Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018

Xây dựng chương trình phát huy giá trị chùa Hương

Danh thắng Hương Sơn (chùa Hương) từ lâu là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng trong nước và ngoài nước. Với việc được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt, dự báo lượng khách du lịch đến với danh thắng này sẽ tăng mạnh trong những năm tiếp theo. Cùng với việc bảo tồn, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đang xây dựng các chương trình để phát huy giá trị vùng danh thắng nổi tiếng này.

Còn nhiều nét đẹp chưa được khai thác

Mùa lễ hội năm 2018 từ tháng giêng đến tháng 3 (âm lịch), quần thể danh thắng Hương Sơn (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức) đón 1,5 triệu lượt khách du lịch. Vào dịp này, khi tiết trời chuyển sang thu, dòng suối Yến trở nên thơ mộng hơn bao giờ hết, cũng là dịp nhiều du khách tour lễ hội 2019 đến chiêm bái, ngắm cảnh chùa Hương. Theo đại diện Ban Quản lý danh thắng Hương Sơn, trung bình mỗi ngày chùa Hương đón khoảng 400 đến 500 khách, trong đó có nhiều khách nước ngoài.


Quần thể danh thắng Hương Sơn trải trên một diện tích rộng gần 4.000 ha. Giữa vùng non xanh nước biếc này, người xưa dựng lên nhiều ngôi chùa, là nơi tu tập của các nhà sư. Những kiến trúc đẹp nhất được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17 và 18. Dù sau này, một số kiến trúc bị phá hủy bởi thời gian và chiến tranh, nhưng chính quyền, nhân dân đã nỗ lực xây dựng, trả lại vẻ đẹp của chùa Hương. Sự hài hòa giữa di tích lịch sử với thiên nhiên đã tạo nên nét độc đáo của danh thắng này. Ngoài núi non, di tích, vẻ đẹp của dòng suối Yến, danh thắng Hương Sơn còn có nhiều động đá đẹp. Trong đó, động Hương Tích được người xưa ví là "Nam thiên đệ nhất động". Chính nhờ những giá trị này, từ tháng 12-2017, Thủ tướng Chính phủ công nhận quần thể danh thắng Hương Sơn là Di tích quốc gia đặc biệt.

Dù là điểm hành hương quen thuộc của các phật tử, điểm đến của nhiều khách du lịch trong nước và ngoài nước, nhưng quần thể danh thắng Hương Sơn vẫn còn nhiều nét đẹp tiềm ẩn chưa được khai thác hết. Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức Nguyễn Văn Hậu cho biết: "Khách tham quan lâu nay vẫn thường đi từ đền Trình, qua suối Yến, vào chùa Thiên Trù, động Hương Tích và kết thúc hành trình. Tuy nhiên, toàn khu vực hiện có 21 điểm di tích, thắng cảnh. Ngoài tuyến chùa Thiên Trù - động Hương Tích còn có hai tuyến khác, gồm: tuyến Long Vân - Thanh Sơn và tuyến Bảo Đài - Tuyết Sơn. Đây đều là những nơi có di tích, cảnh quan đẹp, có tiềm năng khai thác". Tuyến Long Vân - Thanh Sơn có chùa Long Vân ở trên cao, từ đây, khách tham quan sẽ được phóng tầm mắt để ngắm nhìn một vùng non nước bao la. Động Long Vân có nhiều thạch nhũ kỳ lạ. Tại đây, có động Thánh Hóa, chùa Cây Khế... Tuyến Bảo Đài - Tuyết Sơn có chùa Bảo Đài, động Tuyết Sơn. Động Tuyết Sơn là nơi thờ Phật từ cuối thế kỷ 17. Cảnh đẹp của động Tuyết Sơn được nhiều danh nhân ca ngợi. Người đời thường gọi đây là nơi "kỳ sơn tú thủy".

Xây dựng các giải pháp đồng bộ


Có thời gian, khách du lịch thường phàn nàn về tình trạng "chặt chém" giá cả, hay treo thịt thú rừng phản cảm tại chùa Hương. Nhưng mùa lễ hội đầu năm 2018, Ban Tổ chức đã không phải xử phạt một trường hợp "chặt chém" khách tour chùa Hương 1 ngày nào. Những năm gần đây, Ban Tổ chức vào cuộc quyết liệt, kết hợp vận động tuyên truyền với xử phạt, cho nên việc bày bán thịt thú phản cảm đã chấm dứt. Tình trạng vứt rác thải trên suối Yến cũng được xử lý gần như triệt để. Trưởng ban Tuyên giáo huyện Mỹ Đức Đặng Văn Cảnh chia sẻ: Cái khó trong quản lý các dịch vụ ở chùa Hương là "toàn dân làm du lịch, dịch vụ" chứ không qua một đầu mối như một số nơi khác. Nhân dân xã Hương Sơn và các địa bàn lân cận đăng ký hoạt động bán hàng, thuyền đò... với Ban Tổ chức. Bởi vậy, những năm qua, chúng tôi đã kiên trì vận động để người dân địa phương thấy được, việc đón tiếp khách chu đáo gắn liền với lợi ích kinh tế của chính họ. Nhận thức của người dân thay đổi, chất lượng dịch vụ tốt hơn giúp lễ hội chùa Hương cải thiện hình ảnh trong mắt khách thập phương.

So với mùa lễ hội năm 2017, khách đến chùa Hương trong mùa lễ hội 2018 đã tăng 5%. Con số hai triệu khách đến với chùa Hương trong mùa lễ hội sẽ đạt được trong thời gian không xa. Đây là tin vui, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức trong công tác quản lý, nhất là chùa Hương đã có hiện tượng quá tải vào dịp đầu năm. Theo đồng chí Nguyễn Văn Hậu, huyện Mỹ Đức đã xây dựng kế hoạch để "đón đầu" những thách thức này. Hai tuyến Long Vân - Thanh Sơn và Bảo Đài - Tuyết Sơn sẽ được đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng để mở rộng không gian phục vụ khách du lịch. Vào những ngày đông khách, lực lượng chức năng sẽ san sẻ bớt lên các tuyến mới, để khách đỡ đổ dồn vào chùa Thiên Trù - động Hương Tích. Cùng với đó, huyện Mỹ Đức đang xây dựng, cải tạo hệ thống hạ tầng để khách du lịch có thể chiêm bái chùa Hương vào ban đêm, tạo điều kiện thuận lợi cho những vị khách có quỹ thời gian eo hẹp.

Năm 2016, Huyện ủy Mỹ Đức đã ban hành Chương trình Phát triển du lịch tâm linh gắn với du lịch sinh thái giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến 2030, trong đó, du lịch chùa Hương đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Với việc triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, các mục tiêu của chương trình đang từng bước trở thành hiện thực. Tuy nhiên, để phát huy tốt hơn nữa giá trị các di tích, danh thắng trên địa bàn, hệ thống giao thông từ trung tâm thành phố về Mỹ Đức cần được thành phố đầu tư đồng bộ, để rút ngắn thời gian đi lại, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách, từ đó phát triển đồng bộ kinh tế - xã hội của địa phương nói chung, phát huy giá trị di tích chùa Hương nói riêng.

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2018

Cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp của Côn Sơn Kiếp Bạc

Quần thể di tích Côn Sơn Kiếp Bạc là một trong các Di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam, thuộc địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Vậy Côn Sơn Kiếp Bạc có gì hay : đây là quần thể kiến trúc cổ kính với quy mô rất bề thế và nổi tiếng, lại có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp.

Bao gồm các di tích lịch sử liên quan đến những chiến công lẫy lừng trong 3 lần quân dân thời Trần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ 13, và trong cuộc kháng chiến 10 năm của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh ở thế kỷ 15. Côn Sơn Kiếp Bạc gắn liền với thân thế, sự nghiệp của Nguyễn Trãi và Trần Hưng Đạo, hai vị anh hùng dân tộc kiệt xuất đã làm rạng rỡ non sông đất nước, cùng nhiều vị danh nhân văn hóa khác.

Côn Sơn có phong cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình với núi, rừng, suối, hồ, đan xen hòa hợp. Phía bắc Côn Sơn giáp núi Ngũ Nhạc, cao 238m, trên đỉnh có miếu “Ngũ Nhạc linh từ” thờ thần núi. Ngay bên cạnh là núi Kỳ Lân (còn gọi là núi Côn Sơn) cao 200m, trên đỉnh có Bàn Cờ Tiên và di tích nền của Am Bạch Vân. Rừng ở Côn Sơn chủ yếu là thông, bạt ngàn, xanh tốt. Suối Côn Sơn chảy rì rầm từ Bắc xuống Nam, giống như tiếng đàn cầm vang vọng giữa mênh mông. Bắc qua suối là cây cầu Thấu Ngọc đã đi vào thơ ca, sử sách.


Cảnh đẹp Côn Sơn đã quyến rũ bao thi nhân, mặc khách. Nguyễn Phi Khanh (cụ thân sinh của Nguyễn Trãi) tả trong Thanh Hư Động ký: “Khói đầu non, ráng ngoài đảo, gấm vóc phô bầy - Hoa dọc suối, cỏ ven rừng biếc hồng phấp phới - Bóng mát để nghỉ, chỗ vắng để ngồi, mùi thơm để ngửi, sắc đẹp để xem...”. Với Nguyễn Trãi, Côn Sơn thật nên thơ, được thể hiện qua tác phẩm Côn Sơn Ca: “Côn Sơn suối chảy rì rầm - Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai...”.

Côn Sơn còn là miền đất địa linh nhân kiệt. Hơn một ngàn năm trước, Định Quốc Công Nguyễn Bặc, thủy tổ của dòng họ Nguyễn Trãi đã lập căn cứ ở Côn Sơn để đánh sứ quân Phạm Phòng Át, một trong 12 loạn sứ quân vào cuối thời nhà Ngô (thế kỷ thứ 10), giúp Đinh Tiên Hoàng thống nhất đất nước. Thế kỷ 13, vua Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang, ba vị lập ra thiền phái Trúc Lâm đã về Côn Sơn thuyết pháp, xây dựng chùa Côn Sơn thành chốn Tổ đình, một thiền viện lớn của triều Trần. Trần Nguyên Đán - quan Đại tư đồ phụ chính, nhà thơ, nhà lịch pháp lớn thời Hậu Trần đã về Côn Sơn dựng Thanh Hư Động để nghỉ ngơi những năm tháng cuối đời. 

Lê Thánh Tông (thời Lê sơ) vị minh quân và là Tao Đàn nguyên súy, Thánh thơ Cao Bá Quát (thời Nguyễn)... đều đã đến Côn Sơn vãn cảnh, làm thơ, để lại cho đời những tác phẩm giá trị. Tháng 2/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm danh thắng Côn Sơn. Tại đây, Người đã đọc văn bia trước cửa chùa Côn Sơn bằng sự trân trọng và niềm giao cảm đặc biệt với cố nhân. Côn Sơn gắn với tên tuổi của nhiều danh nhân đất Việt. Tuy nhiên, khi nói đến Côn Sơn là nói đến Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi - người đã gắn bó cả cuộc đời, sự nghiệp của mình ở đây. Ở Côn Sơn, mỗi sự vật, di tích đều lấp lánh ánh sáng của Nguyễn Trãi - Sao Khuê.

Khu di tích Kiếp Bạc

Kiếp Bạc nằm trong một thung lũng trù phú, xanh tươi, ba phía có dãy núi Rồng hình tay ngai với hai nhánh Nam Tào và Bắc Đẩu bao bọc, phía còn lại là Lục Đầu Giang (nơi hội tụ của sáu con sông: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Thầy và nhánh chính của sông Thái Bình). Núi tạo thành thế rồng chầu, hổ phục, sông tạo thành minh đường rộng rãi. Kiếp Bạc cũng là đầu mối huyết mạch giao thông thủy bộ trấn giữ cửa ngõ phía đông Kinh thành Thăng Long xưa (Hà Nội ngày nay). 


Như rời bày đất dựng, Kiếp Bạc đắc địa về phong thủy, có vị trí hiểm yếu về quân sự, có tứ linh quần tụ chung đúc khí thiêng. Bởi thế, sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất (1258), Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo đã chọn Kiếp Bạc làm trung tâm chỉ huy của phòng tuyến quân sự vùng Đông Bắc, kéo dài từ biên giới Lạng Sơn qua ải Chi Lăng, Nội Bàng theo sông Lục Nam, qua Lục Đầu Giang, Bạch Đằng ra biển Đông, nhằm tạo trận đồ “thủy bộ hợp thành, tiến thế công, thoái thế thủ” để chống giặc Nguyên Mông lần thứ 2 (1285) và lần thứ 3 (1288), chiến thắng lẫy lừng.

Sau khi Trần Hưng Đạo mất, để tưởng nhớ công lao to lớn của ông đối với đất nước, nhân dân địa phương đã lập đền thờ ở vị trí trung tâm chỉ huy xưa, đặt tên là Kiếp Bạc và tôn ông làm Đức Thánh Trần... * Điểm nhấn tham quan của khu di tích này là Đền Kiếp Bạc, hai bên là chùa Nam Tào và chùa Bắc Đẩu...

Lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc

Hàng năm, lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc diễn ra 2 lần chính trong năm, với nhiều hoạt động tín ngưỡng dân gian và văn hóa truyền thống đặc sắc, thu hút đông đảo người dân trong vùng và du khách tour lễ hội 2019 thập phương về tham dự, chiêm bái.

Lễ hội mùa xuân Côn Sơn Kiếp Bạc được tổ chức từ 16 - 23 tháng Giêng âm lịch, tưởng niệm ngày viên tịch của Đệ tam Thánh tổ Huyền Quang tôn giả, với các nghi thức tế lễ và diễn xướng dân gian như: Lễ Mông sơn thí thực, lễ tế trời đất trên Ngũ Nhạc linh từ, lễ rước nước, đua thuyền trên Lục Ðầu Giang, hội thi gói và luộc bánh chưng, giã bánh dày, pháo đất, chọi gà, cờ người, đấu vật… 


Lễ hội mùa thu Côn Sơn Kiếp Bạc được tổ chức từ ngày 15 - 20/8 âm lịch, tưởng nhớ ngày mất của Đức Thánh Trần Hưng Đạo và Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, với các nghi lễ như: lễ rước cỗ tiến Thánh, lễ duyệt quân trên sông Lục Đầu, lễ cầu an và hội hoa đăng trên sông Lục Đầu, lễ ban ấn của Đức Thánh Trần và nhiều hoạt động dân gian như: đấu vật, đua thuyền, bắt vịt, nấu cơm thi, nhảy phỗng...

Trong những năm gần đây, du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc đã được đầu tư bổ sung nhiều công trình, đường vào từ các ngả được nâng cấp và tráng nhựa. Du khách tour Côn Sơn Kiếp Bạc 1 ngày đến đây vào thời điểm nào cũng bắt gặp không khí trong lành mát mẻ, cảnh sắc hữu tình và đượm tính nhân văn.

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

Chiêm ngưỡng bức tranh phong cảnh độc đáo của Phó Bảng

Được gọi với những cái tên như 'làng cổ tích', 'thị trấn ngủ quên', Phó Bảng cho những ai đặt chân tới đây một cảm giác bình yên, hoài cổ và xao xuyến không thôi.

Phó Bảng là thị trấn huyện lỵ của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang khoảng 120km. "Thị trấn ngủ quên" nằm sâu trong thung lũng đá tai mèo này là nơi sinh sống của người Mông, người Lô Lô trong huyện. Dường như ở Phó Bảng, xô bồ, ồn ào của cuộc sống ngoài kia không thể "chạm tới", một Phó Bảng rất đỗi bình yên.


Theo lộ trình thông thường, du khách tour đi du lịch Hà Giang sẽ chạy Quản Bạ - Yên Minh - Sủng Là - Lũng Cú - Đồng Văn mà bỏ qua thị trấn Phó Bảng. Nhưng chỉ cần chút thời gian từ thị trấn Yên Minh lên 17km nữa, khi vượt qua những con dốc quanh co và những vạt hoa tam giác mạch bên đường 4C, đi tới một ngã ba rẽ trái là vào ngay tại Phó Bảng.

Để vào thị trấn, phải đi thêm gần 5 km đường nữa vào sát biên giới Việt – Trung, nơi chỉ có những núi đá tai mèo lừng lững giữa nền trời xanh thẳm. Vì đường xá xa xôi hơn các nơi khác nên thị trấn Phó Bảng có phần nào tách biệt và ít được biết đến hơn trên con đường chinh phục mảnh đất Hà Giang. Ngã ba nơi ghi biển Phó Bảng, nhiều người sẽ ngại ngần bỏ qua mà tiến thẳng về phía Sủng Là ngay dưới chân đèo, còn con đường rẽ Phó Bảng heo hút ít hấp dẫn.

Thị trấn Phó Bảng nằm sâu bên trong thung lũng cao nguyên đá, nơi bốn bề là núi. Con đường cứ vòng vèo mãi từ dãy núi này sang dãy núi khác, nắng cứ nhảy nhót nơi lưng chừng trời và thung lũng thăm thẳm không một bóng người cho mãi đến khi bất ngờ Phó Bảng hiện ra bằng một thung lũng hoa hồng.


Đặt chân tới Phó Bảng, bạn sẽ ngỡ mình đang lạc vào một ngôi làng Trung Hoa cổ kính bởi những ngôi nhà tường trình liêu xiêu bạc màu thời gian, với mái ngói ống rêu phong bao đời, với cánh cửa gỗ mộc mạc, với giấy bản trước mỗi khung cửa, với chiếc đèn lồng đỏ,...

Phó Bảng như một thị trấn cổ tích với những thung lũng nhỏ bé giữa vùng núi phía Bắc đất Việt, với những luống hồng lung linh, những cánh đồng cải vàng rực rỡ và những hàng cây xanh tươi, những chùm hoa điểm xuyết cho khung cảnh thêm phần thơ mộng. Không gian nơi đây có lẽ lúc nào cũng như tươi đẹp như thế đấy.

Vượt qua những cung đường hiểm trở, ngoạn mục và đặt chân đến Phó Bảng để trải nghiệm một cuộc sống khác cũng sẽ rất thú vị đấy! Trong dịp du lịch Hà Giang 3 ngày 2 đêm sắp tới, bạn hãy tìm về Phó Bảng, đừng vội rời đi khi ngang qua con đường heo hút rẽ vào thị trấn cổ, đừng để nơi đây bị lãng quên ở nơi xa xôi địa đầu Tổ quốc nhé!

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2018

Chợ Phiên Đồng Văn nét đặc sắc tiêu biểu của văn hóa vùng cao

Chợ phiên là nét văn hóa độc đáo của vùng núi phía Bắc. Một trong những phiên chợ tiêu biểu và được du khách du lịch Đồng Văn Mèo Vạc biết đến nhiều nhất đó chính là chợ phiên Đồng Văn.

Nằm giữa khu phố cổ của thị trấn Đồng Văn, chợ phiên Đồng Văn được họp mỗi tuần 1 lần vào ngày chủ nhật. Chợ phiên Đồng Văn chính là nơi trao đổi, buôn bán hàng hóa lớn nhất ở cao nguyên Đồng Văn– Mèo Vạc. Là trung tâm giao thương kinh tế, trao đổi hàng hóa lớn của các dân tộc vùng cao, đặc biệt chợ phiên nằm trong quần thể phố cổ Đồng Văn. Ở đây hội tụ nhiều sắc màu văn hóa mà không phải nơi nào cũng có được.


Chợ phiên Đồng Văn được diễn ra trên một khu đất rộng, với kiến trúc tổng thể hình chữ U, được xây dựng bằng vật liệu đá. Với kiến trúc rộng lớn đó, chợ phiên Đồng Văn thu hút rất nhiều mặt hàng (nông sản, rau quả, thịt thà, thổ cẩm…) của đồng bào các dân tộc nơi đây. Mỗi loại mặt hàng được được bày vào từng gian tạo thuận tiện cho người tìm mua.

Hỏi về lịch sử chợ Đồng Văn, có lẽ cũng không có ai biết chợ có từ bao giờ, chỉ biết cứ vào chủ nhật hàng tuần, người dân quanh vùng lại nhộn nhịp mang các sản phẩm của gia đình tự trồng hoặc tự sản xuất đến đây trao đổi, buôn bán. Bắt đầu từ 3 giờ sáng, khi mà sương mờ còn giăng mắc vùng cao này, đã thấy người dân vượt qua mấy ngọn núi để kịp xuống chợ phiên.

Chợ phiên trở thành nét đẹp sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong cuộc sống của các dân tộc vùng cao Hà Giang. Chợ phiên Đồng Văn đẹp ngỡ ngàng với đủ màu sắc sặc sỡ trang phục của người dân tộc Dao, Mông, Tày, Nùng, Giáy, Lô Lô… Không khí giao thương, buôn bán làm cho phố cổ tĩnh lặng bỗng trở nên đông vui, náo nhiệt. Chủ nhật dường như đã trở thành ngày hội trong lòng nhưng con người nơi đây. Đồng bào đến với chợ phiên Đồng Văn ngoài mua bán, trao đổi hàng hóa còn để giao lưu, gặp gỡ mọi người, tụ tập bè bạn đặc biệt là nơi hẹn hò của các chàng trai, cô gái.

Chợ phiên Đồng Văn là khu chợ cổ, trong quần thể phố cổ Đồng Văn. Bởi vậy cứ tới ngày 14, 15, 16 âm lịch hàng tháng nơi đây lại diễn ra các hoạt động sinh hoạt văn hóa vô cùng đặc sắc, tiêu biểu của vùng cao: chọi chim, trình diễn dệt thổ cẩm truyền thống giữa các dân tộc vùng cao nơi đây. Đây là nét văn hóa độc đáo vô cùng khác lạ của chợ phiên Đồng Văn, Hà Giang mà không phải nơi đâu cũng có được.


Chợ phiên Đồng Văn trở thành một phần vô cùng gần gũi và vô cùng thiêng liêng trong đời sống, văn hóa của mảnh đất địa đầu tổ quốc Hà Giang, không phải chỉ là một cái chợ theo cái nghĩa đen của nó. 

Một nét đẹp vô cùng bình dị ở nơi đây mà bất cứ du khách du lịch Hà Giang nào ghé thăm chợ phiên này đều nhận thấy. Người dân đến với chợ phiên thường đi cả gia đình, hình ảnh những người phụ nữ mua bán trao đổi hàng hóa, bên cạnh đó thì những ông chồng ngồi bên những ly rượu ngô tâm và những bát thắng cố (đặc sản Hà Giang) ngồi tâm sự, uống rượu cho đến khi say khướt…

Chợ phiên Đồng Văn là một nét đẹp độc đáo của miền đất địa đầu Tổ quốc, du lịch Hà Giang bạn đừng quên khám phá nơi đây nhé!.

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

Khám phá nét hoang sơ kỳ vĩ của mũi Bàn Than

Nói đến du lịch Quảng Nam ngoài Phố Cổ Hội An, Cù Lào Chàm, Thánh địa Mỹ Sơn, Thác G’răng,… thì còn rất nhiều điểm đến hấp dẫn và thú vị khác trong đó có một ghềnh đá được xem như một trong những tuyệt tác của thiên nhiên đã ban tặng cho xã đảo Tam Hải – huyện Núi Thành, có bạn có biết địa danh danh này không nào? Đó chính là Ghềnh đá Bàn Than

Ghềnh đá Bàn Than sẽ dễ khiến du khách du lịch Quảng Nam Đà Nẵng liên tưởng ngay đến bãi biển ở đảo nhỏ của đảo Lý Sơn. Tuy nhiên, thắng cảnh này còn mang trong mình nhiều nét độc khác đang chờ các bạn đến khám phá.


Ghềnh đá Bàn Than nằm tại địa phận của xã đảo Tam Hả – huyện Núi Thành, cách Tp. Tam Kỳ khoảng 40km về hướng Đông Nam. Xã đảo Tam Hải được xung quanh bốn phía đều được bao là nước: một mặt với giáp biển và ba mặt còn lại giáp sông. Bởi vậy, các bạn muốn đến ghềnh Bàn Than, phương tiện duy nhất để có thể di chuyển từ đất liền là thuyền hoặc đò. Nếu bạn đi từ Đà Nẵng, bạn hãy đi thẳng QL.1A, đến với huyện Núi Thành, tại cột mốc cây số 1020, bạn hãy rẽ về phía biển chừng 10km. Bến đò xã Tam Quan sẽ đưa bạn ra Tam Hải, đến với ghềnh Bàn Than.

Giữa một trời mây sông nước và những hàng dừa cao vút, ghềnh đá Bàn Than hiện ra, vớ mộti “lớp áo” đen tuyền kì vĩ. Đây cũng chính là gốc tích của cái tên Bàn Than mà người dân địa phương đặt cho địa danh này.

Mỗi dãy đá đen tuyền như than đá trải dài trên bờ cát. Nhiều vách đá đen được dựng đứng sát mép biển, với các độ cao và kích cỡ khác nhau (có vách cao nhất gần 50m).


Đá ở nơi này dưới sự xâm thực của sóng biển và qua thời gian, đã tạo thành vô vàn hình thù lạ mắt và độc đáo. Ở bãi Nồm – là trung tâm của Bàn Than hiện ra với những tảng đá đen đầy hình dáng gai góc tựa như những: cá mặt quỷ, thủy quái, cá voi,… Ở đây, có hai mỏm đá dài nhỏ nhô ra ngoài biển, được người địa phương quen gọi là ông Đụn và Bà Che, gắn với sự tích về tình nghĩa vợ chồng ấm áp và tình mẫu tử thiêng liêng.

Trái với sự góc cạnh, những mõn đá ở bãi Bắc lại tròn trịa và nhẵn nhụi, trông giống những loài hải cẩu, rùa biển… Giữa những dòng nước trong xanh của biển cả, những tác phẩm đầy tính nghệ thuật của tạo hóa, chắc chắn sẽ khiến du khách du lịch biển hè 2018 xuýt xoa khi nhìn thấy.

Nhiều tảng đá có bề mặt bị bào mòn bởi nước biển, trông như những tác phẩm nghệ thuật trừu tượng của thiên nhiên. Bên cạnh màu đen tuyền đặc trưng, đá ở Bàn Than còn sở hữu nhiều màu sắc khác nhau: nâu, vàng, đỏ…

Trên nền xanh của nước biển nổi lên những vách đá sắc đen như than với những vân, đường nét kỳ lạ. Bên cạnh đó còn có những hồ nước tự nhiên trong veo len lỏi giữa các khe đá khiến khung cảnh thêm phần thơ mộng.


Đến ghềnh Bàn Than, ngoài việc được tham quan và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các ghềnh đá, các bạn còn có dịp được khám phá những nét hoang sơ của thế giới biển qua những rạng san hô lớn kéo dài chừng 10 km. Rạng san hô này được xem như là một nơi tập trung sinh sống của rất nhiều loại hải sản quý và có giá trị cao như: tôm hùm, ốc hương, tôm sú, cá mực… Đặc biệt, nơi đây là nơi sinh sản và phát triển của các loại ấu trùng tôm hùm.

Xã Tam Hải là một trong những số ít nơi trên đất liền có thể nhìn thấy mặt trời lặn biển. Vì vậy, một điều thú vị bạn sẽ không nên bỏ qua khi đến Bàn Than và ghé Tam Hải ngắm hoàng hôn tại đây nhé. Những ánh nắng chiều soi lung linh trên mặt biển phía xa xa đường chân trời, mặt trời nhìn như một quả cầu lửa khổng lồ đang dần dần “chìm” xuống biển. Khung cảnh như một vùng nước bao la như được dát vàng bởi ánh hoàng hôn huyền ảo, chắc chắn sẽ khiến bạn ngẩn ngơ hoài không thôi.

Bàn Than có nét hoang sơ và kì vĩ, Tam Hải lại mang đến sự yên tĩnh và thanh bình, bạn hãy một lần đến với Bàn Than, đến với Tam Hải để có thể cảm nhận được trọn vẹn hơn vẻ đẹp non nước hữu tình xứ Quảng và có được những trải nghiệm tuyệt vời của cuộc sống nơi miền quê sông nước bạn nhé.

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018

Vẻ đẹp tinh khiết thơ mộng của núi Túy Vân

Cách thành phố Huế chừng 50km về phía nam, Túy Vân - Núi Rùa (xã Vinh Hiền, Phú Lộc) có cái tinh khiết, trong trẻo gần như tuyệt đối của một vùng trời, nước và đảo hoang sơ, ít dấu chân người.

Du khách du lịch Huế 5 ngày đến tham quan núi Túy Vân thường đi theo hai đường: từ thành phố Huế về Thuận An, rồi đi theo đường ven biển để đến núi, hoặc từ Huế qua quốc lộ 1A về Đá Bạc, từ đây đi đò máy qua đầm Cầu Hai thì đến nơi, đường dài khoảng 30km


Túy Vân là một ngọn núi nhỏ gần cửa Tư Hiền, nổi lên giữa một hòn đảo xanh, hùng vĩ, ngày xưa có tên gọi là Mỹ Am Sơn. Núi có dáng dấp đẹp, trong một lần chúa Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) đi qua đây, thấy phong cảnh thơ mộng, hữu tình, bèn lập một ngôi chùa nhỏ làm nơi cầu phúc cho dân địa phương.

Đến đời vua Minh Mạng cho xây dựng lại và đổi tên là chùa Tuý Ba. Năm vua Minh Mạng thứ 17 (1837), chùa được tùng tu và xây dựng thêm lầu. Đến năm Thiệu Trị nguyên niên (1841), chùa được tiếp tục trùng tu và đổi tên chùa Tuý Vân.

Vua Thiệu Trị liệt Tuý Vân vào thắng cảnh của đất thần kinh trong bài thơ "Vân Sơn thắng tích" và cho khắc bia đá dựng bên chùa đặt tên "Linh Thái, Túy Vân hệ nhị quốc gia chi thắng cảnh" (Linh Thái, Tuý Vân đều là thắng cảnh của quốc gia). Qua bao năm tháng chiến tranh, chùa, lầu gác hư hại nhiều, hiện nay công tác bảo tồn vẫn đang được thực hiệnTrên đỉnh Túy Vân, nổi lên có ngọn tháp ba tầng là Điều Ngự. Đứng ở tầng 2 và 3, có thể nhìn thấy hết toàn cảnh của huyện Phú Lộc. Giữa lưng chừng núi là chùa chính, dưới chân núi còn có ngôi Chùa Lớn làm chỗ ở cho chư tăng, trước và sau chùa có nhiều cây lá sum suê. Đặc biệt, trên hàng trăm tầng cấp của chùa có nhiều cây thông cổ thụ sừng sững.


Từ núi Túy Vân nhìn phía đông khoảng 700m có núi Linh Thái, còn gọi là Quy Sơn hay Núi Rùa. Một lần chúa Nguyễn Phúc Tần đến đây, thấy ở đỉnh núi có ngôi tháp Chàm được người dân địa phương cho biết rất linh, bèn cho dời ngôi tháp đi nơi khác rồi lập chùa thờ Phật với tên gọi Vĩnh Hoà.

Từ chân núi Túy Vân du khách tour hè 2018 sang bãi biển đá dưới chân Núi Rùa chỉ mất chừng 10 phút. Ở đây, các quần thể đá to nhỏ chồng xếp lên nhau tạo ra những hốc động thật kỳ thú. Từng mảng sóng bạc đầu dội vào hốc đá vút lên cao mù mịt liên hồi. Tiếng sóng, gió biển hoà với tiếng reo của lá cây tạo nên một sự cộng hưởng của âm thanh hoang dã.

Trên một dải cát hẹp của bờ biển, các quần thể đá hình như những con rùa là nơi tập trung nhiều loại vỏ hải sản tấp vào bờ, tạo dáng như một hòn non bộ rất bắt mắt. Du khách đến đây sẽ thích thú khi đi dạo quanh núi rừng và ven theo con đường ven biển rợp bóng dương, đọc sách, bơi, ăn đồ biển và ngủ trên cát. Những người thích mạo hiểm hơn thì băng qua những tảng đá và phải "chịu trận" của từng đợt sóng để đứng trên tảng đá cao ngất ngưỡng giữa không gian bao la.

Vẻ đẹp quyến rũ của Hải Đăng Kê Gà

Hải đăng Kê Gà là ngọn hải đăng cao nhất và cổ xưa nhất Việt Nam, nằm trên một hòn đảo thuộc xã Thuận Quý, thuộc huyện Hàm Thuận Nam, cách thành phố Phan Thiết 30 km về hướng Tây Nam.

Có nhiều giải thích về tên gọi Kê Gà hay còn gọi là Khe Gà. Cách giải thích phổ biến nhất là vì mũi đất này có khe giống đầu mỏ của một con gà. Một cách giải thích khác cho rằng ngày xưa ở đây có nhiều gà rừng sinh sống. Thời Pháp thuộc, khi vẽ bản đồ hành chính người ta ghi là Kéga, theo cách phát âm của người Pháp, về sau quen gọi là Kê Gà.


Nhìn từ đất liền qua những bãi đá, đảo hải đăng vô cùng quyến rũ. Mỗi khi bình minh hay hoàng hôn, hải đăng Kê Gà trở nên đẹp tuyệt vời bởi sự phản chiếu của ánh sáng với bãi đá vàng tạo nên những khung cảnh huyền hoặc. Gần các phiến đá lớn nước sâu, có rất nhiều loại cá và du khách vẫn có thể câu được cá lớn tại đây.

Theo lịch sử hàng hải ở khu vực này, mũi Kê Gà xưa kia được coi là một vị trí cực kỳ hiểm yếu của vùng biển từ Phan Rang đi Vũng Tàu. Vào các thế kỷ trước, đã có nhiều thuyền buôn qua lại nơi đây và bị đắm. Chính vì thế, người Pháp đã nghiên cứu và cho xây dựng ngọn hải đăng Kê Gà.

Cuối năm 1898 hải đăng Kê Gà, do kiến trúc sư người Pháp Snavat thiết kế, được hoàn thành và đưa vào hoạt động năm 1900. Như vậy tính đến nay ngọn hải đăng này đã 110 tuổi, được xem là ngọn hải đăng "già" nhất Việt Nam.


Hòn đảo, nơi xây dựng ngọn hải đăng, có diện tích khoảng 5 ha. Trên đảo có hàng ngàn hòn đá hoa cương vàng màu sắc tuyệt đẹp, thiên hình vạn trạng và cả trăm cây sứ đại thụ to lớn. Ngọn tháp hải đăng hình bát giác, xây trên đỉnh cao nhất của đảo. Tháp đèn xây bằng đá cao 35 m, độ cao toàn bộ từ tầm ngọn đèn đến mặt biển là 65 m (tương đương với tòa nhà cao 12 tầng). Kích thước cạnh của tháp rộng 3 m, đỉnh rộng 2,5 m, chiều dày tường tháp từ chân tháp đến độ cao 6m là 1,6m, càng lên cao độ dày càng giảm từ 1,5m và mỏng nhất ở đỉnh tháp là 1m. Trên ngọn tháp có bóng đèn lớn 2.000W, có bán kính quét sáng 22 hải lý (tương đương 40 km).

Bên trong hải đăng có 183 bậc thang xoắn ốc bằng thép cùng hàng chục bậc tam cấp dẫn lên đến đỉnh đèn. Chiếc cầu thang xoáy ốc này thực sự là một tác phẩm tuyệt đẹp mà không một nhiếp ảnh gia chuyên hay không chuyên nào đến đây có thể bỏ qua. Trên tháp có một balcon rộng, từ đây, khách tham quan có thể nhìn toàn cảnh cả vùng trong gió biển lồng lộng. Đứng nơi đây nhìn ra, choáng ngợp bởi mênh mông biển trời và gió, bạn sẽ vừa nhận ra sự nhỏ bé của mình, vừa ý thức được sức mạnh con người trước thiên nhiên.

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

Khám phá giá trị đặc sắc của danh thắng Ngũ Hành Sơn

Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 11 km về phía Đông Nam, quần thể Ngũ Hành Sơn là danh thắng nổi tiếng, in đậm nhiều dấu ấn văn hóa lịch sử, cách mạng. Nơi đây nổi bật như một điểm nhấn trên hành trình du khách tour Đà Nẵng 5 ngày 4 đêm khám phá vùng đất miền Trung theo con đường di sản...


Không biết tự bao giờ, 5 ngọn núi đá giữa vùng đồng bằng cát trắng xứ Quảng này đã được đặt tên là Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ, hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc là quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn. Theo các nhà nghiên cứu, 5 đỉnh núi được tạo hóa khéo léo sắp đặt theo cấu trúc “tam thiên, lưỡng địa” gồm: Thủy Sơn, Mộc Sơn ở phía Đông; Kim Sơn, Thổ Sơn, Hỏa Sơn ở phía Tây. Giữa chốn “bồng lai tiên cảnh” này là sự hòa quyện giữa chùa chiền tĩnh mịch, hang động linh thiêng và những dấu ấn về cuộc đấu tranh cách mạng qua các thời kỳ.

Từ đỉnh Thủy Sơn - ngọn núi cao nhất trong quần thể Ngũ Hành Sơn - ta có thể cảm nhận được vị mặn của biển theo ngọn gió bay vào, có thể phóng tấm mắt ra xa nhìn về thành phố Đà Nẵng hay hướng về phố cổ Hội An. Dưới chân những ngọn núi, những người thợ tài hoa của làng nghề điêu khắc đá Non Nước nổi tiếng hơn 300 năm vẫn ngày đêm miệt mài với đá. Từ vài ba chục cơ sở, đến nay nghề điêu khắc đá mỹ nghệ đã thu hút hơn 4.000 lao động địa phương với hơn 400 cơ sở chuyên làm đá mỹ nghệ.


Đến với Ngũ Hành Sơn, du khách tour Đà Nẵng Hội An 4 ngày 3 đêm không chỉ được hòa mình vào không gian của những lễ hội đầu năm, của phong cảnh hữu tình, của làng nghề nhộn nhịp... mà còn là nơi lý tưởng cho một kỳ nghỉ mát bên bãi biển Non Nước trải dài cát trắng. Ngũ Hành Sơn được ví như hòn non bộ khổng lồ giữa lòng thành phố Đà Nẵng. Cùng với Bà Nà, Sơn Trà, nơi đây được xem là điểm dừng chân hấp dẫn đối với khách du lịch mỗi khi đến với miền Trung trên hành trình khám phá các di sản thế giới: Mỹ Sơn - Hội An - Huế.

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

Khám phá kiến trúc độc đáo nổi tiếng của cung An Định

Vua Khải Ðịnh (1916-1925) đã cho xây cung điện này từ một vương phủ nhỏ vốn là tiềm để của ông ta. Công trình chưa xong thì nhà vua băng hà. Hoàng tộc dùng An Ðịnh Cung làm nơi tiếp khách nước ngoài. Sau đó bà Từ Cung ở đó năm 1945-1950-1968-1975.


Cung điện vẫn còn nét kiến trúc truyền thống của nhà Nguyễn cộng với kiến trúc gothic in đậm trong những phong cách trang trí và các chi tiết kiến trúc như cột trụ, vòm cửa. Vật liệu xây dựng cũng tây hóa như bất kỳ một công trình nào được xây trong gian đoạn đó. Ði sâu vào lâu đài du khách du lịch Huế 5 ngày có cảm giác như đi vào một tòa lâu đài của một nhà quý tộc Tây Âu bởi sự phong phú về những phòng ốc, cầu thang, bởi những họa tiết hầu như xa lạc và truyền thống. Lá nho thay thế rồng phụng, hoa hồng thay thế hoa cúc, hoa sen. Ðằng sau cái cống bêtông là tòa nhà bát giác có tên là Trung lập đình, tòa nhà xinh xắn trong đó để pho tượng đứng của vua Khải Ðịnh nay để ở lăng Khải Ðịnh.

Nội thất Ðại Sảnh gồm 20 phòng nhưng phòng khách và hai phòng chiêu đãi ở tầng 1 là nơi đáng lưu ý. Trên tường phòng khách là sáu bức tranh vẻ cảnh lăng các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Ðức, Khải Ðồng, Ðồng Khánh. Tranh vẻ bột màu trên nền tường và những bộ khung thếp vàng bao quanh- 26 vòm cửa của cả căn phòng làm bằng gỗ mạ vàng với những hoa văn chạm trỗ rất tinh vi, sinh động.

Có lẽ đây là nơi bảo lưu nhiều kiệt tác sơn son thếp vàng- chính những bức tranh này cùng các họa tiết thếp vàng đã đem lại cho chúng ta sự quen thuộc ấm  áp như kéo du khách tour hè 2018 ra khỏi cảm giác lọt vào lâu đài phương Tây. Từ tầng này có cầu thang dẫn lên tầng 2,3 nơi trước đây là chỗ ở của bà Từ Cung và thờ thần linh.

Trong An Ðịnh Cung trước đây có nhà Cửu Tư Ðài một công trình kiến trúc nổi tiếng có nội thất trang trí sành sứ ghép- Loại hình phổ biến thời Khải Ðịnh, góp phần mang lại danh hiệu cho ông vua "Người con của những mảnh sành" mà người Pháp đã tặng cho ông.

Sau tòa nhà chính là vườn nuôi nai, cá sấu. Trên ban công một bức bình phong ở tầng 2 còn lưu lại dấu vết bài ngự chế An Ðịnh Cung do vua Khải Ðịnh viết vào mùa thu năm Canh Thân (1920) được khắc trên xi măng vôi vữa.

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2018

Hương vị phong phú đặc sắc của ẩm thực miền Tây

Du lịch miền Tây luôn khiến các du khách phải ấn tượng với một nền ẩm thực phong phú, đặc trưng của vùng sông nước. Đến đây và thưởng thức dù chỉ một lần nhưng hương vị chắc chắn sẽ còn nhớ mãi.

Cá linh kho tiêu


Cá linh là loại cá nước ngọt có nhiều ở miền Tây Nam Bộ, đặc biệt tại những vùng An Giang, Long An, Đồng Tháp là những nơi có cá linh ngon nổi tiếng. Đầu mùa nước nổi là thời điểm cá linh ngon nhất, xương chưa cứng, thịt mềm non và bụng cá vẫn nhiều mỡ nên ăn rất béo.

Cá linh kho tiêu ăn với cơm nóng sẽ rất ngon. Khi ăn kèm thêm bông súng, bắp chuối bào, hoa điên điển ngâm chua, rau muống ngâm chua ngọt… khiến hương vị thêm đậm đà.

Canh chua cá lóc

Đây là món ăn quen thuộc đối với tất cả người miền Tây, đã về nơi đây, bát canh chua cá lóc ở đâu cũng ngon, ở đâu cũng nhớ.

Tô canh chua cá lóc ngon thì thịt cá có màu trắng, màu vàng của thơm, màu đỏ của cà và màu xanh của ngò gai, hành lá. Vị canh chua chua ngọt ngọt là hương vị đặc trưng của mỗi bữa cơm vùng sông nước nơi đây.

Gỏi củ hũ dừa Bến Tre


Củ hũ dừa là phần búp non nhất nằm giữa ngọn cây dừa. Gỏi củ hũ dừa đúng điệu thường có đủ tôm sú nõn bóc, thịt ba chỉ, tai heo luộc thái mỏng, củ hũ dừa bào mỏng, rau răm, hành tây, đậu phộng rang giòn… Tất cả trộn đều lên cùng các loại gia vị chua cay ngọt tạo thành một đĩa gỏi đầy màu sắc, đậm đà hương vị miền Tây.

Từ xưa đến nay, Bến Tre nổi tiếng được người ta gọi bằng cái tên thiên đường của dừa. Chính vì vậy những món ăn từ dừa của nơi đây luôn để lại một ấn tượng trong lòng du khách tour miền Tây 4 ngày 3 đêm thưởng thức.

Bánh xèo ốc gạo

Nếu có dịp ghé thăm Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, các bạn đừng quên một lần thử nếm món bánh xèo nhân ốc gạo nổi tiếng.

Không giống với các món bánh xèo khác, bánh xèo ở đây có nhân được làm từ ốc gạo. Sau khi ốc gạo được luộc chín, người ta lấy thịt bên trong ra rồi xào thơm với hành tây và hẹ thái mỏng, vì vậy nhân bánh ở đây có mùi vị rất lạ miệng và hấp dẫn.

Lẩu cháo cua đồng


Lẩu cháo cua đồng được biết đến là một món ăn bồi bổ tốt cho sức khỏe, giúp thanh nhiệt và hạ đường huyết. Đây là món ăn phổ biến tại các tỉnh miền Tây nhưng phổ biến nhất vẫn là hai vùng An Giang và Bến Tre.

Hủ tiếu Mỹ Tho – đặc sản Tiền Giang

Hủ tiếu Mỹ Tho chính gốc có vị khác hẳn hủ tiếu Nam Vang hay hủ tiếu của người Hoa. Hủ tiếu Mỹ Tho không ăn với xà lách mà dùng giá sống, chanh ớt, nước tương. Đặc biệt sợi hủ tiếu ở đây phải được làm từ gạo đất Tiền Giang chính gốc. Nước lèo truyền thống được pha có vị ngọt thanh, hầm chung với nước xương heo, mực sống và những loại rau củ như củ cải, cà rốt cho đậm đà và sắc màu.

Cá lóc kho tộ


Các lóc kho tộ là món ăn dân dã của người miền Tây. Cũng giống như các loại cá kho khác nhưng nếu nếm thử bạn vẫn sẽ thấy cá lóc có hương vị khác biệt.

Muốn kho khô thì cho tiêu thật nhiều, còn kho nước có thể cho thêm vào đó vài trái ớt sừng trâu. Ăn kèm với các loại rau, dưa leo, chuối chát hay xoài xanh băm vào nước mắm chấm vị càng ngon.

Nem nướng Cái Răng – Cần Thơ

Nem nướng Cái Răng được làm từ thịt lợn tươi, quết dẻo rồi vo tròn nướng trên than hồng. Ăn kèm với rau thơm, chuối chát, dưa leo và khế. Đặc biệt nem nướng thường chấm với nước tương, loại tương xay mịn, ngọt, thơm, rắc thêm chút đậu phộng rang và ớt băm nhỏ.

Bánh tầm bì – Cần Thơ

Những sợi bánh tầm bì được làm từ bột gạo và bột nếp có độ dai vừa đủ, luôn được hấp trong những cái xững trên bếp than. Một đĩa bánh ngon sẽ có những sợi bánh tằm trắng đều, được phủ lên trên một lớp bì heo xắt nhuyễn, thêm chút màu xanh của rau thơm, giá sống, dưa chua và mỡ hành.

Bún bò cay Bạc Liêu


Bún bò cay là một trong những đặc sản Bạc Liêu nổi tiếng. Đúng như tên gọi của món ăn, bún được được nấu với rất nhiều ớt sừng trâu tươi chín làm cho nước bún có màu đỏ tự nhiên, rất kích thích vị giác và bắt mắt.

Được chế biến khá cầu kì bởi công đoạn nấu nước phải qua một vài lần nêm cho chuẩn tỷ lệ gia vị mới có được tô bún ngon như ý.

Bánh pía Sóc Trăng

Là loại bánh hương thơm của trứng muối, đậu xanh và sầu riêng, được bao bọc bởi rất nhiều lớp vỏ mỏng bên ngoài. Bánh pía nổi tiếng ở rất nhiều vùng của miền Tây nhưng riêng hương vị ở Sóc Trăng thì không có nơi nào sánh được.

Bún kèn Hà Tiên – Kiên Giang

Bún kèn là món ăn rất riêng của ẩm thực Hà Tiên với cách chế biến cầu kì nhiều công đoạn. Tô bún kèn hấp dẫn thường rất bắt mắt với một lớp tép khô giã nhuyễn rắc lên trên cùng nhiều loại rau thơm.

Nem Lai Vung – Đồng Tháp


Lai Vung là làng nghề làm nem nổi tiếng của Đồng Tháp. Nem được làm từ thịt và bì heo, các gia vị như tiêu, ớt, tỏi được bọc trong những lớp lá chuối xanh mướt.

Cháo tống – Cà Mau

Đây là món ăn đậm chất vùng quên được chế biến từ gạo, cá lóc và rau đắng đất – loại rau không thể thiếu trong những món ăn Nam Bộ như lẩu mắm, lẩu cá.

Khi mới ăn sẽ cảm thấy vị đắng trong cháo từ rau đắng, nhưng khi càng nhai, rồi nuốt qua cổ họng du khách du lịch miền Tây sông nước sẽ càng cảm nhận được một vị ngọt thanh mát từ từ.

Bánh hỏi – heo quay Phong Điền, Cần Thơ

Bánh hỏi được là từ bột gạo, ăn kèm với thịt heo quay, rau thơm, chấm với nước mắm hay nước tương cay chua ngọt.

Đến với xứ Tây Đô, nếu ghé qua Phong Điền đừng quên ghé nhà vườn Minh Cảnh để thưởng thức món bánh hỏi heo quay do chính nhà vườn chế biến.

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

Chiêm ngưỡng phong cảnh sơn thủy hữu tình của chùa Hang Kiên Giang

Hà Tiên là một vùng danh lam thắng cảnh của Kiên Giang không chỉ đẹp về phong cảnh sơn thủy hữu tình mà còn được biết đến bởi những câu chuyện cổ tích gắn liền với các di tích lịch sử. Nằm trong khu du lịch Hòn Ba Tử, Chùa Hang là một trong những điểm tham quan, hành hương mỗi khi đến vùng đất trù phú Hà Tiên, là ngôi “Phật động” nổi tiếng, nằm trong lòng núi đá thâm u, mờ ảo.

Chùa Hang ở Hà Tiên có tên chữ là Hải Sơn Tự, nằm sát bờ, sóng biển vỗ về quanh năm, vách dựng lên như một hải vọng đài. Chùa tọa lạc dưới chân núi An Hải Sơn, thuộc xã An Bình, huyện Kiên Lương, Kiên Giang. Vì là núi đá vôi bị xâm thực hàng ngàn năm nên phía sau chùa có một hang rộng ăn thông ra tới biển, nơi có Hòn Phụ Tử nằm đó.

Gọi là chùa Hang vì là ngôi thờ Phật trong hang. Đây là một di tích nằm trong khu du lịch Hòn Phụ Tử cách Ba Hòn khoảng 18km và cũng là điểm hành hương tham quan của Hà Tiên, Kiên Giang. Ngày nay, chùa Hang nằm trong hệ thống các chùa do Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam quản lý, Đại đức Thích Minh Nhẫn hiện là sư trụ trì tại đây.

Đường đi chùa Hang Hà Tiên


Chùa hang nằm cách trung tâm Rạch Giá khoảng 70km và cách trung tâm Hà Tiên khoảng 38km.

Từ thành phố Hồ Chí Minh, du khách tour biển 2018 có thể đi đến Rạch Giá rồi di chuyển theo tuyến quốc lộ 80 khoảng 50km thì rẽ trái, đi tiếp khoảng 20km nữa là đến khu du lịch Hòn Phụ Tử. Hoặc du khách cũng có thể đi theo cũng đường đến Hà Tiên rồi tiếp tục đi theo tuyến quốc lộ 80, qua Kiên Lương, đi tiếp qua cảng Hòn Chông một đoạn là đến khu du lịch Hòn Phụ Tử

Lịch sử chùa

Hang động trên được khám phá vào thế kỷ 18 do các nhà sư Thái Lan và các ngư dân đến đây khẩn hoang lập nghiệp. Sau đó, các nhà sư này đã lập nên chùa và lúc đầu chùa chưa có tên.

Năm 1771, quân Xiêm sang xâm lược nước Việt và rút quân về nước năm 1774, các vị sư đành phải theo về. Thấy ngôi chùa bị bỏ hoang một thời gian dài, nhân dân địa phương đã thỉnh nhà sư người Khmer đến trụ trì. Sau này, các vị sư Khmer đã xây dựng thêm một cái am ở bên ngoài cách chùa cũ không xa và đặt tên là chùa Thái lan

Năm 1800, hai anh em ruột Võ Thường Lễ và Võ Thường Nghĩa trùng tu lại ngôi chùa cũ và đặt tên là Chùa Hang. Kế tục trụ trì chùa Hang cũng là một nhà sư người Việt có pháp danh là Thiện Tông.

Vẻ đẹp chùa Hà Tiên Kiên Giang


Chùa Hang thực chất là núi đá vôi bị xâm thực có cách đây hơn 1000 năm. Thiên nhiên đã tạo nên một động thật độc đáo, động khá cao cỡ trần nhà nhưng do chiều dài nên trong động thiếu ánh sáng, ở giữa động tối như màn đêm.

Chùa Hang bên ngoài là một ngọn núi nhuốm màu hoang dã nhưng trong lòng núi là một động đá vôi thẳng theo trục Đông Bắc – Tây Nam, chiều dài hơn 50m, chỗ hẹp nhất chỉ khoảng 3-4 người đi lọt, có các hình dáng kỳ quái do nước ăn mòn tạo nên, cửa động nhìn ra biển.

Phía bên trong hang động là một ngôi chùa nằm giữa hang sâu gần 40m, thâm u, mờ ảo. Trước sân chùa Hang thờ tượng Phật Di Lặc nặng tới 22 tấn, bằng đá Non Nước được thỉnh về từ Đà Nẵng.

Chính điện của Chùa Hang nằm trong lòng núi với động đá vôi không biết có từ bao giờ, những thạch nhũ to cao như cột nhà gõ vào thì âm thanh ngân lên như tiếng chuông chùa, vì vậy có người gọi là đá chuông. Những chiếc cột này do đá vôi tái kết tinh thành các thân thạch nhũ và rỗng bên trong.


Động còn có Hang Kim Cương với con đường lên trời và Hang Phật Ngủ có tượng đá hình Phật nằm, cùng những tượng Phật ẩn hiện bởi ánh sáng từ ngoài hắt vào khiến nơi này thêm bí ẩn linh thiêng.

Đi khoảng mười lăm phút theo đường hang ngoằn ngoèo, du khách tour Hà Nội Phú Quốc 4 ngày 3 đêm sẽ cảm nhận được những ngọn gió từ biển thổi vào mát rượi, và mở ra trước mắt là một khoảng sáng xanh.

Hàng năm, Chùa Hang tổ chức lễ hội long trọng từ ngày mùng 8 kéo dài đến ngày 15 tháng 4 âm lịch, thu hút nhiều khách thập phương về dự. Không giống một số ngôi chùa khác ở Việt Nam, chùa Hang có vẻ không nhiều lễ phẩm, mâm ngũ quả, không đèn lồng, không trang trí rực đỏ…nhưng đó là một không gian yên tĩnh, tôn nghiêm, đơn sơ.

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2018

Vẻ đẹp đầy hấp dẫn của bình minh trên mũi Đại Lãnh

Mũi Điện là một thắng cảnh tuyệt đẹp thuộc xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, Phú Yên. Đây là điểm đến thú vị cho những người thích khám phá, du lịch.

Nơi này còn có tên gọi khác là mũi Đại Lãnh, mũi Nạy hay Cap Varella. Đây là nơi có doi đất liền nằm trên triền núi Bà của vùng núi Đại Lãnh thuộc dãy Trường Sơn nhô xa nhất ra biển Đông của Tổ quốc.

Về mặt lịch sử, cuối thế kỷ 19, một người Pháp tên Varella phát hiện và ghi dấu tầm quan trọng của địa chỉ này trên bản đồ hàng hải. Đến năm 1890, Pháp xây dựng hải đăng trên đỉnh mũi Điện. Và do hoàn cảnh lịch sử, ngọn hải đăng nhiều năm tạm ngưng hoạt động, mãi đến 1995, nhà nước xây dựng lại và hải đăng chính thức hoạt động.


Trên mũi Điện là ngọn hải đăng khối hình trụ cao 26,5 m so với nền tòa nhà và cao 110 m so với mặt nước biển. Đây là một trong 45 đèn biển cấp quốc gia với tín hiệu ánh sáng có thể đi xa 27 hải lý.

Ngoài ý nghĩa lịch sử, cụm thắng cảnh mũi Điện, bãi Môn, Vũng Rô là điểm đến lý tưởng, thu hút sự chú ý của nhiều du khách du lịch hè 2018. Đến đây, trước hết hãy thực hiện cuộc hành trình đi bộ theo con đường đá uốn theo sườn núi để đặt chân lên mũi Điện.

Sau đó lên ngọn hải đăng, phóng tầm mắt ra xa để nhìn thấy một màu nước biển trong xanh, từng con sóng nhấp nhô cuộn đều vào bãi cát vàng tuyệt đẹp. Nếu ở lại qua đêm, không gì hấp dẫn bằng việc đứng trên điểm cực đông của đất liền ngắm ánh bình minh đầu tiên của một ngày mới.


Sau khi tham quan ngọn hải đăng, xuống núi thả mình trong làn nước trong xanh và mát lạnh ở thắng cảnh bãi Môn ngay dưới chân ngọn hải đăng để cảm nhận sự tinh khiết của đất trời.

Từ bãi Môn, có thể ngắm nhìn đỉnh ngọn hải đăng cao vút, những vách đá to tạo thành khối chồng lên nhau dựng đứng như những kiệt tác thiên nhiên. Đến mũi Điện, du khách tour du lịch Quy Nhơn Phú Yên còn có thể ghé thăm di tích lịch sử của con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển.

 Trong kháng chiến chống Mỹ, hành trình vận chuyển vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam đã có 4 chuyến tàu không số cập bến Vũng Rô, trong đó có tàu 143 anh hùng tạo nên sự kiện Vũng Rô, một trong những khúc tráng ca vĩ đại của đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

Vẻ đẹp sơn thủy hữu tình tuyệt vời của hồ Đồng Xanh

Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 26km về phía Tây, hồ Đồng Xanh – Đồng Nghệ mang một vẻ đẹp yên bình, tựa như một bức tranh thủy mặc khiến bất kì ai đặt chân đến đây cũng phải xiêu lòng.

Hồ Đồng Xanh – Đồng Nghệ thuộc địa phận xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Hai địa danh này được chia cách bởi Khe Ngang, Đồng Xanh tính từ Khe Ngang trở lên, còn Đồng Nghệ tính từ Khe Ngang trở xuống. Thực ra đây là một công trình thủy lợi được xây dựng vào năm 1995, đem lại nguồn nước tưới tiêu, hạn chế lũ lụt cho các vùng lân cận với diện tích hơn 2km2.


Để đến được hồ Đồng Xanh – Đồng Nghệ từ cầu vượt Hòa Cầm, du khách tour Hà Nội Đà Nẵng 4 ngày 3 đêm di chuyển theo quốc lộ 14B về hướng suối nước nóng Phước Nhơn cho đến khi thấy một con đập ngăn nước dài, đứng sừng sững bên cạnh hồ nước trong xanh. Phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ với không khí trong lành, hồ Đồng Xanh – Đồng Nghệ đã thu hút rất nhiều du khách vào mỗi dịp cuối tuần.

Đến đây, bạn có thể đi thuyền du ngoạn quanh hồ, chiêm ngưỡng và cảm nhận phong cảnh non nước hữu tình với giá chỉ 30.000 đồng/người. Đặc biệt, nếu bạn là người ưa thích sự khám phá thì hãy di chuyển lên phía thượng nguồn của hồ nhé! Cảnh vật nơi đây vẫn còn rất hoang sơ với những tảng đá trắng nổi bật giữa núi rừng xanh ngát chắc chắn sẽ khiến bạn xiêu lòng trước vẻ đẹp mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng. Chi phí di chuyển lên thượng nguồn là 50.000 đồng.

Hơn nữa, tại khu vực thượng nguồn có rất nhiều hoạt động hấp dẫn, thú vị như thăm các trang trại chăn nuôi gia súc, trồng rừng, tổ chức cắm trại với bạn bè,… Được trải nghiệm những điều mới mẻ này giữa một nơi “sơn thủy hữu tình” như vậy thật tuyệt vời đúng không nào? Bởi vậy mà hồ Đồng Xanh – Đồng Nghệ đang dần trở thành một địa chỉ được nhiều du khách du lịch Hà Nội Đà Nẵng lựa chọn khi đến với thành phố Đà Nẵng.


Với mặt hồ rộng và lặng sóng, Đồng Xanh – Đồng Nghệ là nơi diễn ra nhiều cuộc thi về chèo thuyền kayak. Đồng thời cũng là nơi tập luyện của đội tuyển Rowing Đà Nẵng và Trung tâm Thể dục quốc gia.

Cuối tuần tạm gác lại mọi công việc nơi phố thị ồn ào, tìm về nơi non nước hồ Đồng Xanh – Đồng Nghệ, bạn sẽ được hòa mình vào thiên nhiên với những phút giây bình yên đến lạ.

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018

Những món ngon trứ danh gây thương nhớ của ẩm thực Nha Trang

Nổi tiếng với những bãi biển tuyệt đẹp, uốn cong ôm sát lấy vịnh biển xanh như ngọc, Nha Trang còn hấp dẫn du khách bởi những món ngon trứ danh khiến bất cứ ai đã từng thử qua cũng phải thương nhớ.

Hải sản làng Chài

Nha Trang là một thành phố biển, nên không mấy ngạc nhiên nếu khách du lịch luôn bị cuốn hút bởi hải sản làng chài nơi đây. Dưới đôi bàn tay khéo léo kết hợp với gia vị nêm nếm đặc biệt, bạn có thể tha hồ thưởng thức hải sản ở các nhà hàng hay các quán ven biển.


Ngoài những món hải sản quen thuộc như tôm, mực, bạch tuộc… du khách tour Hà Nội Nha Trang 3 ngày 2 đêm sẽ được khám phá thêm nhiều loại hải sản đặc trưng ở thành phố biển như ốc bạch ngọc, nhum biển (cầu gai), cá bò da nướng, gỏi cá mai…

Hải sản Nha Trang ngon nhất phải kể đến các món ẩm thực đêm được bày bán trong khu hải sản làng chài. Ở đây, hải sản sẽ được để trong các chậu nước, loại nào loại đấy còn tươi nguyên. Bạn chỉ việc lựa loài mình thích rồi đợi người bán hàng chế biến là xong.

Mỗi một loại hải sản người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như hấp, nướng, rang, xào… Dù là cách thức nào đi nữa thì độ tươi ngon, hấp dẫn của mỗi món ăn chẳng tín đồ mê hải sản nào có thể cưỡng lại được.

Nước sốt chấm hải sản ở đây cũng khá phong phú. Ngoài muối tiêu chanh, mù tạt… còn có sốt ớt xanh cay cay, ngọt ngọt rất thú vị. Những con tôm tươi, được hấp hoặc nướng nóng hổi, những con ghẹ chắc mẩy đang bốc hơi nghi ngút; những con mực trứng căng tròn thơm nức đang chờ đợi bạn ghé chân và thưởng thức.

Bánh tráng xoài


Đây là một loại bánh mà du khách tour Hà Nội Nha Trang Đà Lạt rất ưa thích, thường mua về làm quà cho người thân. Bánh làm từ xoài cát chín và một chút đường.

Sở dĩ ở Nha Trang có loại bánh này bởi ở đây trồng rất nhiều xoài cát, người ta ăn không hết nên chế biến thành món bánh tráng xoài. Bánh có vị chua chua, ngọt ngọt và đặc biệt thơm mùi thơm của xoài tự nhiên.

Nem nướng Nha Trang

Khi đến Nha Trang, có lẽ không du khách nào lại không thưởng thức món ăn này. Thường hiệu được du khách thường tìm kiếm và tập trung thưởng thức nhiều nhất chính là nem Ninh Hòa. Có 2 loại là nem chua và nem nướng.


Cũng giống như các loại nem khác, nem chua Ninh Hòa được làm từ da heo nhưng được gói bằng lá chùm ruột hoặc lá khế non tạo nên mùi thơm đặc biệt. Khi nem được nướng lên, bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm chua dịu ngọt. Món nem nướng càng ngon hơn khi thưởng thức cùng các loại rau tươi và ít đồ chua, dưa leo, chuối chát được cuốn tròn trong chiếc bánh tráng phơi sương, chấm cùng chén nước mắm chua chua ngọt ngọt.

Sở dĩ nem Ninh Hòa ngon có tiếng là vì nguyên liệu được lựa chọn và chế biến công phu theo cách riêng của vùng Ninh Hòa để sao cho có hương vị đặc biệt không giống bất cứ loại nem nào ở nơi khác.

Bánh căn

Nam Trung Bộ là xứ sản sinh ra bánh căn. Tuy khởi nguồn từ Ninh Thuận, Bình Thuận nhưng qua bàn tay chế biến của người Nha Trang, bánh căn Nha Trang ngoài mùi vị đặc trưng của bột gạo còn mang hơi vị của sự phóng khoáng như tính cách người dân nơi đây. Bánh căn giống với bánh khọt của miền Nam nhưng khác giai đoạn khi cho vào khuôn bánh.


Nhân bánh mới là điều làm nên bánh căn Nha Trang. Ngoài bánh căn thông thường với nhân trứng cút, trứng gà hay thịt bò, người Nha Trang còn cho thêm mực, hến và tôm hấp vào nhân làm thành bánh căn mực, hến hay bánh căn tôm. Hoặc bạn cũng có thể gọi bánh thập cẩm, muốn ăn nhân nào chỉ việc nói người bán làm cho. Bỏ thêm muỗng mỡ hành lên trên bánh, rắc chút vụn bánh mì chiên, gắp cọng rau, nhúm xoài, thứ hỗn hợp này hòa tan trong miệng giòn rụm, gói gọn đủ hết cả mùi, vị và sắc của món ăn.

Bánh căn không ăn riêng rẽ mà phải gắp từng cặp, chấm ngập vào nước chấm cho ngấm vào trong nhân ăn mới ngon. Ngoài nước chấm là nước mắm ớt pha kiểu miền Trung, thực khách còn có thể gọi thêm chén nước cá hay chén xíu mại để ăn cùng. Khi ăn bánh căn bạn nên gọi thêm đĩa xoài sống, xoài Cam Ranh với vị chua đặc trưng của trái cây xứ cát rất thích hợp khi ăn chung với bánh căn.

Bò nướng lụi


Tuy là thành phố biển nhưng không vì thế mà những món ăn khác ở Nha Trang trở nên nhạt nhòa. Vào những buổi tối, sau khi dạo chơi và rong ruổi trên những bãi biển trải dài, bạn có thể cùng bạn bè nhâm nhi, nướng những miếng thịt bò lên vỉ, cùng tám chuyện và chờ thưởng thức.

Bò nướng lụi là món ăn rất ngon, hấp dẫn bởi mùi thơm của thịt được nướng trên than hồng. Thịt bò được thái hình quân cờ, ướp với mật ong cùng nhiều gia vị cho thấm rồi đặt lên bếp than hoa nóng chừng 15 phút. Khi chín, hương thơm tỏa ra ngào ngạt, tiếng mỡ cháy xèo xèo khiến nhiều thực khách khó cầm lòng. Món này ăn cùng các loại rau sống thanh mát như xà lách, cà chua, hành tây ướp giấm, rất thú vị.

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018

Vị ngon đặc trưng riêng của bánh căn Nha Trang

Bánh căn Nha Trang có vị bùi của bột gạo, vị béo của trứng hoà quyện tạo cảm giác thích thú cho người ăn.

Thành phố biển Nha Trang nổi tiếng không chỉ với những danh lam thắng cảnh, những bãi biển nên thơ trải dài, và những món ăn hải sản đậm chất miền biển. Ở đâu đó giữa lòng Nha Trang, bạn có thể tìm thấy một nét gần gũi và giản dị qua những món ăn dân dã. Và nếu đã một lần được thưởng thức qua món bánh căn của miền biển này, chắc có lẽ du khách tour Hà Nội Nha Trang 3 ngày 2 đêm sẽ không thể quên được cái hương vị quyến rũ của nó.

Bánh căn là một loại bánh khá là phổ biến ở vùng Nam Trung Bộ. Du khách  có thể dễ dàng tìm thấy bánh căn ở bất cứ nơi nào ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Bánh căn có hình dáng gần giống với bánh khọt ở các tỉnh phía Nam, nhưng cách làm lại hoàn toàn khác.


Nguyên liệu chính để làm nên món bánh căn là bột gạo được pha chế theo một công thức đặc biệt. Gạo được đem ngâm nước cho mềm, rồi mới xay thành dạng bột lỏng. Bí quyết để có những chiếc bánh ngon, giòn, nở là khi pha bột làm bánh, người ta cho thêm một ít bột cơm nguội đã phơi khô qua nhiều nắng. Nếu như bánh khọt, người ta dùng loại bột gạo “chiên” (vì có dùng dầu mỡ) thì ở bánh căn là loại bột gạo “nướng”.

Làm bánh căn, người ta cần phải dùng đến khuôn đúc đặc biệt, là loại khuôn được làm từ đất nung, và có 10 lỗ tròn đều trên bề mặt khuôn. Và đặc biệt là làm bánh căn, nhất định phải làm trên bếp than hồng thì bánh mới có được vị ngon đặc trưng của riêng nó.

Trước tiên, người ra sẽ đặt khuôn bánh lên những bếp than và đợi cho nó thật nóng. Tiếp theo sau đó, người đổ bánh sẽ dùng một cây que đầu có quấn bông nhúng vào dầu hay mỡ heo để thoa đều lên mặt khuôn, đợi cho dầu đã nóng thì mới bắt đầu cho từng thìa bột vào và cuối cùng là đến nhân bánh. Với cách làm này thì khi bánh chín, chúng ta có thể lấy bánh ra được dễ dàng hơn vì bánh sẽ không bị dính vào khuôn. Tùy vào thói quen ăn uống của từng vùng miền, cũng như của từng người ăn mà nhân bánh có thể là trứng, là thịt, hay là hải sản,…


Với du khách tour đi Nha Trang 4 ngày 3 đêm, việc ngồi chờ đợi những chiếc bánh căn “ra lò” lại vô cùng thích thú. Bởi trong thời gian đó, bạn có thể tha hồ ngồi ngắm nhìn từng thao tác “điêu luyện” của người làm bánh. Nhìn những khuôn bánh tròn đều cứ chốc lát lại cho những chiếc bánh ngon lành và thơm phức lại cảm thấy yêu thêm cái nét giản dị trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam.

Vì bánh căn khá nhỏ nên thường được tính theo cặp chứ không tính theo cái. Nước chấm đi kèm theo thường là nước mắm pha loãng, có tỏi, ớt… hoặc nước cá kho (thường là cá nục). Khi ăn, bạn sẽ nhúng nguyên cái bánh vào chén nước chấm. Nước chấm có thể bỏ thêm xíu mại, mỡ hành để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng. Ngoài ra, khi ăn, bánh căn còn được ăn kèm với khế chua, xoài… để đỡ đi cảm giác ngấy.

Bánh căn phải ăn nóng, ngay khi bánh vừa được lấy ra khỏi khuôn thì mới cảm nhận được hết cái sự ngon lành của nó. Bánh căn Nha Trang có vị bùi của bột gạo, vị béo của trứng,… tất cả hoà quyện vào nhau tạo nên một cảm giác thích thú cho người ăn. Nhiều khi ăn xong cả một đĩa bánh đã no căng cả bụng nhưng vẫn cứ thèm được ăn nữa.

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

Hương vị mềm mại đậm đà của chiếc bánh đập Hội An

Hội An có nhiều món ăn ngon lịm người, nhưng thú thật chưa có món ăn nào mang đến cho tôi niềm vui rộn ràng như khi ăn như bánh đập Cẩm Nam.

 Chỉ là một chiếc bánh gạo tráng mỏng tang, được trải dài trên chiếc bánh tráng nướng cũng mỏng mảnh, rồi phết lên một chút dầu phụng đã phi hành tím, rồi kẹp một chiếc bánh khác lên.

Chủ quán vừa mang ra, khách tour Đà Nẵng Hội An 4 ngày 3 đêm dùng tay đè lên chiếc bánh nướng trên cùng. Tiếng bánh tráng vỡ vụn ra, rôm rốp rất vui tai.


Khi đi ăn cùng bạn bè, tôi thường giành khâu đập bánh tráng này. Nó mang lại một sự vui vẻ kì lạ, nhất là sau tiếng vỡ vụn, những miếng bánh tráng nướng vẫn kết dính với nhau, nhờ miếng bánh như mì lá mềm mại ở giữa.

Sau đó là chờ đợi, đến khi chủ quán mang ra tiếp một chén nước mắm nêm đã được pha chế rất vừa miệng, kèm theo một chén tương ớt đặc biệt của Hội An.

Mùi mắm nêm tỏa lan, khiến cái bụng sôi reo réo. Nhưng đừng vội vàng. Phải thêm một muỗng tương ớt vào chén mắm nêm, khuấy lên cho tương ớt, mắm, dầu phi hành khô hòa quyện với nhau rồi mới thưởng thức.

Xé một miếng bánh đập, cuộn lại hoặc để nguyên miếng bánh tả tơi tùy sở thích của thực khách tour du lịch Hà Nội Đà Nẵng giá rẻ, chấm ngập bánh vào trong chén mắm nêm, và đưa tất cả vào miệng.

Thật mê tơi với miếng bánh tráng mềm mại xen lẫn cái giòn tan của bánh tráng nướng, với nước mắm đậm đà cùng vị cay nhẹ đặc trưng của tương ớt.


Mà kì, cũng bánh đập ấy, nhưng ăn ở nơi khác lại không ngon, không cảm thấy thú vị bằng khi ăn ở làng bánh đập Cẩm Nam (Cẩm Nam là một phường thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam). Có lẽ cái mát dịu của gió từ phía sông cứ đẩy vào tất cả những quán bánh đập nằm ở làng này, cộng với khung cảnh làng quê hữu tình, khiến cho thực khách có một cảm giác rất dễ chịu. Vừa ăn, vừa thưởng thức sự thanh bình, an yên thật gần...

Đừng lo lắng tìm cho ra quán bánh đập ngon, vì bản thân người viết đã thưởng thức hầu hết các quán ở Cẩm Nam, độ ngon của các quán cũng gần như nhau, chỉ không gian là khác theo thiết kế của từng quán.

Ăn bánh đập ở làng bánh đập Cẩm Nam, không chỉ ngon miệng mà còn rất vui, vui từ tận trong sâu thẳm...

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

Hương vị tuyệt hảo của nhum biển Nam Du

Con nhum (hay còn gọi là cầu gai, nhím biển) là sản vật biển quen thuộc đối với người dân hải đảo Nam Du. Trong chương trình các tour du lịch đến với Nam Du, bao giờ cũng có mục thưởng thức cháo nhum hay các món ngon khác được chế biến từ sinh vật tua tủa những gai, trông rất đáng sợ này.

Nhum Nam Du có nhiều loại: nhum sọ màu trắng hoặc vàng cam, gai ngắn, ít thịt; nhum bàn gai nhọn, dài như chông; nhum đen thịt nhiều, ngon và béo.


Ðể bắt được nhum không khó nhưng cần phải rất khéo léo: người ta lặn theo các gành đá, dùng móc sắt giật khẽ chúng, rồi nhặt bỏ vào bao.

Nếu mạnh tay, nhum sẽ bám chặt vào vách đá, không thể gỡ ra được, đã vậy nếu không khéo gai nhum có thể đâm vào tay, gây đau nhức dữ dội.

Nhum bắt về rửa sạch, dùng kéo cắt hết gai rồi tách đôi vỏ nhum ra, bên trong có nhiều múi chứa một lớp thịt mềm mại, màu vàng như kem; nếu may mắn có được trứng nhum vừa thơm vừa béo – món quà quý báu của biển khơi.


Nhum được chế biến nhiều cách, nhưng thông dụng nhất là nấu cháo. Thịt nhum sau khi gỡ được ướp gia vị rồi phi hành mỡ, đảo qua trước khi trút vào nồi cháo gạo mới đã nở. Khi ăn rắc chút tiêu với hành, ngò xắt nhỏ, giá sống, thêm tí nước mắm nhỉ. Cầu kỳ hơn, có du khách du lịch biển hè 2018 còn cho thêm nấm mối vào cháo để tăng thêm độ ngọt và chất bổ dưỡng.

Cháo nhum Nam Du có hương vị không giống với bất cứ món cháo hải sản nào, bởi vị ngọt thanh giống sò huyết lại dìu dịu như thịt tôm, cua mà phảng phất hương biển nồng nàn kết hợp với gia vị đậm đà, xứng đáng là “đệ nhất cháo” trên đời song không tốn nhiều thời gian chế biến. Nên thưởng thức bát cháo nhum dân dã ở vùng biển Nam Du sẽ khiến bạn nhớ lâu.

Còn một cách ăn nhum rất phổ biến ở Nam Du là tách đôi nhum còn tươi rói, nướng trên bếp than hồng, khi thịt nhum săn lại, cho chút mỡ hành đã phi thơm vào rồi ăn với muối tiêu chanh. Ôi chao sao mà béo ngậy, thơm lựng, khó tả nổi!

Những người thích gọn lẹ hơn nữa thì vắt chanh vào nửa thân nhum đã tách, thưởng thức cùng cải bẹ xanh, nước mắm y và ớt hiểm.

Người đi biển cho rằng, cùng với cháo nhum thì nhum tái chanh có tác dụng hồi phục nhanh sức khỏe và giúp tiêu hóa tốt, hơn nữa nhum ăn sống được cho là có tác dụng bổ dương, tăng cường sinh lực với giới mày râu nên được nam giới rất mực ưa thích.


Với những du khách tour Hà Nội Phú Quốc 4 ngày 3 đêm ưa khám phá món lạ thì đã có mắm nhum. Ngay ở Nam Du, mắm nhum cũng không dễ tìm bởi không phải nhà nào cũng có và có tiền cũng không dễ gì mua được.

Cách làm mắm nhum thật ra rất đơn giản: cho thịt nhum vào hũ sành rồi rắc muối lên, đậy nắp kín đem vùi vào bếp tro hoặc phơi nắng gần cả tháng thì mắm nhum mới “tới”.

Khi đó, mắm có màu đỏ như hổ phách, thơm lừng, vị không giống bất kỳ loại mắm nào. Mắm nhum rất giàu dinh dưỡng, ngon, bổ, thường được dùng chấm các món luộc hoặc các món cuốn bánh tráng.

Có lẽ vì mắm nhum quá ngon, hương vị tuyệt hảo mà các bậc lão niên ở Nam Du kể rằng trước đây loại đặc sản này còn được dùng để tiến vua, khi thuyền của Nguyễn Ánh trên đường bôn tẩu đã chạy lạc đến quần đảo xinh tươi này.

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2018

Những đặc sản khiến du khách nhó mãi khi dời Quảng Ninh

Chả mực, sá sùng, gà đồi Tiên Yên... là những món ngon khiến du khách nhất định phải thử khi đến Quảng Ninh.

1. Chả mực Hạ Long

Chả mực nhiều tỉnh ven biển đều có, nhưng hương vị ngon đặc biệt nhất thì phải là chả mực Quảng Ninh. Bí quyết của chả mực Quảng Ninh là mực dùng để làm chả được chọn lựa từ những con mực mai tươi sống đánh bắt trực tiếp trong khu vực biển Hạ Long, rồi giã bằng tay. Mực tươi nên thịt rất thơm và dậy mùi. Món chả mực ngon nhất vẫn là dùng với xôi trắng, ngoài ra mực còn có thể ăn kèm với cơm, với bánh cuốn cũng rất hấp dẫn.

2. Con ngán


Ngán là loại nhuyễn thể gần giống như ngao, nhưng có vị ngọt hấp dẫn đặc biệt. Các món từ ngán khá phổ biến tại các nhà hàng, quán ăn tại Hạ Long. Ngán có thể chế biến được nhiều món như: Nướng, hấp, nấu cháo, xào với mì hay rau cải. Gọi là ngán chứ các món ăn từ ngán lại không hề ngán chút nào. Đặc biệt rượu ngán có mùi thơm của biển rất hấp dẫn các du khách du lịch biển 2018.

3. Sá sùng

Sá sùng, hay còn gọi là sái sùng, là đặc sản của vùng biển Minh Châu, Quan Lạn. Nhìn thoáng qua sá sùng trông rất xấu xí, giống như những con giun, sâu, có màu hồng hồng, nhưng đây lại là nguyên liệu đắt tiền cho những món ăn ngon miệng và bổ dưỡng. Sá sùng có thể chế biến khi còn tươi sống hay phơi khô đều rất hấp dẫn.

4. Bánh gật gù, gà đồi


Từ Hạ Long, theo Quốc lộ 18 ngược Bắc 70 km sẽ gặp thị trấn Tiên Yên với 3 món đặc sản nổi tiếng: bánh gật gù, gà đồi và cà sáy. Bánh gật gù được làm từ bột gạo, khá giống với bánh phở hay bánh ướt nhưng được cuộn tròn, ăn với nước mắm ngon chưng mỡ gà, hành phi. Cái tên ngộ nghĩnh của bánh được giải thích là vì khi cầm ăn, bánh cứ gật lên, gật xuống giống như đang gật đầu, cũng có nơi cho rằng vì sau khi ăn bánh thì ai cũng gật gù khen ngon.

5. Cà sáy Tiên Yên

Tiên Yên còn nổi danh với món gà đồi. Gà được nuôi thả rong trên các triền đồi để tự túc kiếm ăn từ các loại trùng, dế, kiến, mối. Nhờ những thứ thực phẩm thiên nhiên độc đáo ấy mà thịt gà Tiên Yên ngọt thơm một cách đặc biệt, săn chắc mà vẫn giòn, không dai, béo mà không ngậy.

Còn cà sáy là vịt lai ngan, được chế biến theo bí quyết riêng nên có hương vị ngon tuyệt vời. Từ thịt cà sáy cho đến nước chấm đặc biệt đi kèm đều mang vị thơm ngon khó diễn tả. Thịt ngon, thơm, nước chấm vừa có cái đậm đà biển cả, vừa ngọt ngào nồng ngậy xá xị và cay cay nóng nóng của gừng. Du khách du lịch Quan Lạn Quảng Ninh ăn xong mà còn vương vấn mãi.

6. Nem thị trấn Quảng Yên


Những hàng nem chạo là niềm tự hào của người dân thị trấn Quảng Yên, Quảng Ninh. Nguyên liệu làm nem đều là những thứ bình dân: bì lợn được bào nhỏ, trắng như cước, thính làm bằng đỗ hay gạo rang và lạc rang giã dập, tất cả được trộn đều với nhau thật tơi. Chỉ đơn giản thế, nhưng qua bí quyết chế biến riêng, hàng quà quê trở nên lạ miệng, hấp dẫn khó quên.

7. Con hà

Một đặc sản khác mà người Quảng Yên rất tự hào, đó là con hà. Hà Quảng Yên, đặc biệt là giống hà cồn sống ở sông Chanh đem nấu canh chua hay tẩm bột rán ăn rất ngon và có cả bốn mùa, nhưng thú vị nhất vẫn là được ăn vào những ngày hè.

8. Sam biển


Một loài đặc sản khác vô cùng hấp dẫn của biển Hạ Long, đó là sam. Sam là một loài giáp xác chân đốt luôn sống theo cặp. Từ sam biển người ta có thể chế biến ra được rất nhiều món ăn ngon và lạ khác nhau như: tiết canh sam, gỏi sam, chân sam xào chua ngọt, sam xào xả ớt, trứng sam chiên giòn, trứng sam xào lá lốt, sam hấp, sam bao bột rán, sụn sam nướng, sam xào miến… đều rất hấp dẫn.