Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016

Du lịch Huế thưởng thức cơm trái dừa


Muốn làm thứ cơm này phải dùng loại gạo ngon nấu với nước dừa nạo. Cơm sau khi nấu chín được trộn với thập cẩm như lạp xường, tôm, đậu petit-pois, thịt heo và chả Huế.

Trước khi ăn dùng trái dừa xiêm (dừa nạo) vạt miệng đổ nước ra (nước dùng để nấu cơm), cho cơm thập cẩm trộn sẵn vào trái dừa. Sau đó đem hấp cách thủy, cho nóng lên, khói bốc nghi ngút. Khi ăn dùng nĩa, xúc trực tiếp vào trái dừa, ăn với nước chấm tương ớt. Khi hấp cách thủy, cơm dừa vẫn để nguyên trong trái dừa, nhằm làm tăng độ thơm và cả chất béo của cơm. Trong cung đình, cơm trái dừa được hấp cách thủy bằng loại dừa xiêm có trái thật nhỏ, chứa khoảng 1 bát cơm nhỏ. Khi món ăn này ra khỏi cung đình, trở thành phổ biến, du lịch Huế chọn trái dừa xiêm lớn hơn vì ngoài mục đích thưởng thức ra, còn dùng để ăn cho đủ no. 


Cơm trái dừa được nêm nếm vừa ăn trước khi đem đi hấp, do đó khi ăn thực khách du lịch Huế không phải dùng thêm nước chấm. Ngoài ra nếu khách không muốn ăn cơm dừa thập cẩm, có thể yêu cầu tiệm cho vào cơm những món ăn mà mình ưa thích như lạp xường, tôm, thịt heo hoặc chả Huế.

Ăn từng muỗng nhỏ, nhai chậm rãi để thưởng thức được mùi vị của món ăn cung đình này. Nó có mùi thơm của nước dừa xiêm, ngọt, béo, hạt cơm bóng mượt. Cái thú khi ăn cơm trái dừa là ăn trực tiếp trên trái dừa, không phải ăn bằng chén. Với trái dừa xinh xắn trắng ngà, mùi thơm của dừa hòa quyện cùng làn khói bốc lên làm cho tất cả các giác quan đều hưởng trọn vẹn hương vị của món ăn của du lịch Huế.

Chả rươi - Món ngon du lịch Hà Nội


Những ngày này, trời Sài Gòn đỏng đảnh như nàng thiếu nữ đến tuổi cập kê. Trời đang nắng đẹp bỗng đổ mưa, rồi buổi tối lại có chút se lạnh, khiến người ta cứ cảm tưởng Sài Gòn cũng đang sắp lập thu như du lịch Hà Nội vậy. Nói chuyện về mùa thu, về những món ngon mùa thu, tự dưng thấy nhớ chả rươi của du lịch Hà Nội da diết...


Không kiểu cách sang trọng như nem công chả phượng nhưng bất cứ ai sống trên đất Bắc, đặc biệt là du khách du lịch Hà Nội, hẳn không tài nào quên được món rươi.

Thoạt nhìn, con rươi làm những cô gái trẻ phải giật mình khiếp sợ. Trông rươi như những con giun đủ màu: nào xanh, nào nâu, nào vàng, uốn éo, giẫy giụa rất “oằn tà là vằn”… Nhưng rươi chỉ làm những cô gái trẻ “kinh sợ” thôi, chứ những bà nội trợ thì rất "yêu quý" rươi.

Cứ thu sang, các bà nội trợ lại mong ngóng mùa rươi về. Đã ăn rồi là thèm, là nghiện, nên mùa rươi đến mà không kịp mua một vài mẻ về thưởng thức thì áy náy lắm vì rươi hết rất nhanh. Nếu không kịp mua thì lại phải đợi đến mùa rươi chiêm hoặc sang hẳn năm sau để tìm lại hương vị đặc biệt ấy.

Rươi có thể chế biến thành nhiều món ngon: chả rươi, mắm rươi, rươi hấp, rươi xào lá gấc… Mỗi món ngon một kiểu khác nhau và có cách thưởng thức riêng, nhưng có lẽ phổ biến nhất vẫn là món chả rươi thơm ngon.

Không có tý vỏ quýt để làm dậy mùi thì chả rươi cũng không thể thành công được. Thịt rươi trộn với ít thịt nạc vai xay nhỏ, vài quả trứng, thì là, hành tím, ớt tươi, tiêu, muối… tất cả tạo nên một hương vị khó quên của du lịch Hà Nội.

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

Du lịch miền Tây khám phá mùa nước nổi

Mùa nước nổi tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long không chỉ có vẻ đẹp say đắm lòng người mà còn mang theo hương vị đặc trưng hấp dẫn khách du lịch miền Tây.
Mùa nước nổi là mùa hoa Điển điển nở rộ, người dân đồng bằng sông Cửu Long sử dụng loài hoa này để chế biển nhiều món ăn tạo nên hương vị vô cùng độc đáo
Khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về mang theo phù sa vun bồi cho ruộng đồng biến cả vùng đồng bằng sông Cửu Long thành một biển nước mênh mông. Sự thay đổi của khí hậu, thời tiết không chỉ khiến cảnh sắc thiên nhiên thay đổi mà còn mang theo nhiều hương vị ẩm thực vô cùng hấp dẫn. Chính vì lý do đó, mỗi năm cứ đến mùa nước nổi, lưu lượng khách đến du lịch miền tây luôn tăng cao. Hương vị ẩm thực đầu tiên phải kể đến đó là món Lẩu cá Linh bông Điển điển. Cá Linh mùa nước nổi chưa quá lớn, xương còn mềm, bụng cá lại có mỡ nên có vị béo. Bên cạnh đó, mùa này cũng là mùa hoa Điển điển khoe sắc khắp các mé sông. Lẩu cá Linh nấu cùng bông Điển điển mang lại hương vị rất thơm, béo, bùi nhưng không ngấy.
du lịch miền tây - GSV Travel

Lẩu cá Linh hoa Điển điển - món ngon không thể bỏ qua khi du lịch miền Tây mùa nước nổi, khi đó cá Linh còn non, hoa Điển điển đã nở rộ. Sự kết hợp độc đáo, tinh tế đã tạo nên hương vị khó quên cho món ănCũng như những món lẩu khác, lẩu cá Linh ngon cần phải chọn được cá tươi, cân nặng vừa phải. Cá sau khi được làm sạch thì để ráo nước rồi ướp cùng gia vị, tỏi, chút đường và muối. Thay vì dùng nước trắng để nấu, lẩu cá Linh phải được nấu bằng nước dừa. Khi nấu thêm chút mắm và me chua. Cá Linh khá mềm do đó thời gian chế biến món ăn này chỉ chừng 20-30 phút. Sau khi nước lẩu đã hoàn thành, thay vì dùng các loại rau khác ăn cùng với lẩu, người dân đồng bằng sông Cửu Lòng sử dụng hoa Điển điển, ăn tới đâu nhúng tới đó để giữ vị ngọt, độ giòn của hoa. Lẩu cá Linh bông Điển điển mang vị đặc biệt pha lẫn vị chua chua, thơm thơm của hoa Điển điển với vị ngọt, béo của cá Linh và một số gia vị của miền Tây. Lẩu cá Linh ăn kèm với bún và ít mắm ớt để chấm cá sẽ khiến thực khách du lịch miền Tây  xuýt xoa, khoái khẩu vô cùng.
Hương vị đặc trưng thứ hai của mùa nước nổi là món Mắm kho bông súng. Món ăn ngày xuất hiện từ chính nhu cầu hàng ngày của người dân nơi đây. Khi nước lên, người dân vùng sông nước không thể cầy cấy bởi những cánh đồng của họ hoàn toàn đã ngập nước. Cá thì nhiều ăn không hết nhưng rau lại hiếm. Chính vì thế, người dân đã mày mò tìm cách chế biến cá thành mắm, lấy mắm này kho với bông súng – loài hoa mọc nhiều vào mùa nước tạo thành một món ăn rất hấp dẫn thực khách du lịch miền Tây. Đầy đủ hơn thì sử dụng mắm này kho cùng thịt ba rọi, tép hoặc cà tím rồi ăn cùng với hoa bông súng thay cho rau. Đây là món ăn dân dã của người dân vùng sông nước, nhưng với hương vị đậm đà hấp dẫn món ăn dân dã này đã thuyết phục nhiều khách du lịch khi đến tham quan vùng đất này từ nhiều năm qua.

Mắm kho bông súng tuy là món ăn dân dã, rất bình dị thường được sử dụng trong đời sống hàng ngày của người dân vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long nhưng dư vị của nó lại có thểm làm khách du lịch miền Tây nhớ mãiCá rô đồng cuốn lá sen non là hương vị đặc trưng thứ ba của mùa nước nổi, món ăn này nổi tiếng nhất ở Đồng Tháp Mười bởi nơi đây có nhiều sen. Cách chế biến món này khá đơn giản, cá rô đồng sau khi bắt về rửa sạch thì đem thui rơm cho chín thơm. Lá sen để sử dụng thay cho bánh tráng phải chọn những lá sen non, nằm gọn trong lòng bàn tay, mép lá còn cuốn chặt, tươi rói chưa kịp xòe mở. Khi ăn, cá sẽ được gỡ làm đôi, đặt miếng cá vào giữa lá sen non, rắc thêm ít đậu phộng đã rang giòn, ít hành phi, cuộn chặt lại rồi chấm cùng nước mắm pha me. Đơn giản vậy thôi, nhưng ai đã từng được thưởng thức món ăn này sẽ không thể quen được vị béo thơm của cá rô đồng mùa nước nổi, vị thanh xen lẫn chút chát nhẹ của lá sen non và vị chua cay của nước chấm. Không cầu kỳ, không kiểu cách nhưng hương vị đặc trưng của vùng sông nước này đủ sức làm say lòng những vị khách khó tính nhất.

Cá rô đồng hay có lóc nước cuốn lá sen non cũng là một sự kết hợp độc đáo và tinh tế tạo ra hương vị riêng cho ẩm thực vùng sông nước Cửu Long
Ngoài ba món ăn trên, ẩm thực mùa nước nổi còn có những món ăn khác cũng vô cùng hấp dẫn như: Chuột đồng nướng lu; Cá lóc nước đất sét; Cá trắng kho mía; Mắm cá Linh chấm ngó súng; Cơm gói lá sen…Tuy chỉ là những món ăn dân dã, rất đỗi bình dị nhưng hương vị mùa nước nổi ngày càng trở nên nổi tiếng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước khi đến với du lịch sông nước miền tây

Du lịch miền Tây mùa nước nổi


Mùa nước nổi tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long không chỉ có vẻ đẹp say đắm lòng người mà còn mang theo hương vị đặc trưng hấp dẫn khách du lịch miền Tây.

du lịch miền tây - GSV Travel

Mùa nước nổi là mùa hoa Điển điển nở rộ, người dân đồng bằng sông Cửu Long sử dụng loài hoa này để chế biển nhiều món ăn tạo nên hương vị vô cùng độc đáo

Khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về mang theo phù sa vun bồi cho ruộng đồng biến cả vùng đồng bằng sông Cửu Long thành một biển nước mênh mông. Sự thay đổi của khí hậu, thời tiết không chỉ khiến cảnh sắc thiên nhiên thay đổi mà còn mang theo nhiều hương vị ẩm thực vô cùng hấp dẫn. Chính vì lý do đó, mỗi năm cứ đến mùa nước nổi, lưu lượng khách đến du lịch miền tây luôn tăng cao. 
Hương vị ẩm thực đầu tiên phải kể đến đó là món Lẩu cá Linh bông Điển điển. Cá Linh mùa nước nổi chưa quá lớn, xương còn mềm, bụng cá lại có mỡ nên có vị béo. Bên cạnh đó, mùa này cũng là mùa hoa Điển điển khoe sắc khắp các mé sông. Lẩu cá Linh nấu cùng bông Điển điển mang lại hương vị rất thơm, béo, bùi nhưng không ngấy.


Lẩu cá Linh hoa Điển điển - món ngon không thể bỏ qua khi du lịch miền Tây mùa nước nổi, khi đó cá Linh còn non, hoa Điển điển đã nở rộ. Sự kết hợp độc đáo, tinh tế đã tạo nên hương vị khó quên cho món ăn
Cũng như những món lẩu khác, lẩu cá Linh ngon cần phải chọn được cá tươi, cân nặng vừa phải. Cá sau khi được làm sạch thì để ráo nước rồi ướp cùng gia vị, tỏi, chút đường và muối. Thay vì dùng nước trắng để nấu, lẩu cá Linh phải được nấu bằng nước dừa. Khi nấu thêm chút mắm và me chua. Cá Linh khá mềm do đó thời gian chế biến món ăn này chỉ chừng 20-30 phút. Sau khi nước lẩu đã hoàn thành, thay vì dùng các loại rau khác ăn cùng với lẩu, người dân đồng bằng sông Cửu Lòng sử dụng hoa Điển điển, ăn tới đâu nhúng tới đó để giữ vị ngọt, độ giòn của hoa. Lẩu cá Linh bông Điển điển mang vị đặc biệt pha lẫn vị chua chua, thơm thơm của hoa Điển điển với vị ngọt, béo của cá Linh và một số gia vị của miền Tây. Lẩu cá Linh ăn kèm với bún và ít mắm ớt để chấm cá sẽ khiến thực khách du lịch miền Tây  xuýt xoa, khoái khẩu vô cùng.

Hương vị đặc trưng thứ hai của mùa nước nổi là món Mắm kho bông súng. Món ăn ngày xuất hiện từ chính nhu cầu hàng ngày của người dân nơi đây. Khi nước lên, người dân vùng sông nước không thể cầy cấy bởi những cánh đồng của họ hoàn toàn đã ngập nước. Cá thì nhiều ăn không hết nhưng rau lại hiếm. Chính vì thế, người dân đã mày mò tìm cách chế biến cá thành mắm, lấy mắm này kho với bông súng – loài hoa mọc nhiều vào mùa nước tạo thành một món ăn rất hấp dẫn thực khách du lịch miền Tây. Đầy đủ hơn thì sử dụng mắm này kho cùng thịt ba rọi, tép hoặc cà tím rồi ăn cùng với hoa bông súng thay cho rau. Đây là món ăn dân dã của người dân vùng sông nước, nhưng với hương vị đậm đà hấp dẫn món ăn dân dã này đã thuyết phục nhiều khách du lịch khi đến tham quan vùng đất này từ nhiều năm qua.


Mắm kho bông súng tuy là món ăn dân dã, rất bình dị thường được sử dụng trong đời sống hàng ngày của người dân vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long nhưng dư vị của nó lại có thểm làm khách du lịch miền Tây nhớ mãi
Cá rô đồng cuốn lá sen non là hương vị đặc trưng thứ ba của mùa nước nổi, món ăn này nổi tiếng nhất ở Đồng Tháp Mười bởi nơi đây có nhiều sen. Cách chế biến món này khá đơn giản, cá rô đồng sau khi bắt về rửa sạch thì đem thui rơm cho chín thơm. Lá sen để sử dụng thay cho bánh tráng phải chọn những lá sen non, nằm gọn trong lòng bàn tay, mép lá còn cuốn chặt, tươi rói chưa kịp xòe mở. Khi ăn, cá sẽ được gỡ làm đôi, đặt miếng cá vào giữa lá sen non, rắc thêm ít đậu phộng đã rang giòn, ít hành phi, cuộn chặt lại rồi chấm cùng nước mắm pha me. Đơn giản vậy thôi, nhưng ai đã từng được thưởng thức món ăn này sẽ không thể quen được vị béo thơm của cá rô đồng mùa nước nổi, vị thanh xen lẫn chút chát nhẹ của lá sen non và vị chua cay của nước chấm. Không cầu kỳ, không kiểu cách nhưng hương vị đặc trưng của vùng sông nước này đủ sức làm say lòng những vị khách khó tính nhất.


Cá rô đồng hay có lóc nước cuốn lá sen non cũng là một sự kết hợp độc đáo và tinh tế tạo ra hương vị riêng cho ẩm thực vùng sông nước Cửu Long

Ngoài ba món ăn trên, ẩm thực mùa nước nổi còn có những món ăn khác cũng vô cùng hấp dẫn như: Chuột đồng nướng lu; Cá lóc nước đất sét; Cá trắng kho mía; Mắm cá Linh chấm ngó súng; Cơm gói lá sen…Tuy chỉ là những món ăn dân dã, rất đỗi bình dị nhưng hương vị mùa nước nổi ngày càng trở nên nổi tiếng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước khi đến với du lịch sông nước miền tây.

Du lịch Quảng Nam thưởng thức món gỏi cá mòi


Thịt cá mòi ngọt mát, nước chấm đậm bùi, vị riềng ớt cay thơm, quyện với hương vị các loại lá “hương rừng cỏ nội” kèm thêm miếng chuối xanh chan chát, miếng khế chua… như ngấm vào chân răng, đầu lưỡi. Đặc biệt, thực khách du lịch Quảng Nam ăn gỏi ngon nhất là “nhấm” với rượu gạo chính hiệu, làm cho món ăn sẽ thăng hoa và thi vị hơn.

Lễ hội Bà Thu Bồn diễn ra vào dịp tháng 2 âm lịch hằng năm ở làng Thu Bồn, xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam), nhằm cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa trong đời sống nông nghiệp ở một vùng quê sông nước, thể hiện tinh thần đoàn kết các dân tộc Chăm, Cơ Tu, Kinh… trên dòng sông Thu. 

Du lịch Quảng Nam - GSV Travel

Trên dòng Thu Bồn, đoạn chảy qua làng Thu Bồn, từ sau tết đến hết tháng 3 (âm lịch), cá mòi kéo về đây hội tụ, nổi đầy mặt sông. Các ngư dân tổ chức đơm đó, đặt nò để bắt cá, dụ cá. Có những năm cá nhiều, mỗi ngày, mỗi gia đình bán được vài tạ cá; thậm chí, có mùa nhiều nhà còn phải làm mắm, hoặc phơi khô để ăn và bán cho bà con trong những ngày mưa gió.

Để làm món gỏi, người ta lựa cá lớn vừa vừa, xương tuy nhiều nhưng mềm, chặt bỏ đầu, đuôi, vây, moi bỏ ruột, đánh sạch vẩy, rửa sạch để ráo, dùng dao bén tách thân làm hai và xắt từng miếng nhỏ rồi đem ướp với gừng, riềng, tỏi băm nhuyễn và thính. Thính riềng hơn hẳn những loại thính thường ở chỗ vừa làm cho thịt cá khô ráo, lại vừa ướp thơm và khử khuẩn cho cá. Trước khi ướp, cá được ép lấy nước để làm ráo cá và lấy nước cốt này đun sôi hoà thêm với nước mắm Nam Ô, ớt, bột năng, bột ngọt. Khi thực khách du lịch Quảng Nam ăn, trộn thêm mè và đậu phộng rang giã nhỏ vào nước chấm.

Gỏi cá mòi thường ăn kèm với các loại rau quen thuộc như đinh lăng, tía tô, ngò tàu, xà lách, chuối chát, xoài chua... Song làm nên đặc trưng của món này phải kể đến các loại rau rừng "chủ lực", được hái từ vùng rừng núi thượng nguồn sông Thu, khi trời còn mờ sương, mới đảm bảo tươi non và giữ nguyên mùi vị. Có hai cách ăn gỏi cá mòi: Hoặc thịt cá đã ướp với rau các loại được cuốn bánh tráng mỏng và chấm nước chấm, ăn thêm với bánh tráng nướng; hoặc chỉ việc trộn cá đã ướp với rau và nước chấm vào một tô, cứ thế mà ăn khi nào “đã” mới thôi.

Khi ăn, gắp một chiếc lá rừng lớn thêm một nhúm lá thái nhỏ, vài miếng thịt cá lấm tấm thính riềng vàng rộm, cuộn lại và chấm vào bát nước chấm và …nhai…, nhai nửa chừng, “đệm” thêm miếng bánh tráng nướng vàng ươm, giòn tan trong miệng. Thịt cá ngọt mát, nước chấm đậm bùi, vị riềng ớt cay thơm, quyện với hương vị các loại lá “hương rừng cỏ nội” kèm thêm miếng chuối xanh chan chát, miếng khế chua… như ngấm vào chân răng, đầu lưỡi. Đặc biệt, ăn gỏi ngon nhất là “nhấm” với rượu gạo chính hiệu, làm cho món ăn sẽ thăng hoa và thi vị hơn.

Cùng với món gỏi cá mòi sông Thu Bồn, các món dân dã chế biến từ cá mòi nơi đây như: Mì Quảng nhân cá mòi um, ram cá mòi, chả cá mòi chiên…, tất cả phối hợp với nhau tạo nên một “gu” ẩm thực độc đáo của du lịch Quảng Nam.

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

Những món ăn vặt cho chuyến du lịch Lạng Sơn


Những chiếc bánh ngải xanh mướt mát, bánh áp chao vàng ruộm hay bánh coóng ngọt thơm là món ăn bạn nên thử khi khám phá du lịch Lạng Sơn.


Đến du lịch Lạng Sơn ngoài thăm những phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, bạn hãy khám phá ẩm thực đường phố.

Bánh ngải

Những chiếc bánh tròn, dẹt màu xanh mướt mát của lá ngải rất cuốn hút thực khách khi đến du lịch xứ Lạng. Được làm từ lá ngải cứu nhưng bánh không đắng như nhiều người nghĩ mà có sự thơm mát và dẻo.

Để làm bánh ngải không khó nhưng người chế biến phải rất khéo léo. Lá ngải sau khi hái về rửa sạch và được luộc qua nước vôi để giữ màu xanh, sau đó xắt nhỏ cho vào chảo xao khô để bớt đi vị đắng.

Ngải được trộn cùng gạo nếp đã ngâm qua đêm rồi đồ thành xôi. Gạo cũng phải được chọn từ nếp nương. Sau khi xôi chín sẽ cho vào cối giã bằng tay cho đến khi nhuyễn và tạo thành thứ bột dẻo, sánh mịn. Nhân bánh được làm từ vừng đen cùng với đường phèn đun lên thành mật. Sau khi nặn bánh, người ta sẽ quết chút mỡ bên ngoài cho bánh không dính, mà tạo nên độ láng mịn. Mỗi chiếc bánh có giá khoảng 5.000 đồng.


Bánh coóng phù

Bánh hấp dẫn thực khách du lịch Lạng Sơn bởi hương thơm của gạo, vị ngọt của mật mía, vị bùi của lạc và chút cay nồng của gừng.

Thoạt nhìn nhiều người lầm tưởng bánh giống như bánh trôi bởi nguyên liệu chế biến tương tự. Tuy nhiên bánh coóng phù có nhân được làm từ lạc rang giã nhỏ nấu với nước đường hoặc nhân đỗ xanh đã đồ chín. Gạo nếp sau khi được xay, nặn thành những viên bột nhỏ thả vào nước đường đun sôi.

Khi chín, vị ngọt của đường cũng ngấm vào chiếc bánh. Người Tày ở Lạng Sơn thường chan nước bánh bằng mật mía để có vừa đủ độ ngọt, độ sánh. 

Trong tiết trời se lạnh của mùa thu, thưởng thức chiếc bánh nóng hổi, có vị ngọt của mật mía, vị bùi, ngậy của nhân lạc và cay nồng của gừng khiến cho bạn cứ lưu luyến mãi. Giá một bát bánh là 10.000 đồng.


Món áp chao

Buổi chiều lang thang du lịch xứ Lạng, đi qua hàng bánh áp chao bạn sẽ cảm thấy bị kích thích bởi mùi thơm của món bánh này lan tỏa. Bánh áp chao chính là món vịt quay được bọc bột nếp, chấm với nước mắm đu đủ pha dấm ớt. 

Khi cắn miếng đầu tiên, bạn có thể cảm nhận độ dẻo của bột nếp, cắn miếng thứ hai là vị của thịt vịt quay ngọt mềm chấm cùng nước mắm cay cay. Món này ăn kèm cùng rau sống, giá 15.000 đồng một chiếc.

Phi Cầu Sài - đặc sản không thể bỏ qua khi du lịch Thanh Hóa

Khách phương xa du lịch  Thanh Hóa ngày nay vẫn còn nghe truyền nhau câu chuyện về một món ăn đã từng nức tiếng gần xa, được cung kính dâng vua vào thời Lê Trung Hưng thế kỷ thứ 16, trở thành nét phong vị riêng của xứ Thanh, gần gũi, dung dị nhưng đậm đà. Ấy là món Phi Cầu Sài, vẫn được ưu ái gọi là Phi tiến vua…

Giữa trưa hè như đổ lửa mà nghe tiếng rao ấy thì cảm thấy dịu hẳn lại. Tiếng rao của các bà các chị bán rong Phi ngân dài qua các ngả đường của thành phố du lịch Thanh Hoá, văng vẳng từ những ngày xa xưa cho tới tận hôm nay…

Con Phi, là một loại hải sản vừa sống ở nước mặn, vừa sống ở nước lợ. Phi có ở nhiều nơi vùng ven biển Thanh Hóa như Hải Lộc (Hậu Lộc), Lạch Ghép (Quảng Xương), Lạch Hới (Sầm Sơn). Những vùng này là nước mặn, nên Phi thường nhỏ con, chỉ dài khoảng 10 cm. Khi ăn, mùi vị chẳng khác gì con Trai biển.

Gọi là Phi Cầu Sài là vì Phi ấy phải ở tại Cầu Sài mới đậm đà. Nó chỉ ngon ở ngay chính vùng đất ấy. Cũng như nhãn lồng Hưng Yên đem trồng nơi khác, đâu còn ngon nữa.


Phi Cầu Sài trông giống con trai biển, nhưng vỏ mỏng hơn. Con lớn nhất dài cả gang tay. Ruột Phi dầy trắng ngần, có hai tua dài. Đây là món đặc sản quý hiếm, vì ngoài vùng Cầu Sài ra, không nơi nào trong cả nước, có loài Phi như thế.

Cách ăn Phi hết sức đơn giản mà lại ngon tuyệt vời. Có thể chế biến Phi Cầu Sài thành các món xào, rán, nấu canh hay cháo. Nhưng thông thường là nấu canh và rán.

Ngâm Phi trong nước muối nhạt, để Phi nhả hết cát. Phi làm sống mới giữ được hương vị đặc trưng. Dùng mũi dao nhọn tách con Phi ra khỏi vỏ, hứng lấy nước từ ruột Phi chảy ra, để một lát cho cát lắng xuống, rồi chắt lấy nước trong cho vào nồi; thêm một lượng nước vừa đủ để nấu canh. Chuẩn bị sẵn hành tươi thái khúc, mươi cái lá chanh bánh tẻ rửa sạch thái chỉ. Đun nước sôi lên, nêm một lượng muối vừa đủ (thời bấy giờ không có mì chính). Thả ruột Phi vào khoắng đều, đến khi sôi bùng lên phải bắc ra ngay; cho hành và lá chanh vào. Ta có một bát canh Phi với mùi vị đặc trưng.

Món Phi rán cũng làm sống, ướp gia vị rồi tẩm bột. Mỡ sôi già thả vào, lăn qua lăn lại, bột vừa chín phải gắp ra ngay. Phi rán ăn với các loại rau thơm chấm nước mắm gừng, tiêu, tỏi, ớt.

Ăn Phi dù rán hay nấu canh, phải ăn tái mới hưởng thụ được hương vị tự nhiên vốn có của con Phi. Giống như kiểu ta ăn sò huyết nướng vậy. Khi nhai, ta cảm được sự ròn sừn sựt, vị ngọt thấm dần từ đầu môi chót lưỡi đến cổ họng, đi đến đâu biết đến đó; dân nghiền chiêu thêm một ngụm rượu nút lá chuối, thật là thỏa sự đời. Phi nấu chín quá sẽ teo tóp và dai, mất cả hượng vị. Ai đã được ăn Phi Cầu Sài, dù chỉ một lần thôi, suốt đời không thể quên được hương vị của nó.

Cháo Phi bổ dưỡng và lành, nhất là đối với người sau khi vừa ốm dậy. Người già và trẻ em ăn phi rất tốt, công hiệu đối với người mắc bệnh ra mồ hôi trộm.

Bắt Phi là một công việc khó nhọc và vất vả. Hầu hết những người phụ nữ độ tuổi trung niên ở Hải Lộc, Hậu Lộc – Thanh Hóa không ai là không từng gắn bó với nghề đào Phi từ thuở nhỏ. Có người từng nói, săn Phi là nghề khó nhất, vất vả nhất trong các nghề bắt hải sản ven biển. Bởi Phi sống sâu dưới cát cả nửa mét, hai chiếc tua dài như hai sợi râu thò lên mặt đất ăn sinh vật phù du. Tua cũng chính là hai chiếc “ăng ten” cực kỳ nhạy, có bất cứ động tĩnh gì nó sẽ chui sâu dưới cát.

Đào Phi phải dựa vào con nước, nước ròng kiệt (nước cạn), trời yên biển lặng thì nó mới chịu đưa vòi lên kiếm ăn. Người đi đào tìm chỗ ụ cát bằng nắm tay, màu hơi xanh, có những lỗ nhỏ bằng chân hương là ra sức đào thật nhanh để móc Phi lên. Những ngày biển động hoặc trở trời thì không thể xác định Phi đang ở chỗ nào dưới bãi cát rộng mênh mông.

Những người đi đào Phi lúc nào cũng lấm lem từ đầu tóc đến gót chân, mặt luôn dính bùn cát vì phải áp sát xuống bãi bồi. Hai đầu gối họ chai lại, kết bửng sần sùi vì phải quỳ nhiều. Quần áo luôn bạc thếch vị mặn của nước biển và mùi tanh của bùn. Một vài người còn xén bớt một bên ống tay áo cho khỏi vướng.

Những con Phi nằm sâu dưới cát tưởng an phận nhưng lúc nào cũng thè chiếc lưỡi màu trắng ra. Người nào móc không khéo, để ngón tay chạm vào chiếc lưỡi sắc như dao cạo thì chỉ có đứt tay. Thế nhưng dù ngón tay có bị cứa nát vì lưỡi Phi, họ cũng không bao giờ dùng găng tay vì phải để bàn tay trần còn cảm nhận được vị trí nằm của nó.

Đào được hố rồi, chạm vào được Phi rồi nhưng đôi khi mắc cát, người đào không kéo chúng lên được, đành phải rút tay lên rồi lại nhanh chóng thò xuống móc một lần nữa. Nếu không nhanh, loài hải sản tinh ranh này sẽ lẩn ngay xuống bùn. Bởi vậy những người đi đào Phi thường kiêng không nói chuyện, cũng không cho người ngoài nhìn ngó vào chiếc làn đựng Phi của họ. Bởi họ quan niệm khi nghe tiếng người, Phi sẽ nhanh chóng lặn sâu, không thể tìm thấy.

Nhưng xót xa thay, cái nghề đào Phi giờ không còn nữa. Nhớ lại ngày còn chưa xây đập ngăn sông, cả khúc sông Trà nước mặn chảy qua cầu Sài có rất nhiều Phi. Những phụ nữ làng Sài chờ nước rút, bãi bồi lộ ra là cầm chiếc xăm sắt đào bới cả buổi, mang về những con Phi to hơn hai ngón tay. Giờ đắp đập tràn rồi, khúc sông Trà không còn nước mặn mà hoàn toàn nước ngọt.

Loài "Phi tiến vua" nức tiếng một thời giờ đã hoàn toàn biến mất. Thi thoảng nó xuất hiện trong câu ca của người già khi nhắc về những người con gái xinh đẹp và nức tiếng nấu ăn ngon: “Em là con gái Phượng Đình/ Ngày ngày dạo khắp tỉnh thành ai Phi”…

Du lịch Mù Cang Chải thưởng thức đặc sản chợ phiên

Chỉ cần dạo một vòng quanh chợ trong chuyến du lịch , bạn có thể bắt gặp những món ăn đậm đà bản sắc đất Tây Bắc như xôi ngũ sắc hay pa pỉnh tộp - món cá nướng của người Thái.

Du khách du lịch Mù Cang Chải, đừng quên ghé chân vào các khu chợ phiên để khám phá ẩm thực địa phương. Dưới đây là một số món ngon mọi người dễ tìm thấy ở du lịch Mù Cang Chải, Yên Bái.

Xôi ngũ sắc

Xôi ngũ sắc là món ăn phổ biến trong các dịp lễ tết của đồng bào Tây Bắc, đặc biệt với người Thái tại Yên Bái. Tùy theo nhu cầu mà người chế biến có thể sử dụng nhiều hoặc ít màu đi. Bạn có thể thấy các màu phổ thông của món xôi ngũ sắc như: trắng, đen, tím, vàng.

Du lịch yên bái - GSV Travel

Sự tài tình của người dân tộc là biết sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để nhuộm màu cho xôi. Với màu trắng, người ta chỉ đơn giản dùng gạo nếp đồ lên. Màu xanh, đỏ được làm từ cây cơm xôi xanh, cơm xôi đỏ. Với loại màu đen hay tím, người nấu dùng lá cây gùn để ngâm gạo, tùy vào mức độ pha mà ra được màu sắc.

Bánh chưng đen

Bánh chưng đen là món ăn độc đáo của người Thái Mường Lò tại tỉnh Yên Bái. Thông thường, bánh chưng chỉ được làm trong dịp tết như người Kinh, nhưng nếu may mắn, bạn vẫn thấy món này trong các phiên chợ vùng cao.

Điều đặc biệt của bánh chưng đen là hình dáng của bánh và màu sắc. Người Thái gói bánh chưng hình trụ, hoặc gấp lá như bánh tẻ ở dưới xuôi. Gạo nếp nương được ngâm với lá cây núc nác để có màu đen đặc trưng. Các nguyên liệu đều được chọn lọc cẩn thận, bao gồm lá dong rừng, thịt lợn rừng hoặc lợn cắp nách. Khi ăn, bánh sẽ được cắt thành từng khoanh nhỏ hoặc ăn nguyên cả chiếc.

Du lịch Yên Bái - GSV Travel

Cá suối nướng pa pỉnh tộp

Nhắc tới ẩm thực người Thái khi du lịch Yên Bái không thể thiếu cá nướng pa pỉnh tộp. Tên gọi độc đáo này nghĩa là “cá gập nướng” trong tiếng Thái. Họ thường chỉ sử dụng cá chép suối để nướng. Người nấu dùng các nguyên liệu đặc trưng trong ẩm thực Thái như quả mắc khen, gừng, tỏi, rau thơm để ướp vào thịt cá.

Cá được đặt lên than hoa nướng trực tiếp hoặc kẹp vỉ. Thịt cá suối mềm, ngọt thơm, không bị bở và khô. Hương vị của cá hòa quyện với các loại gia vị khiến cho món ăn trở nên đặc biệt, đọng lại trong tâm trí thực khách du lịch Yên Bái.

Gà nướng lá mắc mật ăn kèm với chẳm chéo

Với các món nướng của người Thái, lá mắc mật là nguyên liệu quan trọng. Thịt gà được nướng cùng là mắc mật có vị chua chua, ngọt ngọt của lá. Bên cạnh đó, người ta thường chấm thịt gà với “chẩm chéo”- hỗn hợp tiết và gan gà, chanh ớt, tỏi, quả mắc khen. Chẩm chéo là loại đồ chấm đặc biệt của người dân tộc, hơi sánh và đặc. Khi ăn kèm thịt gà nướng, thực khách có thể cảm nhận được cả vị chua ngọt của lá mắc mật, vị thanh nhẹ của mắc khen và chút cay của ớt.

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

Vì sao bạn nên đi du lịch Trung Quốc

Trung Quốc là đất nước rộng lớn và đầy chất huyền bí với những thắng cảnh tự nhiên, di tích lịch sử. Bạn sẽ tốn nhiều thời gian mới có thể khám phá du lịch Trung Quốc.

Du lịch Trung Quốc - GSV Travel

Thành phố Cáp Nhĩ Tân là quê hương của lễ hội băng đăng lớn nhất thế giới với lịch sử hình thành từ những năm 1963. Những công trình điêu khắc được đặt khắp nơi trong thành phố, tập trung nhiều tại Sun Island và thế giới Băng Tuyết.

Chúng được sắp xếp theo nhiều chủ đề như công trình nghệ thuật Trung Hoa cổ, truyện cổ châu Âu hoặc các tòa nhà nổi tiếng. Đặc biệt, du khách có thể trượt trên đường trượt băng tuyết, tắm hơi hoặc trượt tuyết thỏa thích tại các resort ở đây.

Du lịch Trung Quốc - GSV Travel

Cứ mỗi năm, 26 km đường biển của Trung Quốc lại một lần khoác lên tấm áo màu đỏ sặc sỡ do loài cỏ đỏ thuộc chi Sueda mang lại. Bờ biển này nằm dọc bờ kênh Liêu Hà và thường chỉ đổi sang màu đỏ vào tháng 9, khi những đồng cỏ chín tới, khoảng thời gian còn lại chúng vẫn chỉ có màu xanh bình thường. Để tới được đây, du khách có thể bắt xe buýt hoặc tàu hỏa từ Bắc Kinh hoặc Thiên Tân và tham quan khung cảnh vô cùng ấn tượng này với những chiếc cầu đặc biệt dành riêng cho khách du lịch.

Du lịch Trung Quốc - GSV Travel

Địa hình vùng Danxia có thể xem như một kỳ quan tự nhiên ở khu vực phía bắc Trung Quốc. Những rặng sa thạch rực rỡ ẩn chứa bên trong các hang động sâu hun hút chính là niềm ao ước của những người ưa khám phá mạo hiểm.

Hơn thế nữa, Danxia còn nằm trong danh sách kì quan thế giới. Du khách tới đây, ngoài chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên còn có thể viếng thăm các đền chùa cổ kính trong vùng thông qua hệ thống đường xá, lối đi bộ đã được hoàn thiện tương đối tốt để phục vụ du lịch.

Du lịch Trung Quốc - GSV Travel

Với vẻ đẹp nên thơ, lãng mạn, chuyến du lịch trên sông dài 83 km từ Quế Lâm đến Dương Sóc nổi tiếng vì cảnh đẹp đôi bờ đầy ấn tượng. Đây cũng là điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất Quảng Tây và cả Trung Quốc. Khi tới đây, hướng dẫn viên sẽ kể cho bạn nghe những câu chuyện gắn liền với gốc tích của từng vùng. Ngoài ra, tàu cũng sẽ ghé qua nhiều chợ, cửa hàng và thị trấn cổ.


Huyện lỵ Vân Dương - tỉnh Vân Nam nằm vắt ngang Hồng Hà, nổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang kì vĩ. Khu vực này cũng nằm trong danh sách kì quan thế giới của Trung Quốc. Hiện vẫn chưa bị ngành công nghiệp ảnh hưởng, Vân Dương còn giữ nguyên vẻ đẹp tự nhiên của mình.

Những thửa ruộng này được người Hani làm bằng tay đã 1.000 năm trước trên ngọn núi ở độ cao 1.800 so với mực nước biển. Dù rằng đây là một khu vực xa xôi và hẻo lánh, đường xá cũng còn thô sơ, nhưng bù lại trải nghiệm về đời sống, văn hóa và thiên nhiên cùng các bộ tộc ít người ở đây sẽ cho bạn hiểu hơn về những khía cạnh còn ẩn giấu của đất và người Trung Quốc.


Một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp đang chờ đợi du khách tại ngọn núi Thiên Môn ở độ cao khoảng 1520 m. Tuy nhiên, trước khi tới đây bạn sẽ phải leo qua 999 bậc thang không có chiếu nghỉ hoặc đi cáp treo từ chân núi. Cáp treo của núi Thiên Môn cũng là cáp treo cao nhất thế giới với độ cao chạm tới 1279 m. Ngoài ra, du khách cũng nên đặt chân đến Con đường Niềm tin - một đoạn đường được lót bằng kính trong suốt để thử độ dũng cảm của du khách.


Phượng Hoàng được xem như khu phố đẹp nhất Trung Quốc với khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp bao quanh và những tòa nhà cổ kính soi bóng nước. Phố cổ này nằm ở tỉnh Hồ Nam, vốn đã được du khách biết đến nhờ núi Thiên Môn hùng vĩ. Phố đã có bề dày văn hóa từ lâu đời: từ những loại ngôn ngữ, phong tục của các dân tộc ít người cho đến các tác phẩm nghệ thuật, kiến trúc đặc sắc. Các tòa nhà từ thời Minh, Thanh ở đây đều được UNESCO gìn giữ và bảo vệ vô cùng tốt.


Vạn Lý Trường Thành là di sản thế giới với bề dày lịch sử vô cùng lâu đời, bắt đầu từ thế kỷ thứ 7 trước Công Nguyên. Vào thời nhà Minh (1368-1644), Vạn Lý Trường Thành đã trở thành kiến trúc quân sự lớn nhất trên thế giới.


Hoàng Long nằm trên Mân Sơn, là một di sản thế giới đã được UNESCO công nhận. So với các kỳ quan tự nhiên khác, điểm nổi bật của Hoàng Long nằm ở những hồ nước dạng bậc thang đẹp như tranh vẽ tại đây. Cảnh quan thiên nhiên lại được chấm phá thêm với những đền chùa và tượng Phật nằm rải rác xung quanh. Ngoài rừng rậm, thác nước, suối nước nóng, Hoàng Long còn thu hút khách du lịch bởi đây là quê hương của loài gấu trúc khổng lồ và vọoc mũi hếch lông vàng Tứ Xuyên.


Hong Kong là điểm du lịch mà bạn sẽ phải mất kha khá thời gian để tìm hiểu hết. Vừa náo nhiệt ồn ào, lại vẫn giữ được những truyền thống lâu đời, thành phố này thu hút được du khách thập phương về đây du lịch trên những tòa nhà chọc trời cao ngút mắt, mua sắm, ăn uống và tham gia vào các hoạt động dưới nước tại những bãi biển lúc nào cũng nhộn nhịp.

Nguồn: vnexpress.net

Diễn đàn xúc tiến du lịch Nha Trang đi vào hoạt động

Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa vừa chính thức ra mắt Diễn đàn xúc tiến du lịch Nha Trang (tên tiếng Anh: Nha Trang Promotion Forum). Diễn đàn xúc tiến du lịch Nha Trang bao gồm các đại diện doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và công dân Việt Nam hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực du lịch, khách sạn, lữ hành, vận chuyển khách du lịch, hướng dẫn du lịch…


Theo ông Lê Kim Nhựt, Chủ tịch Diễn đàn xúc tiến du lịch Nha Trang, mục đích của diễn đàn là quảng bá điểm đến du lịch Nha Trang – Khánh Hòa thông qua các sự kiện du lịch và khuyến mãi (promotion). Trong đó liên kết, hợp tác, hỗ trợ cho các hội viên phát triển kinh doanh dịch vụ, tạo bình ổn thị trường, nâng cao giá trị chất lượng, sản phẩm du lịch, nâng cao trình độ quản lý, khoa học công nghệ và khả năng cạnh tranh. Đồng thời, kết nối và phát triển sản phẩm du lịch tạo thành gói sản phẩm độc đáo, mới lạ, giá thành hấp dẫn nhằm kích cầu, hợp tác, xúc tiến cùng đối tác, khách hàng từ các địa phương khác đến với du lịch Nha Trang - Khánh Hòa. Diễn đàn xúc tiến du lịch Nha Trang hiện có 50 hội viên, bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch, khách sạn, lữ hành… trong nước.

Du lịch Đà Nẵng chào đón vị khách quốc tế đầu tiên trong năm 2016


Đúng 9 giờ 40 ngày 1/1, chuyến bay Singapore-Đà Nẵng của Hãng Hàng không Silk Air chở 180 khách du lịch đã đáp xuống Sân bay quốc tế Đà Nẵng an toàn.


Một góc Đà Nẵng.

Đây là những vị khách du lịch quốc tế “xông đất” du lịch Đà Nẵng trong năm 2016.

Đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các hãng lữ hành, Cảng vụ Hàng không miền Trung... đã tổ chức đón và tặng hoa những vị khách du lịch đầu tiên của năm 2016.

Du khách đến với du lịch Đà Nẵng dịp này tham quan các điểm du lịch hấp dẫn như Bà Nà, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Chăm, mua sắm trong thành phố...

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng, tổng lượt khách đến tham quan và du lịch Đà Nẵngtrong dịp Noel 2015 và Tết Dương lịch 2016 dự kiến đạt trên 107.000 lượt khách, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2015; trong đó, khách quốc tế ước đạt trên 56.000 lượt, tăng 26,1%; khách nội địa ước đạt gần 51.000 lượt khách, tăng 2%.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng Trần Chí Cường cho biết năm 2015, tổng thu của toàn ngành du lịch đạt 12.700 tỷ đồng (bằng 107,6% kế hoạch), tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng đạt 4.600.000 (bằng 103,8% kế hoạch); trong đó khách quốc tế đạt 1.250.000 lượt khách (bằng 108,7% kế hoạch), khách nội địa đạt 3.350.000 lượt (bằng 102,1% kế hoạch).

Năm 2016 ngành du lịch phấn đấu tổng khách du lịch Đà Nẵng đạt 5.140.000 lượt, tăng 16% so với năm 2015; trong đó 1.320.000 lượt khách quốc tế, 3.820.000 lượt khách nội địa; tổng thu du lịch đạt 14.000 tỷ đồng.

Ngành sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết triệt để tình trạng đeo bám, chèo kéo khách du lịch và tình trạng ăn xin biến tướng trên địa bàn thành phố; đồng thời triển khai ban hành Bộ quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch, đảm bảo môi trường du lịch sạch sẽ, an toàn, văn minh và thân thiện.