáu bức tranh vẻ cảnh lăng các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Ðức, Khải Ðồng, Ðồng Khánh. Tranh vẻ bột màu trên nền tường và những bộ khung thếp vàng bao quanh- 26 vòm cửa của cả căn phòng làm bằng gỗ mạ vàng với những hoa văn chạm trỗ rất tinh vi, sinh động.

Có lẽ đây là nơi bảo lưu nhiều kiệt tác sơn son thếp vàng- chính những bức tranh này cùng các họa tiết thếp vàng đã đem lại cho chúng ta sự quen thuộc ấm  áp như kéo du khách tour hè 2018 ra khỏi cảm giác lọt vào lâu đài phương Tây. Từ tầng này có cầu thang dẫn lên tầng 2,3 nơi trước đây là chỗ ở của bà Từ Cung và thờ thần linh.

Trong An Ðịnh Cung trước đây có nhà Cửu Tư Ðài một công trình kiến trúc nổi tiếng có nội thất trang trí sành sứ ghép- Loại hình phổ biến thời Khải Ðịnh, góp phần mang lại danh hiệu cho ông vua "Người con của những mảnh sành" mà người Pháp đã tặng cho ông.

Sau tòa nhà chính là vườn nuôi nai, cá sấu. Trên ban công một bức bình phong ở tầng 2 còn lưu lại dấu vết bài ngự chế An Ðịnh Cung do vua Khải Ðịnh viết vào mùa thu năm Canh Thân (1920) được khắc trên xi măng vôi vữa.

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2018

Hương vị phong phú đặc sắc của ẩm thực miền Tây

Du lịch miền Tây luôn khiến các du khách phải ấn tượng với một nền ẩm thực phong phú, đặc trưng của vùng sông nước. Đến đây và thưởng thức dù chỉ một lần nhưng hương vị chắc chắn sẽ còn nhớ mãi.

Cá linh kho tiêu


Cá linh là loại cá nước ngọt có nhiều ở miền Tây Nam Bộ, đặc biệt tại những vùng An Giang, Long An, Đồng Tháp là những nơi có cá linh ngon nổi tiếng. Đầu mùa nước nổi là thời điểm cá linh ngon nhất, xương chưa cứng, thịt mềm non và bụng cá vẫn nhiều mỡ nên ăn rất béo.

Cá linh kho tiêu ăn với cơm nóng sẽ rất ngon. Khi ăn kèm thêm bông súng, bắp chuối bào, hoa điên điển ngâm chua, rau muống ngâm chua ngọt… khiến hương vị thêm đậm đà.

Canh chua cá lóc

Đây là món ăn quen thuộc đối với tất cả người miền Tây, đã về nơi đây, bát canh chua cá lóc ở đâu cũng ngon, ở đâu cũng nhớ.

Tô canh chua cá lóc ngon thì thịt cá có màu trắng, màu vàng của thơm, màu đỏ của cà và màu xanh của ngò gai, hành lá. Vị canh chua chua ngọt ngọt là hương vị đặc trưng của mỗi bữa cơm vùng sông nước nơi đây.

Gỏi củ hũ dừa Bến Tre


Củ hũ dừa là phần búp non nhất nằm giữa ngọn cây dừa. Gỏi củ hũ dừa đúng điệu thường có đủ tôm sú nõn bóc, thịt ba chỉ, tai heo luộc thái mỏng, củ hũ dừa bào mỏng, rau răm, hành tây, đậu phộng rang giòn… Tất cả trộn đều lên cùng các loại gia vị chua cay ngọt tạo thành một đĩa gỏi đầy màu sắc, đậm đà hương vị miền Tây.

Từ xưa đến nay, Bến Tre nổi tiếng được người ta gọi bằng cái tên thiên đường của dừa. Chính vì vậy những món ăn từ dừa của nơi đây luôn để lại một ấn tượng trong lòng du khách tour miền Tây 4 ngày 3 đêm thưởng thức.

Bánh xèo ốc gạo

Nếu có dịp ghé thăm Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, các bạn đừng quên một lần thử nếm món bánh xèo nhân ốc gạo nổi tiếng.

Không giống với các món bánh xèo khác, bánh xèo ở đây có nhân được làm từ ốc gạo. Sau khi ốc gạo được luộc chín, người ta lấy thịt bên trong ra rồi xào thơm với hành tây và hẹ thái mỏng, vì vậy nhân bánh ở đây có mùi vị rất lạ miệng và hấp dẫn.

Lẩu cháo cua đồng


Lẩu cháo cua đồng được biết đến là một món ăn bồi bổ tốt cho sức khỏe, giúp thanh nhiệt và hạ đường huyết. Đây là món ăn phổ biến tại các tỉnh miền Tây nhưng phổ biến nhất vẫn là hai vùng An Giang và Bến Tre.

Hủ tiếu Mỹ Tho – đặc sản Tiền Giang

Hủ tiếu Mỹ Tho chính gốc có vị khác hẳn hủ tiếu Nam Vang hay hủ tiếu của người Hoa. Hủ tiếu Mỹ Tho không ăn với xà lách mà dùng giá sống, chanh ớt, nước tương. Đặc biệt sợi hủ tiếu ở đây phải được làm từ gạo đất Tiền Giang chính gốc. Nước lèo truyền thống được pha có vị ngọt thanh, hầm chung với nước xương heo, mực sống và những loại rau củ như củ cải, cà rốt cho đậm đà và sắc màu.

Cá lóc kho tộ


Các lóc kho tộ là món ăn dân dã của người miền Tây. Cũng giống như các loại cá kho khác nhưng nếu nếm thử bạn vẫn sẽ thấy cá lóc có hương vị khác biệt.

Muốn kho khô thì cho tiêu thật nhiều, còn kho nước có thể cho thêm vào đó vài trái ớt sừng trâu. Ăn kèm với các loại rau, dưa leo, chuối chát hay xoài xanh băm vào nước mắm chấm vị càng ngon.

Nem nướng Cái Răng – Cần Thơ

Nem nướng Cái Răng được làm từ thịt lợn tươi, quết dẻo rồi vo tròn nướng trên than hồng. Ăn kèm với rau thơm, chuối chát, dưa leo và khế. Đặc biệt nem nướng thường chấm với nước tương, loại tương xay mịn, ngọt, thơm, rắc thêm chút đậu phộng rang và ớt băm nhỏ.

Bánh tầm bì – Cần Thơ

Những sợi bánh tầm bì được làm từ bột gạo và bột nếp có độ dai vừa đủ, luôn được hấp trong những cái xững trên bếp than. Một đĩa bánh ngon sẽ có những sợi bánh tằm trắng đều, được phủ lên trên một lớp bì heo xắt nhuyễn, thêm chút màu xanh của rau thơm, giá sống, dưa chua và mỡ hành.

Bún bò cay Bạc Liêu


Bún bò cay là một trong những đặc sản Bạc Liêu nổi tiếng. Đúng như tên gọi của món ăn, bún được được nấu với rất nhiều ớt sừng trâu tươi chín làm cho nước bún có màu đỏ tự nhiên, rất kích thích vị giác và bắt mắt.

Được chế biến khá cầu kì bởi công đoạn nấu nước phải qua một vài lần nêm cho chuẩn tỷ lệ gia vị mới có được tô bún ngon như ý.

Bánh pía Sóc Trăng

Là loại bánh hương thơm của trứng muối, đậu xanh và sầu riêng, được bao bọc bởi rất nhiều lớp vỏ mỏng bên ngoài. Bánh pía nổi tiếng ở rất nhiều vùng của miền Tây nhưng riêng hương vị ở Sóc Trăng thì không có nơi nào sánh được.

Bún kèn Hà Tiên – Kiên Giang

Bún kèn là món ăn rất riêng của ẩm thực Hà Tiên với cách chế biến cầu kì nhiều công đoạn. Tô bún kèn hấp dẫn thường rất bắt mắt với một lớp tép khô giã nhuyễn rắc lên trên cùng nhiều loại rau thơm.

Nem Lai Vung – Đồng Tháp


Lai Vung là làng nghề làm nem nổi tiếng của Đồng Tháp. Nem được làm từ thịt và bì heo, các gia vị như tiêu, ớt, tỏi được bọc trong những lớp lá chuối xanh mướt.

Cháo tống – Cà Mau

Đây là món ăn đậm chất vùng quên được chế biến từ gạo, cá lóc và rau đắng đất – loại rau không thể thiếu trong những món ăn Nam Bộ như lẩu mắm, lẩu cá.

Khi mới ăn sẽ cảm thấy vị đắng trong cháo từ rau đắng, nhưng khi càng nhai, rồi nuốt qua cổ họng du khách du lịch miền Tây sông nước sẽ càng cảm nhận được một vị ngọt thanh mát từ từ.

Bánh hỏi – heo quay Phong Điền, Cần Thơ

Bánh hỏi được là từ bột gạo, ăn kèm với thịt heo quay, rau thơm, chấm với nước mắm hay nước tương cay chua ngọt.

Đến với xứ Tây Đô, nếu ghé qua Phong Điền đừng quên ghé nhà vườn Minh Cảnh để thưởng thức món bánh hỏi heo quay do chính nhà vườn chế biến.